Sunday, February 13, 2011

MAI THANH TRUYẾT : NHÀ BÁO, NHÀ CHÍNH TRỊ hay NHÀ KHOA HỌC (Nguyễn Thị Ngọc Dung)

Nguyễn Thị Ngọc Dung

Nóí đến Tiến sĩ Mai Thanh Truyêt thì đồng bào hải ngoại, nhất là những ai sống ở Nam Cali hẳn không xa lạ.  Lại càng không xa lạ đôi với những ai hằng quan tâm đến những vấn đề thời sự, khoa học và môi truờng v.v…

Nói về những bài viết của Tiến si Mai Thanh Truyết, chúng tôi nhận thấy ông không viết về đề tài nào khác hơn ngoài những vấn đề có liên quan đến khoa học. Ông không viết về một xứ sở nào khác ngoài đất nuớc Việt Nam cùng với những vấn đề nóng bỏng của nó. Và nếu có đi vào tim hiểu môt số khía cạnh thuộc về môi truờng, hoặc phương thức sản xuất của một số nước nào đó thì cũng chỉ là cốt để soi sáng cho tình trạng chậm tiến của đất nước Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ chủ trương (chính trị) của cầm quyền CSVN đã và đang “ăn thông” với CSTQ để làm hại đất nuớc và nguời dân về nhiều phuong diện. Sự kiện này đuợc thấy rõ qua việc làm vô trách nhiệm cùng thái độ ươn hèn, khuất phục của CSVN đối với sự xâm thực một cách có chiến luợc của CSTQ cùng những hiểm hoạ của nó.

Những đề tài mà ông đã nói lên hoặc viết ra thực tình mà nói, trong khuôn khổ một bài nhận định ngắn này, với một kiến thức hạn hẹp của người viết như thế này, không sao kể hết và nói xuể. Sở dĩ như vậy vì các bài viết hoặc nói chuyện của ông vô cùng phong phú và đa dạng. Đại để có thể nói một cách không đắn đo rằng: Dù dưới bất cứ một đề tài nào, ông cũng chứng tỏ một sự vững vàng trong lập luận, chính xác về nguồn tin, rất khoa học khi phân tích và không thể phủ nhận chất hăng hái trong lối trình bày. Nếu bảo rằng ông là một nhà hùng biện thì cũng không đúng, và cũng không đúng hẳn khi nói rằng ông có "khoa ăn nói" như những người có tiếng là nói năng hay. Nhưng ông có một cái độc đáo riêng, “Mai thanh Truyết” là Mai Thanh Truyết. Không thể lầm lẫn với một Phan văn Song hay Nguyễn văn Trần-hai người bạn thân mà trong quá trình hoạt động Cộng Đồng chúng tôi có hân hạnh được biết. Lại càng không giống như Luât sư Trần Thanh Hiệp, một nhà tranh đấu có tiếng từ lâu, và là một trong những người bạn thân cũ của ông.

Điều quan trọng người viết muốn nhấn mạnh ở đây chính là giá trị của những bài viết của ông. Nó phản ảnh rất trung thực con người ông, lời nói cũng như việc làm. Nhất là có một tác dụng đáng kể: vừa chính xác, vừa có tính cách vô vị lợi. Và đó cũng chính là con người của ông. Có thể nói kể ra cũng bằng thừa, những điều ông đã viết, đã lên án, đã vạch trần và đã tố cáo cho moị người, khắp nơi, trong cũng như ngoài nước biết rõ, biết chính xác về những điều ông thấy, đọc, nghe và nghiên cưú. “Tự giác, giác tha”, ông không chỉ là một nhà khoa học, một ông thầy dạy học, một đảng viên kỳ cưụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng, một nhà tranh đấu, và thêm vaò đó là một Phật tử chân chính nhưng không câu nệ. Nếu đi sâu vào từng khiá cạnh một thì không thể kể hết, nên chỉ còn cách là mời các thức giả vào nghiên cứu những khía cạnh ông viết, nói và chia xẻ.

Những đề tài trong quá trình tranh đấu của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết có thể nói "vô tận", nghĩa là "không có điểm bắt đâu và cũng không có điểm kết thúc" (lời ông nói trong một cuộc phỏng vấn về vấn đề hâm nóng toàn cầu). Một nhà chính trị không lập thuyết, một nhà khoa học không ngồi trong tháp ngà tư tuởng để chỉ nghiên cưú trên lý thuyết, nói cách khác một nhà hoá học thực nghiệm, Ông không chỉ mãn nguyện và an vị trong phòng thí nghiệm là đủ. "Con người" ông quả có nhiều "nghịch lý". Là một chuyên viên phụ trách vấn đề chất thải tại Mỹ lại thường xuyên nghiên cứu về môi trường mãi tận Việt Nam. Từ bãi rác Đông Thạnh miền Nam đến vấn đề những dòng sông chết ở miền Bắc. Từ vấn đề Đồng Bằng sông Cửu, đến việc khai thác Bauxit tại Cao nguyên Trung phần Việt Nam. Ông "đi" khắp nơi, và đặc biệt chú trọng đến vấn đề môi trường ô nhiễm theo nghĩa toàn diện (không khí, đất và nước...vốn là những điều kiện cần cho cuộc sinh tồn của kiếp nhân sinh).

Đó là việc làm và là con người của Tiến sĩ Mai Thanh Truyết. Nhưng vuợt trên hết là một con người đấu tranh, đấu tranh theo nghĩa thiết thực nhất. Về điểm này có thể nói, ông còn nặng nợ với núi sông; mà hai điểm chính yếu và nổi bật nhất là đất nước và người dân: Nặng lòng với đất nước, quan tâm cho cuộc sống người dân. Phi tâm huyết, một người không thể làm được như vây. Rõ ràng là ông đa đoan, cho nên:

Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong" (Kiều)

Như một nàng Kiều nặng tình với Kim Trọng. Nhưng "tình" đây chính là tình đối với đất nước, thiên nhiên, môi trường thiên nhiên và mối quan tâm đến con người. Và, ông không chịu ngồi yên một chỗ, hết "keo" này, ông bày "keo" khác.

Cho nên khi nói đến việc làm của ông mà không nói đến con nguời thì quả là một điều thiếu sót. Tôi không sống ở Mỹ, nhưng qua những mẩu đối thoại cá nhân, hoặc những bài nói chuyện với cộng đồng thì có thể biết đuợc ông nghĩ gì và muốn gì… Chưa bao giờ ông đề cập đến con nguời của ông nhưng qua lối diễn tả, cách tiếp xúc, và lời lẽ đặc biệt “Nam Kỳ“ của ông nguời ta thấy thể hiện một sự chân chất, không màu mè, kiểu cách. Ông thân thiện với tất cả mọi nguời, dễ dàng và cởi mở. Quả thực Tiến si MTT có một cái gì làm nguời ta quý mến và cảm phục. Cảm phục không phải vì "tài năng xuất chúng" nhưng vì sự kiên tâm tranh đấu không mệt mỏi của ông.

Đối với cộng đồng chúng tôi, thì mối liên hệ với ông Tiến Sĩ họ Mai này lại có phần hơi đặc biệt. Đặc biệt là vì chúng tôi có những ý kiến chia xẻ cùng những nhận định về thời cuộc hay nói chung là về vấn đề liên quan đến Việt Nam. Có thể nói, không “ngoa”, rằng Mai ThanhTruyết là một nguời có tâm huyết với đất nuớc, một trong số hiếm những nhà tranh đấu chân chính hiện nay.

Hơn thế nữa, có thể nói khá chính xác rằng hiện nay ở Cali ông là người duy nhất gióng lên tiếng chuông báo động cho đồng bào thường xuyên nhất, tích cực nhất, những điều nóng bỏng nhất và cũng thiết thực nhất . Chỉ nguyên phản ứng của quần chúng đối vấn đề thực phẩm có độc tố, dù là tán thành hay phản đối- mà đa số vì muốn bảo đảm sức khoẻ an toàn- đều hưởng ứng khá mạnh mẽ. …cũng đủ thấy việc làm của ông không phải là thừa. Ấy là chưa kể còn nhiều lãnh vực khác mà ông luôn luôn một mình, một ngựa có ông đi hàng đầu”.

Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải chỉ là vì những hoạt động của ông đối với đất nuớc trong suốt hai mươi năm qua- (Những đóng góp ấy không phải là nhỏ, trái lại rát phong phú và đa dạng; đa dạng như chính con nguời của ông) - mà là ý nghĩa của những việc ông làm. Cộng đồng chúng tôi được hân hạnh gặp Tiến si Mai Thanh Truyết vào buổi xế chiều một ngày tháng 7 tại một thành phố Miền Tây Canada. Lúc ấy là vào mùa hè nên thời tiết thật đẹp, nắng vàng ấm và không khí trong trẻo. Thời tiết này giúp cho việc tham dự buổi nói chuyện của ông về một đề tài tưởng là khô khan nhưng lại vô cùng hấp dẫn.

Hôm ấy, ông đến với cộng đồng theo lời mời của Hội Ái Hữu Đồng Bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là chỗ anh em thân tình cũ với ông. Chúng tôi đến tham dự buổi nói chuyện của ông về vấn đề “Dioxin và Chất Độc Da Cam” mà ông mới xuất bản không lâu truớc đó và đã cho ra mắt, cách đây hai năm. Buổi nói chuyện thật sôi nổi với nhiêu câu hỏi sâu sắc đuợc đặt ra. Và ông đã giải đáp thấu đáo với những dẫn chứng cụ thể và chính xác. Thật là cần thiết để đồng bào Việt Nam có thể đuợc nghe chính lời của một nhà hoá học đã chịu bỏ công nghiên cứu kỹ lưỡng; để có thể đưa ra những luận cứ có giá trị, hầu "giải độc" cho mọi nguời về tất cả những gì mà CSVN đã gây ra, và rêu rao khiến nguời dân hoang mang.

Nhưng đây chỉ mới là một ví dụ trong nhiều ví dụ về những công việc mà Tiến si Mai thanh Truyết đã và đang theo đuổi. Chỉ trong suốt hai năm qua kể từ ngày đó, ông đã làm không biết bao nhiêu việc. Những thức giả hằng quan tâm đến thời cuộc và theo dõi việc làm của những nhà tranh đấu thì sẽ dễ thấy. Hình như ông không chiu ngồi yên để chỉ “khóc cuời theo vận nuớc nổi trôi” như nhiều nguời khác, mà ông càng tranh đấu càng hăng say. Ông không chỉ dừng ở địa hạt Dioxin để nói lên cái thực chất của sự giả dối che đậy cuả nhà nuớc CSVN khi nhân danh vấn đề nhân đạo để …vòi tiên Mỹ.

Ông còn lưu tâm đến nhiều khía cạnh thiết thực khác như vấn đề ô nhiễm Việt Nam- một sự ô nhiễm toàn diện - và là một vấn đề nóng bỏng hiện nay. Ông đã nêu lên những dẫn chứng thật cụ thể cho việc làm của mình. Ông đã báo động cho mọi nguời thấy đây là một vấn đề trầm trọng không thể bỏ qua. Như đã nói trên, đây là một vấn đề toàn diện và bao trùm mọi lãnh vực, từ y tế (ô nhiễm dược phẩm), kinh tế (sản xuất hàng loạt thu hoạch lợi nhuận tối đa), cho đến đời sống xã hội (ô nhiễm thực phẩm, môi truờng)... Những sự kiện này đã ảnh huởng nặng nề đến cuộc nhân sinh, vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất đã không thực hiện đúng tiêu chuẩn sản xuất nên có khả năng làm hại môi trường, và qua đó ảnh huởng tai hại cho sức khoẻ và cuộc sống nguời dân nói chung. Mặc dù chẳng bao lâu nhà máy này đã phải đóng cửa vì một số lỗi lầm trong xây cất, ông vẫn thấy có bổn phận phải nêu lên vì còn rất nhiều những công ty sản xuất với tính cách làm ăn tắc trách như vậy.

Chưa kể âm mưu đen tối khác không kém trầm trọng là qua việc khai thác Bauxit, Cộng Sản Tàu đã cố tình che giấu mưu toan xâm chiếm Viêt Nam - mà theo ông, đó là một hình thức xâm lược mới, tiệm tiến, thầm lặng và không tiếng súng. Họ không thể lấy vải thưa mà che mắt “Mai Thanh Truyết” được. Cho nên ông không ngần ngại vạch trần âm mưu đen tối ấy. Theo ông, khai thác Bauxit chỉ là cái “Diện” không phải là “Điểm”. Có nghĩa  là bề mặt thì làm bộ khai thác mà bên trong thì cốt tìm cho bằng đưọc quặng uranium. Đau đớn cho người dân Việt là âm mưu đó lại được tiếp tay chặt chẽ bởi cầm quyền CS Việt Nam. Hậu quả của việc khai thác Bauxit là đã tạo ra lắm hệ luỵ như nạn ô nhiễm môi truờng và ảnh huởng tai hại cho sức khỏe người dân. Mối quan tâm của ông không chỉ dừng ở chỗ môi trường bị ô nhiễm - là vấn nạn hàng đầu mà ông luôn lên tiếng gần như kêu gào ở khắp nơi - ông còn thấu cảm được tâm trạng của người dân khi đời sống bị xáo trộn, cả vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, đối với đồng bào thiểu số hiền lành ở cao nguyên Miền Nam Trung Phần là những người đã phải gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất. Họ đã phải bỏ cả công ăn việc làm, giã từ quê cha đất tổ để bắt đầu một cuộc đời lang thang vô định khác; hoặc phải lùi dần vào trong rừng sâu mang theo tâm trạng của người tha huơng, những con “hổ nhớ rừng” sống mãi trong tình thương nỗi nhớ” (Thơ Thế Lữ). Hoặc như vụ công ty chế tạo Bột Ngọt Vedan đã mặc sức thải ra lòng sông những chất phế thải mà không hề xót xa cho sự sống của dòng sông.

Sự kiện này và nhiều truờng hợp tương tự cho thấy các công ty sản xuất tại Việt Nam hầu như chỉ nhắm vào nguồn lợi kinh tế mà không quan tâm đến phẩm chất của việc sản xuất cũng như của những thành phẩm. Và nhất là không hề để ý đến hậu quả của việc làm của họ. Hiện tuợng này không những đã làm ô nhiễm môi truờng vật lý mà còn ô nhiễm cả cuộc sống nguời dân v.v… Đứng truớc tình cảnh và nông nỗi ấy của đất nuớc, ông không thể "im lặng là vàng" được.

Những bài thuyết trình, những buổi hội luận của ông gây sôi nổi không chỉ riêng một góc trời Cali mà còn lan xa tại Miền Đông, Miền Nam Hoa Kỳ và cả Canada nữa. Ấy là chưa kể những lời vạch trần, tố cáo của ông còn vang xa mãi tận Việt Nam (Điều này được chứng tỏ qua những giòng nhận xét đăng trên Net hoặc những email gửi tới từ trong nước). Cái độc đáo của ông là đem lồng chính trị vào khoa học, hay nói cách khác ông đã nhìn “soi mói” vào từng việc làm của CSVN trên đất nuớc Viêt Nam, đối với dân chúng Việt Nam. Nhìn vào để tìm hiểu, để vạch ra những điều sai trái cũng như những điều không ngay thẳng để rối lên tiếng cảnh báo cho đồng bào trong và ngoài nước rõ; đồng thời để cho chính đuơng sự (CSVN) nghe.

Dư âm của những buổi hội luận, diễn đàn hay thuyết trình còn văng vẳng bên tai mọi người. Giong nói đặc biệt Miền Nam, chân thật, không cần chải chuốt nhưng càng lúc càng thêm chính xác. Ông đã đánh mạnh, đánh thẳng vào đối tượng bằng những chứng minh khoa học, rõ ràng và cụ thể.

Là một nhà hoá học, Giám Đốc một cơ quan xử lý chất phế thải (nói nôm na là rác) tại Hoa Kỳ ông đã biết lợi dụng những tiện nghi khoa học ông có trong tay để thử nghiệm các mẫu mà ông thấy cần thử nghiệm, và đem kiến thức gặt hái trong ngành ra ứng dụng vào thực tế để soi rọi vào những gì đang được CSVN thực hiện ngay trên đất nuớc Việt Nam. Chính cái nhìn “soi mói” cần thiết này đã mang lại tác dụng đôi:

  * Một đàng nguời dân có thể thấy rõ cái sai trái và âm muu che dấu ở bên trong những việc làm lấy lệ, vô trách nhiệm và vụ lợi của kẻ cầm quyền vô minh nhưng "bá đạo".

  * Mặt khác, việc làm này cũng không ngoài mục đích cảnh báo nhóm người nắm quyền sinh sát ở trong nuớc về những hiểm hoạ đang và sẽ xảy ra.

Ông lên tiếng với niềm mong mỏi rằng may ra bọn người này có còn một chút nhất điểm lương tâm mà thay đổi phương thức quản lý sự sản xuất và môi trường tử tế hơn. Không khó để nhận thấy rằng trong mọi vấn đề, ông luôn muốn hữu hiệu hoá kiến thức của mình, nghiên cứu, tìm tòi thêm để sau đó mới đúc kết lại và quảng bá cho quần chúng. Về phương diện này, có nguời đã coi ông như là một học giả và luôn đi tiên phong.

Nói về việc làm của Tiến si Mai Thanh Truyết thì còn nhiều điều để nói. Mối ưu tư toàn diện của ông đối với sự lành mạnh của môi truờng là gì nếu không phải xuất phát từ một khối óc hiểu biết và một trái tim sôi sục vì sự tồn vong của đất nuớc, muốn làm một cái gì ích cho nuớc, lợi cho dân.

Trên đây, nguời viết mới chỉ đan cử một vài ví dụ tiêu biểu trong vô số những hoạt động của Tiến si Mai Thanh Truyết mà độc giả có thể thấy trên mạng, trên báo chí, truyền thanh, truyền hình v.v…

Về phương diện chính trị, như đã nói trên, tuy ông không phải là một nhà chính trị thuần túy, hay nhà bình luận thời cuộc vì ông không "sống" vì chính trị, nhưng chính bản thân, ông dã dấn thân vào công cuộc chung. Trong vai trò Đệ Nhất Phó Chủ Tịch của Đại Việt Quốc Dân Đảng Đại Việt, Tiến si Mai Thanh Truyết tin vào sức vưon lên của con người trong nhiều lãnh vực, để tiến tới tương lại. Trong bài viết cũng như trong các mẩu đối thoại, ông chủ trương một thái độ lành mạnh. “Lành” về phương diện chính trị có nghĩa là tranh đấu một cách chân chính, không chỉ dừng tại chỗ để ca ngợi thành quả đã qua hoặc tiếc thương những gì đã mất. “Mạnh”, là dám dấn thân vì lý tưởng mà không quản ngại hay chùn bước trước mọi thử thaáh. Ông quả là một con người đa diện.

Về mặt tôn giáo, ông đã chứng tỏ là một Phật tử sống với chân tâm, không vụ hình thức. Với ông, nhận thức và hành động là một: Ông không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những gì sai trái. Biết mà không nói, không phải là hiểu biết thật sự. Ông không chỉ bo bo giữ cho riêng mình những kiến thức thâu thập trong cuộc sống, trong xã hội, trên thế giới, nhất là trong địa hạt chuyên môn của mình. Cho nên ông phải truyền bá, phổ biến sau khi đã hấp thụ thấu đáo và tiêu hóa.  Công việc này xuất phát từ một đam mê, một khối óc hiểu biết và một tấm lòng đối với đất nước.

Nói như thế, để thấy rằng Tiến si họ Mai, mặc dù không có ý định làm chính trị, cũng không phải là nhà lập thuyết về chính trị; nhưng cũng như bao nhiêu nguời có lòng khác, ông đã dấn thân vào đại cuộc từ lâu. Trong vai trò Đệ Nhất Phó Chủ Tịch của Đại Việt Quốc Dân Đảng, ông luôn chứng tỏ một thái độ năng động - của một người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao- trong việc huớng dẫn người trẻ nhận định tình hình và đi theo đúng con đường chính bằng một cáinhìn khai phóng và sáng tạo.

Từng giữ chức Truởng Ban Hoá học tại truờng Đại học Sư phạm Sài Gòn, và Giám đốc  Học Vụ Viện Đại Học Tây Ninh, nơi ông đa từng giảng dạy vừa điều hành, ông đã đem kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức trong quá khứ phối hợp với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nuớc ngoài để tiếp tục dìu dắt đàn em đi tiếp con đường tranh đấu cho dân tộc. Ông đã từng nhắn nhủ họ, trong những buổi nói chuyện, hội thảo, rằng hãy nhìn về tương lai với một niềm tin vững chãi. Vai trò huớng dẫn của một nguời thầy còn đuợc thể hiện trong việc ông tham gia vào các sinh hoạt giáo dục, đóng góp ý kiến, tìm tòi tài liệu, liên lạc với mọi giới. Và mỗi khi có cơ hội là ông bắt tay vào để phổ biến những kiến thức và kinh nghiệm của mình.

Để có thể hiểu thấu đáo việc làm của Tiến sĩ đa dạng họ Mai này, theo thiển ý, cách tốt nhất là xin đi vào “Blog”của ông (maithanhtruyet’s blogspot.com) hoặc vào trang website của Hội khoa Học kỹ Thuật (vastvietnam.com) hay  của Đại Việt Quốc Dân Đảng (daiviet.us).                   

Vancouver, một ngày Mùa Hạ, 2010

Nguyễn thị Ngọc Dung
Cựu Chủ tịch Cộng đồng Người Việt
Vùng Greater Vancouver
Nguyên Trưởng Ban Cố vấn Dự Án Tiếng Việt thuộc
Sở Giáo Dục Vancouver
Chuyên viên Tư vấn Gia đình thuộc Cơ quan
Đa Văn Hoá MOSAIC
.
.
.

No comments: