VOA
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011
Liên Đoàn Ả Rập đã ngưng không cho Libya tham gia các cuộc họp của Liên Đoàn sau khi có tin cho biết lực lượng an ninh của nước này đang gia tăng đàn áp những cuộc biểu tình chống chính phủ.
Chủ Tịch Liên Đoàn Ả Rập, ông Amr Moussa đã chủ tọa một phiên họp khẩn hôm thứ Ba để thảo luận về vấn đề Libya. Lên tiếng tại Cairo, ông nói bạo lực nhắm vào những người biểu tình phải chấm dứt.
Cũng tại Cairo, Ủy viên Ngoại giao của Liên Hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton lấy làm tiếc về thiệt hại nhân mạng và lên án tất cả mọi hành vi bạo động.
Trong khi đó Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang tham khảo khẩn cấp về tình hình rối loạn tại nước này. Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Ibrahim Dabbashi, đã yêu cầu triệu tập cuộc họp sau khi từ bỏ ông Gadhafi và kêu gọi lật đổ ông ta.
Ông Dabbashi nói rằng ông và các nhân viên ngoại giao khác của Libya tại New York muốn quốc tế có hành động để ngăn không cho nhà lãnh đạo Libya phạm tội “diệt chủng” nhắm vào nhân dân Libya.
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay kêu gọi quốc tế mở cuộc điều tra về những vụ tấn công “rộng lớn và có hệ thống “ nhắm vào thường dân.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, bà nói rằng những vụ tấn công như thế có thể lên tới mức các tội ác chống nhân loại.
Ông Dabbashi cũng lên án ông Gadhafi phạm tội ác chống nhân loại và đòi truy tố ông ra Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ông cũng khuyến nghị các nước trong cộng đồng quốc tế chớ nên chứa chấp nhà lãnh đạo Libya và hãy cảnh giác để phát hiện các vụ rửa tiền trong trường hợp ông ta chạy khỏi nước hay chuyển tiền bạc ra nước ngoài.
Chủ Tịch Liên Đoàn Ả Rập, ông Amr Moussa đã chủ tọa một phiên họp khẩn hôm thứ Ba để thảo luận về vấn đề Libya. Lên tiếng tại Cairo, ông nói bạo lực nhắm vào những người biểu tình phải chấm dứt.
Cũng tại Cairo, Ủy viên Ngoại giao của Liên Hiệp châu Âu, bà Catherine Ashton lấy làm tiếc về thiệt hại nhân mạng và lên án tất cả mọi hành vi bạo động.
Trong khi đó Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đang tham khảo khẩn cấp về tình hình rối loạn tại nước này. Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, ông Ibrahim Dabbashi, đã yêu cầu triệu tập cuộc họp sau khi từ bỏ ông Gadhafi và kêu gọi lật đổ ông ta.
Ông Dabbashi nói rằng ông và các nhân viên ngoại giao khác của Libya tại New York muốn quốc tế có hành động để ngăn không cho nhà lãnh đạo Libya phạm tội “diệt chủng” nhắm vào nhân dân Libya.
Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, bà Navi Pillay kêu gọi quốc tế mở cuộc điều tra về những vụ tấn công “rộng lớn và có hệ thống “ nhắm vào thường dân.
Trong một tuyên bố hôm thứ Ba, bà nói rằng những vụ tấn công như thế có thể lên tới mức các tội ác chống nhân loại.
Ông Dabbashi cũng lên án ông Gadhafi phạm tội ác chống nhân loại và đòi truy tố ông ra Tòa án Hình sự Quốc tế.
Ông cũng khuyến nghị các nước trong cộng đồng quốc tế chớ nên chứa chấp nhà lãnh đạo Libya và hãy cảnh giác để phát hiện các vụ rửa tiền trong trường hợp ông ta chạy khỏi nước hay chuyển tiền bạc ra nước ngoài.
.
.
.
Tin liên hệ
.
.
.
Elizabeth Arrott | Cairo
Thứ Ba, 22 tháng 2 2011
Quân đội Libya tiếp tục đàn áp những người biểu tình chống chính phủ, khiến quốc tế phẫn nộ. Thông tín viên Elizabeth Arrott tường trình từ văn phòng của đài VOA ở Trung Đông rằng một số giới chức Libya đang kêu gọi chấm dứt bạo lực.
Những người được chứng kiến ở thủ đô Tripoli và các thành phố khác thuật lại rằng các lực lượng trung thành với lãnh đạo Moammar Gadhafi đã thực hiện thêm nhiều cuộc tấn công. Một số người cho hay những người mà họ mô tả là những kẻ đánh thuê dường như từ tiểu vùng Sahara của Châu Phi đã thực hiện những vụ bạo lực này. Ngày hôm trước, những người mục kích cho biết trực thăng vũ trang đã bắn vào người biểu tình.
Đêm hôm qua truyền hình nhà nước chiếu hình ông Gadhafi, người đã không xuất hiện trước công chúng trong vài ngày, mà tin nói là có mặt tại Quảng trường Xanh ở Tripoli, nơi người biểu tình đã bị lực lượng truy quét. Ông nói rằng ông muốn chào hỏi và ở lại đó với những người ủng hộ ông.
Khi ông nhìn ra ngoài từ trong xe hơi, ông thấy rằng trời đang mưa. Trước khi nói lời tạm biệt ông nói ông muốn bảo đảm với người dân rằng ông vẫn còn ở Tripoli chứ không phải đang trên đường tới Venezuela như các hãng thông tấn trước đó đã loan tin.
Phần lớn các thông tin xuất phát từ Libya mà không phải do chính phủ đưa ra đều là do những người quay phim nghiệp dư hoặc những người mục kích tường trình. Chính phủ đã tìm cách ngăn chặn luồn thông tin bằng cách đóng cửa Internet và gây gián đoạn dịch vụ điện thoại.
Bất chấp các hạn chế trao đổi thông tin lẫn nhau và với bên ngoài, dường như lực lượng chống chính phủ đã kiểm soát được một số nơi, trong đó có cả thành phố Banghazi, là thành phố lớn thứ nhì của Libya.
Ông Gadhafi cũng đã để mất sự ủng hộ của một số nhà ngoại giao Libya và các giới chức chính phủ khác trên khắp thế giới, những người đang bất đồng với nhà lãnh đạo này vì vụ đàn áp. Phó đại sứ Libya tại Liên Hiệp Quốc, Ibrahim Dabbashi đã lên tiếng tối ngày hôm qua.
Ông Dabbashi nói: "Chúng tôi đề nghị cộng đồng quốc tế thực hiện những biện pháp cần thiết để giúp đỡ người dân Libya và bảo vệ người dân khỏi vụ diệt chủng mà họ đang phải đối mặt.”
Tin cho hay một số giới chức trong nước cũng đã đào tị. Đây là một hành động nghiêm trọng ở nước này, nơi mà hầu như không có ý kiến bất đồng nào được ông Gadhafi dung chấp.
Những người biểu tình muốn chấm dứt 41 năm cầm quyền của ông. Trong thời gian cầm quyền nhà lãnh đạo nước này đã tìm cách cung cấp một mức độ ổn định kinh tế thông qua nguồn lợi nhuận to lớn từ dầu mỏ của nước này, nhưng ông lại áp đặt một sự sùng bái cá nhân nghiêm ngặt. Sự lo sợ đối vời chính phủ dường như đã biến mất hồi tuần trước khi các cuộc biểu tình bùng ra trên khắp cả nước.
Trong một loạt các cuộc biểu tình chống chính phủ trên khắp thế giới Ả Rập, cuộc biểu tình ở Libya dường như là cuộc biểu tình đẫm máu nhất. Các tổ chức nhân quyền và Liên Hiệp Quốc đang lên án cuộc bạo động và đề nghị mở cuộc điều tra về khả năng xảy ra các tội ác chống nhân loại.
Xem Video biểu tình từ Libya
.
.
.
No comments:
Post a Comment