Thursday, February 17, 2011

NHỮNG TRỤ CỘT BẰNG CÁT CỦA PHƯƠNG TÂY Ở TRUNG ĐÔNG


Bài dịch của BS Hồ Hải
Thứ tư, ngày 16 tháng hai năm 2011

Bài viết của 2 ông Daniel Korski và Ben Giuda trên trang Project Syndycate ngày 16/02/2011 về nhận định tình hình những tiền đồn của Mỹ và phương Tây gầy dựng hơn 3 thập niên qua tại Trung Đông đang sụp đổ và khó khăn để làm lại.

Daniel Korski là một thành viên chính sách cấp cao tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại.

Ben Giuda là một thành viên chính sách tại Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại.

LONDON - Hai thế kỷ trước, Napoleon đến Ai Cập báo trước sự ra đời của Trung Đông hiện đại. Bây giờ, gần 90 năm sau sự sụp đổ của Đế chế Ottoman(1), 50 năm sau khi kết thúc của chủ nghĩa thực dân, và tám năm sau chiến tranh Iraq xảy ra, các cuộc biểu tình cách mạng ở Cairo cho thấy rằng sự thay đổi khác cũng có thể được tiến hành.

Ba trụ cột có ảnh hưởng của phương Tây được xây dựng ở Trung Đông gồm – sự hiện hiện của một lực lượng quân sự hùng mạnh, quan hệ thương mại đa phương, và một chuỗi các quốc gia phụ thuộc vào đồng đô la - đang đổ nát. Kết quả là, Trung Đông trở nên khó khăn hơn trong nhiều tuần và nhiều tháng tới trong việc áp đặt ảnh hưởng của Phương Tây.

Trụ cột đầu tiên - sự hiện diện của quân sự - ngày trở lại chiếm đóng của Pháp và Anh ở các bộ phận của Đế quốc Ottoman sau Thế chiến I, và đã được gia cố bởi chiến tranh Lạnh do Hoa Kỳ và Liên Xô tạo ra. Năm 1955, phương Tây thậm chí còn đủ mạnh để dựng ra những diễn viên đáng chú ý như Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran, và Pakistan với một cái gọi là NATO của Tây Á qua Hiệp ước Baghdad(2).

Cuộc chiến tranh Yom Kippur(3) năm 1973 là một minh hoạ gọn về sự ảnh hưởng quân sự phương Tây và Liên Xô. Quân đội Ai Cập đã bắn tên lửa 130 ly của Tiệp Khắc, trong khi những chiếc chiếc MiG của Syria đã quần thảo Israel bằng các máy bay cường kích chim ưng nhà trời (Skyhawk) trên Cao nguyên Golan. Nhưng ảnh hưởng của Mỹ và Liên Xô đã không được giới hạn ở chiến trường, vì cả hai nước đã cảm thấy cần sự hiện diện của họ cao hơn những mệnh lệnh quân sự. Gần đây, các căn cứ quân sự tại Vịnh Ba Tư bảo vệ các nguồn cung cấp dầu cho các liên minh chiến tranh lạnh và bị ngăn cản bỡi cả hai đảng Ba'athist của Iraq và nhóm cách mạng Hồi giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini của Iran hòng nắm giữ giá dầu thông qua các tuyến đường huyết mạch cho xuất khẩu.

Nhưng trụ cột này của quân đội Mỹ đã bị xói mòn dần. Một dấu hiệu ban đầu là sự thất bại của Chiến dịch móng vuốt Đại bàng ("Operation Eagle Claw")(4) để giải cứu con tin Mỹ tại Iran vào năm 1980. Một vết nứt xuất hiện với các cuộc tấn công doanh trại Mỹ trên Biển của nhóm Hezbollah năm 1983 ở Beirut, đã kích hoạt một cuộc rút quân Mỹ đột ngột từ Lebanon. Kể từ khi cuộc xâm lược Iraq vào năm 2003, các lực lượng Mỹ đã rút dần khỏi Ả Rập Saudi và phát hiện ra rằng tiềm năng quân sự của họ không nhất thiết phải hiện diện trên mặt đất.

Trụ cột thứ hai về vai trò của phương Tây ở Trung Đông - quan hệ thương mại - cũng đã bị suy yếu. Mỹ từng là đối tác thương mại cần thiết cho các nước vùng Vịnh, nhưng điều này hiện nay đã thay đổi. Trong năm 2009, Saudi Arabia xuất khẩu 57% dầu thô đến Viễn Đông, và chỉ có 14% vào Mỹ. Đối phó với sự chuyển đổi này nằm bên dưới, Quốc Vương Abdullah đã theo đuổi một chính sách "nhìn về phương Đông" kể từ năm 2005, kết quả thương mại trị giá hơn 60 tỉ USD.

Sự dịch chuyển về phương đông, Trung Quốc đã là một đối tác thương mại lớn hơn so với Mỹ đối với cả Qatar và Các tiểu vương quốc Á Rập (UAE: United Arab Emirates). Và gần một phần tư thương mại của Qatar là với Trung Quốc, so với chỉ hơn 5% với Mỹ. Tương tự như vậy, 37% thương mại của UAE là với Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Đối với nhiều quốc gia Trung Đông, cái mà Trung Quốc muốn bây giờ là lợi ích của họ phải quan trọng như lợi ích của Mỹ.

