Vũ Quý Hạo Nhiên
Monday, February 7, 2011
“Con số nhất định” là con số nhỏ hay lớn?
Có một chữ đang dần dần biến chứng, trở thành vô nghĩa, nhưng được dùng khá khôn khéo. Đó là chữ “nhất định” khi đứng trong những cụm từ như “số lượng nhất định” – nó đang đang chuyển từ một chữ có nghĩa, tới một chữ không còn có nghĩa mà chỉ là một mỹ từ, một euphemism.
Và mỹ từ này, người ta dùng khi cần phải tránh né chuyện nhạy cảm.
Nhất định = cố định
Đây là một cách dùng chữ “nhất định”: Báo Tuổi Trẻ có bài viết về công ty nước ngoài lo chuyện nhà ở cho nhân viên expat. Nếu mua nhà, họ phải trả tiền bảo trì, tiền lương bảo vệ, những món tiền này có thể lên xuống. Nếu thuê nhà, tiền thuê không thay đổi. Số tiền này cố định, và báo dùng chữ “một con số nhất định":
“Sở dĩ vậy vì khi mua nhà xong họ còn phải trả phí bảo trì, người bảo vệ… chi phí này thay đổi, ảnh hưởng đến sự tính toán của họ; trong khi tiền thuê là một con số nhất định.”
Cùng nghĩa đó, VnExpress năm 2009 viết về việc Co-op Mart bán đường.
Năm đó, có nạn tích trữ đường. Co-op Mart bèn giới hạn mỗi khách chỉ được mua 3kg đường (tức là một lượng đường cố định). Có độc giả góp ý thế này:
“Áp dụng phương thức hạn chế người tiêu dùng mua hàng với một số lượng nhất định sao giống thời kỳ bao cấp quá!”
Cát-xê ca sĩ ngược lại, không cố định. Mỗi người mỗi giá, và cùng một người, ở Sài Gòn giá khác, đi tỉnh giá khác. VnExpress viết:
“Nếu một người đang quá được chú trọng, khán giả mong muốn được gặp mặt thì cát-xê vài chục triệu cũng chấp nhận. Có ca sĩ tuy tên tuổi nổi tiếng tại Sài Gòn nhưng đi tỉnh không được nhiều người biết đến vẫn hét giá trên trời. Nhìn chung, cát-xê ca sĩ bây giờ thật khó nằm ở một con số nhất định".
Nghĩa này có thể hiểu rộng hơn một chút, thay vì một con số “nhất định” thì có thể là nhiều con số, nhưng mỗi con số đều “nhất định”. Thí dụ, báo Thanh Niên viết về game Slide n’ Loop trên điện thoại di động:
“Mục tiêu của trò chơi là phá hủy được một số lượng nhất định các đối tượng để tiến đến màn tiếp theo.”
Hay trong bài báo Thanh Niên viết về tuyển sinh:
“các trường ĐH thường dành tỷ lệ nhất định để gọi trúng tuyển NV2.”
Hoặc rộng hơn nữa, là một con số cố định nhưng chưa chắc đã có ai tính được nó là mấy. VnExpress viết về cách phơi bánh đa ở làng Kế, Bắc Giang:
“Độ nắng nóng và thời gian phơi bánh cũng có con số nhất định, không đơn giản chút nào.”
Nói chung, trong những thí dụ trên, chữ “nhất định” được hiểu gần như đồng nghĩa với “cố định” hoặc, rộng hơn, "cố định nào đó.” Theo nghĩa là có một con số, cố định (một hằng số), C. Hằng số C chính xác là bao nhiêu thì có thể không quan trọng cho bài viết, hoặc chưa/không biết, nên không viết luôn con số đó vào bài, nhưng rõ ràng là có một hằng số C như thế.
Có một chữ đang dần dần biến chứng, trở thành vô nghĩa, nhưng được dùng khá khôn khéo. Đó là chữ “nhất định” khi đứng trong những cụm từ như “số lượng nhất định” – nó đang đang chuyển từ một chữ có nghĩa, tới một chữ không còn có nghĩa mà chỉ là một mỹ từ, một euphemism.
Và mỹ từ này, người ta dùng khi cần phải tránh né chuyện nhạy cảm.
Nhất định = cố định
Đây là một cách dùng chữ “nhất định”: Báo Tuổi Trẻ có bài viết về công ty nước ngoài lo chuyện nhà ở cho nhân viên expat. Nếu mua nhà, họ phải trả tiền bảo trì, tiền lương bảo vệ, những món tiền này có thể lên xuống. Nếu thuê nhà, tiền thuê không thay đổi. Số tiền này cố định, và báo dùng chữ “một con số nhất định":
“Sở dĩ vậy vì khi mua nhà xong họ còn phải trả phí bảo trì, người bảo vệ… chi phí này thay đổi, ảnh hưởng đến sự tính toán của họ; trong khi tiền thuê là một con số nhất định.”
Cùng nghĩa đó, VnExpress năm 2009 viết về việc Co-op Mart bán đường.
Năm đó, có nạn tích trữ đường. Co-op Mart bèn giới hạn mỗi khách chỉ được mua 3kg đường (tức là một lượng đường cố định). Có độc giả góp ý thế này:
“Áp dụng phương thức hạn chế người tiêu dùng mua hàng với một số lượng nhất định sao giống thời kỳ bao cấp quá!”
Cát-xê ca sĩ ngược lại, không cố định. Mỗi người mỗi giá, và cùng một người, ở Sài Gòn giá khác, đi tỉnh giá khác. VnExpress viết:
“Nếu một người đang quá được chú trọng, khán giả mong muốn được gặp mặt thì cát-xê vài chục triệu cũng chấp nhận. Có ca sĩ tuy tên tuổi nổi tiếng tại Sài Gòn nhưng đi tỉnh không được nhiều người biết đến vẫn hét giá trên trời. Nhìn chung, cát-xê ca sĩ bây giờ thật khó nằm ở một con số nhất định".
Nghĩa này có thể hiểu rộng hơn một chút, thay vì một con số “nhất định” thì có thể là nhiều con số, nhưng mỗi con số đều “nhất định”. Thí dụ, báo Thanh Niên viết về game Slide n’ Loop trên điện thoại di động:
“Mục tiêu của trò chơi là phá hủy được một số lượng nhất định các đối tượng để tiến đến màn tiếp theo.”
Hay trong bài báo Thanh Niên viết về tuyển sinh:
“các trường ĐH thường dành tỷ lệ nhất định để gọi trúng tuyển NV2.”
Hoặc rộng hơn nữa, là một con số cố định nhưng chưa chắc đã có ai tính được nó là mấy. VnExpress viết về cách phơi bánh đa ở làng Kế, Bắc Giang:
“Độ nắng nóng và thời gian phơi bánh cũng có con số nhất định, không đơn giản chút nào.”
Nói chung, trong những thí dụ trên, chữ “nhất định” được hiểu gần như đồng nghĩa với “cố định” hoặc, rộng hơn, "cố định nào đó.” Theo nghĩa là có một con số, cố định (một hằng số), C. Hằng số C chính xác là bao nhiêu thì có thể không quan trọng cho bài viết, hoặc chưa/không biết, nên không viết luôn con số đó vào bài, nhưng rõ ràng là có một hằng số C như thế.
Tiền thuê nhà là một con số cố định, không thay đổi. C = 2,000 USD chẳng hạn. Khác với tiền bảo trì nhà mua, có thể lên xuống.
Lượng đường được mua là một số lượng cố định (C = 3kg), không thay đổi. Kiểu tem phiếu. Khác với bình thường thích mua bao nhiêu thì mua.
Cát-xê ca sĩ không cố định. Mỗi người mỗi giá.
Mục tiêu của trò chơi Slide n’ Loop là phá hủy chừng nấy mục tiêu, con số này mỗi level có thể khác nhau như cho mỗi level là cố định. Như, C = 2 cho level 1; C = 4 cho level 2; C = 5 cho level 3; chẳng hạn.
Mỗi trường dành tỷ lệ nào đó, C = 10% chẳng hạn cho trường này, hay C = 15% cho trường khác, để gọi trúng tuyển NV2.
Thời gian lật bánh là một khoảng thời gian nào đó, chưa chắc đã có ai tính được, nhưng nó là một con số C sao cho bánh không bị dính vào phên.
Đó là nghĩa vẫn thường được hiểu cho chữ "nhất định” khi đi trong cụm từ “con số nhất định” hay “số lượng nhất định” hay “tỷ lệ nhất định.”Đó là nghĩa bình thường, nghĩa “chuẩn” của chữ này.
Nhưng thỉnh thoảng, lại thấy chữ “nhất định” xuất hiện với nghĩa khác.
Nhất định = có đấy nhưng đừng hỏi
Nhưng thỉnh thoảng, lại thấy chữ “nhất định” xuất hiện với nghĩa khác.
Nhất định = có đấy nhưng đừng hỏi
Ở những chỗ này, gần như người viết dùng chữ “nhất định” theo nghĩa là “có một con số C, nhưng mà thôi đừng thắc mắc, nhạy cảm lắm.”
Gần đây nhất là bản tin trên VnExpress viết về vụ án rút ruột tượng đài Điện Biên.
Viện kiểm sát tha hai bị cáo, là cán bộ giám sát công trình. Về lý do tha, viện kiểm sát nói:
“Việc cố ý làm trái là hành vi của nhiều cán bộ, nhiều cơ quan khác như Bộ văn hoá, Kho bạc, ông Phạm Hoàng Be (phó chủ tịch tỉnh Điện Biên)… nên hành vi của các bị cáo chỉ ở mức độ nhất định, do vậy phải giảm trách nhiệm hình sự cho các bị cáo”.
Mức độ nhất định là thế nào? Nhiều hay ít?
Không thể nói mức độ nhiều hay ít không quan trọng nên khỏi viết ra. Ngược lại, còn rất quan trọng là khác. Nếu mức độ nhiều thì phải phạt nhiều, mức độ ít thì phạt ít, mức độ không đáng kể thì tha. Nhưng nếu không đáng kể thì sao không viết thẳng là “không đáng kể” cho gọn?
Ở đây, dường như chữ “nhất định” bao hàm nhiều nghĩa bí hiểm lắm, trong đó có cả nghĩa là “vì việc cố ý làm trái là hành vi của nhiều cán bộ,” mà toàn cán bộ xịn, lên tới cả phó chủ tịch tỉnh, nên hai ông này gần như bó tay, không ngăn chặn được, bây giờ mà bắt tội hai ông í, thì tội nghiệp.
Đó là một cách dùng chữ “nhất định” như một mỹ từ để tránh né chuyện nhạy cảm.
Một chữ dùng để vừa viết vừa lách, kiểu như vậy.
Tương tự như thế là cách dùng chữ của GS Đặng Phong trong cuốn “Lịch sử tư duy kinh tế Việt Nam 1975-1989.” (NXB Tri Thức tái bản 2009. Không có link; chịu khó mua sách về mà đọc.)
Trong cuốn sách, GS Phong viết về số người đi du học Liên Xô hay các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhưng vì tiêu chuẩn du học không hẳn là giỏi thì được, nên nhiều người có bằng cấp cao mà chả đóng góp gì. Con số người như thế nhiều ít thế nào? , nhưng GS Phong viết:
Một tỷ lệ nhất định có bằng cấp cao, nhưng hầu như không có đóng góp gì đáng kể về mặt tư duy kinh tế.
Chữ “nhất định” ở đây nhất quyết không thể có nghĩa “cố định.” Nhất quyết không có chuyện ai đó đặt một “quota” là, 30% chẳng hạn, phải có bằng cấp cao nhưng không được có đóng góp đáng kể.
Nghề của GS Phong là kinh tế. Sách của GS Phong là sách lịch sử tư duy kinh tế. Và nghề kinh tế là nghề mà con số thống kê là rất quan trọng. Một lý thuyết kinh tế dù chặt chẽ đến đâu mà bị con số thống kê chứng minh sai, thì thuyết đó coi như vứt đi. Vậy mà ông lại dùng một chữ mơ hồ như vậy, thì phải hiểu là một dấu hiệu của chuyện gì đó.
Cái chuyện đó, chắc hẳn là sự nhạy cảm của vấn đề?
Cái gì né được là né
Có được một mỹ từ dùng để tránh né sự thật rồi, thì dường như các loại tác giả bắt đầu dùng nó trong bất kỳ trường hợp nào mình cần. Có cái gì cần lách, gài chữ “nhất định” vào đấy. Và có cái gì cần lấp liếm, cũng “nhất định” cái cho nó cây táo nhà ông Lành.
Tiêu biểu nhất là cụm từ “thành tựu nhất định.” Google thử, sẽ thấy:
“lượng khách quốc tế đến Việt Nam có phần giảm sút, nhưng ngành du lịch nước ta vẫn đạt được một số thành tựu nhất định”
(Tổng cục Du lịch báo cáo thành tích 2009. “Có phần giảm sút” ở đây là sụt tới hơn 11% nha.)
“Trong 5 năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa IX) đã không ngừng nỗ lực, đoàn kết, phấn đấu khắc phục khó khăn, lãnh đạo thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội, đã đạt được những thành tựu nhất định, song bên cạnh đó cũng còn những tồn tại hạn chế, khuyết điểm. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X, với tinh thần quyết tâm đổi mới, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, toàn Đảng bộ phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi cao nhất những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho thời kỳ 2010 – 2015, góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển thành phố Biên Hòa tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”
(Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ TP Biên Hòa. Toàn bộ 141 từ đều là những từ trống rỗng vứt đi được, trong đó phải kể đến cụm từ “thành tựu nhất định.”)
Cái trò né tránh này ảnh hưởng tới cả sinh viên, như trong bài tiểu luận môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học, Khoa Sử ĐHSP TPHCM:
Cái trò né tránh này ảnh hưởng tới cả sinh viên, như trong bài tiểu luận môn Phương pháp Nghiên cứu Khoa học, Khoa Sử ĐHSP TPHCM:
“Tuy đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng nhìn chung trong lĩnh vực này chúng ta vẫn còn có những mặt hạn chế nhất định.”
Mà không ảnh hưởng sao được. Ngoài đời thế nào thì tất nhiên là vào giảng đường sẽ thế ấy!
.
.
.
No comments:
Post a Comment