Cuối cùng, Mỹ không còn có một chuỗi các khách hàng tương đối ổn định trong khu vực. Hoa Kỳ tin rằng số tiền viện trợ khổng lồ mà nó được rót tới Ai Cập, Israel, và Jordan được đảm bảo cả hai ổn định và hợp tác về các vấn đề quan tâm của Mỹ.
Điều này đã được thực hiện suốt ba thập kỷ qua, nhưng bây giờ liên kết này đã bị suy yếu.

Tốc độ sự suy giảm ảnh hưởng của phương Tây dường như đã tăng tốc trong thập kỷ qua. Ả Rập Saudi đã làm cho nó rõ ràng hơn vào năm 2003, rằng họ có thể không còn cần sự có mặt của quân đội Mỹ.
Trong cả hai nhiệm kỳ của mình, thủ tướng Israel, Binyamin Netanyahu đã từ chối thực hiện theo các kịch bản Hoa Kỳ về tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Và, mặc dù có sự hiện diện một căn cứ quân sự lớn của Mỹ trên đất Qatar, nhưng Qatar vẫn duy trì liên hệ chặt chẽ với Syria và Iran.
Cho đến bây giờ lại phải thêm vào các cuộc nổi loạn ở Ai Cập.
Hosni Mubarak là cánh tay nối dài chính sách của phương Tây: ông đã kiên quyết với những kẻ thù tiềm năng của Mỹ, ông có thể tự tin để xuất hiện tại các cuộc đàm phán hòa bình với Israel, và ông có thể được sử dụng để thêm trọng lượng cho vị trí của Mỹ đối Iran. Bây giờ các liên minh Mỹ-Ai Cập đang bị đe dọa, và với chính sách của Mỹ, Ai Cập là cho toàn bộ Trung Đông.

Ba trụ cột của chính sách Trung Đông của phương Tây sụp đổ, một Trung Đông mới được hình thành, một bữa ăn thịnh soạn bởi cơn gió mát lành thương mại Thái Bình Dương và sự trung thành với tiền bạc hơn là quyền lực. Cấu trúc địa chính trị của nó đang được định hình bởi các cuộc cách mạng Bắc Phi, sự quyết đoán của Thổ Nhĩ Kỳ, sự không khoan nhượng của Iran, và sự sụp đổ của Iraq. Phương Tây sẽ không dễ mà tìm thấy được địa hình cho hoa tiêu chiến lược định hướng khu vực này. 

 
-----------------------------

Ghi chú của người dịch:

1. Đế chế Ottoman: là đế chế được thành lập do đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, nên còn có tên gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Đế chế này ghi nhận thời kỳ hùng mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1299-1923. Đế chế Ottoman ảnh hưởng từ vùng Tiểu Á đến trung Đông, Bắc Phi và Châu Âu đến tận Kavka. Thời kỳ cực thịnh của Đế chế Ottoman là từ khoảng thế kỷ thứ XIV đến XVII.

2. Hiệp ước Baghdad: Đây là một hiệp ước mở rộng từ hội nghị Malina năm 1954 để thành lập tổ chức hiệp hội Asean sau đó năm 1955 thông qua hiệp ước SEATO, do sáng kiến của John Foster Dulles, một người chống cộng cứng rắn và cực đoan. Ông đưa ra để thành lập những nhóm quốc gia chống cộng sản trên toàn thế giới. Hiệp ước Baghdad thành lập khối liên minh chống cộng sản ở Trung Đông gồm các quốc gia: Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Iran và Pakistan. Hiệp ước này còn có tên là hiệp ước CENTO (A Central Treaty Organization): Tổ chức hiệp ước trung tâm.

3. Chiến tranh Yom Kippur: còn gọi là cuộc chiến tháng 10, xảy ra vào ngày 6 đến 26 tháng 10 năm 1973. Trong đó khối Ả Rập Trung Đông đoàn kết lại bất ngờ đánh Do Thái mới lập quốc, hòng tiêu diệt đất nước Do Thái non trẻ có quốc giáo là Do Thái giáo nằm trong một khối Trung Đông có quốc giáo là những quốc gia Hồi giáo. Cuộc chiến này do Ai Cập cầm đầu với tổng thống Anwar Sadat – người tiền nhiệm của TT Hosni Mubarak mới vừa bị lật đổ - nhưng thất bại, và Ai Cập mất đi đảo Sinai. Ông Anwar Sadat sau đó bị ám sát vì bị cho là thân Mỹ mà từ bỏ thế giới cộng sản thân Hồi giáo trước đó do TT tiền nhiệm là Gamal Abdel Nasser dựng nên theo Liên Xô.(Đọc thêm bài: Ai Cập: Tại sao vậy?

4. Chiến dịch móng vuốt Đại bàng: Là chiến dịch giải cứu 52 con tin Mỹ bị cuộc cách mạng Hồi giáo do lãnh tụ Ayatollah Ruhollah Khomeini lãnh đạo. Chiến dịch bao gồm hải lục không quân kết hợp CIA, hồi năm 1980 - làm cho giá dầu, giá vàng tăng kịch trần chỉ sau lần này - nhưng người Mỹ đã bị thất bại. Từ đó Iran trở thành một nước Cộng Hoà Hồi giáo và là cái gai trong mắt Mỹ và phương Tây, mà chưa nhổ ra được.

Bài dịch của BS Hồ Hải - Asia Clinic,13h05' ngày thứ Năm, 17/02/2011
.
.
.

No comments: