Tuesday, February 8, 2011

CUỘC CHẠY ĐUA PHÁT MINH VĨ ĐẠI (Foreign Policy)


neofob, X-Cafe chuyển ngữ
Tue, 02/08/2011 - 07:08

Bất kể chúng ta làm gì đi nữa, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đào tạo khoa học gia và kỹ sư nhiều hơn. Dẫu vậy Hoa Kỳ vẫn có một môi trường tốt nhất cho những ý tưởng phát triển.

Kế hoạch của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama để "đoạt lấy tương lai" bằng cách phát minh qua mặt phần còn lại của thế giới là dư âm của đỉnh cao buổi nói chuyện State of the Union tuần rồi. Obama đề nghị tăng cường đầu tư của Hoa Kỳ về nghiên cứu và phát triển, một bước đi hay và đáng hoan nghênh. Thế nhưng điều sẽ thật sự quyết định tính cạnh tranh của Hoa Kỳ trong thế giới ý tưởng toàn cầu chẳng phải là số tiền chúng ta có thể đổ vào hệ thống. Mà đó là sức mạnh của bản thân hệ thống -- những thể chế xã hội, chính trị, và văn hóa mà định hình ý tưởng từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thiện.

Thật chẳng có gì nghi ngờ là Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt kịp Hoa Kỳ khi nói đến phần cứng -- những nguyên liệu thô cho phát minh. Họ gia tăng chi tiêu cho khoa học và kỹ thuật, đào tạo thêm kỹ sư và khoa học gia, đăng ký thêm nhiều bằng sáng chế, và cho ra thêm nhiều bài viết nghiên cứu.

Dẫu vậy thật ra là hệ thống để cho ra những ý tưởng hữu dụng ở những nơi này vẫn còn đang phát triển. Đúng vậy, có thêm nhiều khoa học gia được đào tạo nhưng điều đó không có nghĩa là họ đem lại khoa học tốt. Đạo văn và giả mạo dữ liệu lan tràn. Trong một cuộc thăm dò 180 người tốt nghiệp với bằng tiến sĩ được hỏi trên tờ China Daily, 60 phần trăm thú nhận đã trả tiền để công trình của học được đăng trên những tạp chí khoa học. Sáu mươi phần trăm cũng nói rằng họ đã sao chép công trình của người khác. Cho dù một số khoa học gia ngôi sao của Trung Quốc và Ấn Độ đã quay về nguyên quán của họ từ hải ngoại, họ đã không thể thay đổi được một văn hoá nghiên cứu có đặc điểm của sự kiểm soát hành chính chặt chẽ và thiên vị tuổi tác và thâm niên. Theo như lời của Anita Mehta, một nhà vật lý ở S.N. Bose National Centre for Basic Sciences ở Ấn Độ, "Sự đa dạng về nghiên cứu và cá tính thì thường không được tán thành, những ai không như khuôn mẫu hay làm việc những đề tài sáo mòn thì bị dán nhãn là 'quá độc lập.'"

Ở lãnh vực tư nhân ở Trung Quốc và Ấn Độ, đã có những sự bùng nổ thật sự về hoạt động kinh doanh. Thế nhưng những khuyến khích của chính phủ, đặc biệt là ở Trung Quốc, được tập trung vào sản xuất những phiên bản Trung Quốc của những sản phẩm quốc tế như điện thoại di động và bán dẫn hơn là làm dấy lên những phát minh liều lĩnh và bản địa. Ở cả hai quốc gia, những công ty non trẻ phải bươn chải trong hệ thống pháp luật không minh bạch, những quy định không đoán trước, và thị trường vốn biến động. Và cho dù những nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh và Delhi biết những cản trở này, đối phó với chúng sẽ đòi hỏi thay đổi chính trị và xã hội, vì thế tiến triển sẽ chậm và không đồng đều.

Hoa Kỳ không thể thắng cuộc đua phần cứng. Đơn giản là có quá nhiều người -- 2.3 tỷ người ở Ấn Độ và Trung Quốc -- cho Hoa Kỳ để cạnh tranh khi nói đến nguyên liệu và lao động. Với kích thước dân số tương ứng, Trung Quốc và Ấn Độ một ngày nào đó sẽ có nhiều kỹ sư giỏi hơn Hoa Kỳ ngay cả khi chất lượng bây giờ không tương xứng. Tổng cộng chi tiêu của Hoa Kỳ cho R&D (395 tỷ USD vào năm 2010) hiện nay là hơn hai lần rưỡi lớn hơn chi tiêu của Trung Quốc (141 tỷ USD) nhưng khoảng cách đó đang thu hẹp dần nhanh chóng.

Thế nhưng Hoa Kỳ có thể cạnh tranh khi nói đến phần mềm -- tỷ như những ý tưởng và phát minh mà vẫn còn là ngoài tầm tay cho những cộng đồng khoa học và kinh doanh thủ cựu của Trung Quốc và Ấn Độ. Bước quan trọng đầu tiên là giúp đỡ những công ty khởi nghiệp nhỏ. Những công ty nhỏ (những công ty với ít hơn 500 nhân viên) tạo ra khoảng phân nửa tổng cộng việc làm ở Hoa Kỳ; theo Hội Đồng Doanh Nghiệp Công Nghệ Nhỏ, họ cũng mướn khoa học gia và kỹ sư hơn là những doanh nghiệp lớn và các đại học và phòng thí nghiệm liên bang cộng lại. Đặc biệt là, như một nghiên cứu gần đây của Kauffman Foundation cho thấy, những doanh nghiệp nhỏ mới thành lập là những doanh nghiệp tạo những công ăn việc làm mới. Kể từ năm 1980 gần như tất cả việc làm có thêm ở Hoa Kỳ là từ những hãng dưới năm tuổi; trong vòng bốn năm vừa qua, những công ty khởi nghiệp non trẻ này tạo hai phần ba việc làm của tất cả những công việc mới.

Để trợ giúp những doanh nghiệp nhỏ, chính phủ Hoa Kỳ cần cái mà William Miller, cựu hiệu phó và hiệu trưởng củ Đại Học Stanford và là một nhà đầu tư mạo hiểm, mô tả là những chính sách "nhân hòa và địa lợi" -- những chính sách trợ giúp nghiên cứu, huấn luyện, và hợp tác. Ví dụ Clinic Program (Chương trình thực hành -- ND) ở Harvey Mudd College đòi hỏi sinh viên giải quyết những vấn đề thực tế mà có ứng dụng thương mại hay khoa học ngay tức thì. Địa điểm của phát minh không còn là những thực thể riêng biệt -- ví dụ như trường đại học hay phòng thí nghiệm của các tập đoàn -- mà là ở những hệ sinh thái rộng lớn hơn mà chúng kết hợp những thành phần truyền thống với những nhóm nhỏ hơn được kết nối. Một ví dụ mang tính chuyển đổi là ở Maine, nơi mà North Star Alliance Initiative -- một hội bao gồm những công ty nhỏ, Đại học Maine, những trường cao đẳng cộng đồng, và chính quyền tiểu bang -- đang tận dụng nghiên cứu địa phương để kích thích việc phát triển một loạt các ngành công nghiệp khác như cơ sở hạ tầng biển và sông và áo giáp chống đạn.

Một kiểu mẫu giáo dục toàn diện hơn cũng quan trọng. Cho đến nay, thật không may, chính sách chủ yếu của Hoa Kỳ đối phó với sự cạnh tranh toàn cầu này là tập trung duy nhất vào việc gia tăng số lượng khoa học gia tuyệt đối. Thay vì vậy, Hoa Kỳ nên để tâm đến một loạt những kỹ năng mà một nhà khoa học gia phát huy. Những đột phá trong tương lai có lẽ sẽ xuất hiện từ nghiên cứu đa ngành từ việc liên kết giữa sinh học, vật lý, khoa học máy tính, và toán học. Điều này dẫn đến việc những nhà buôn trẻ phải quen thuộc với các lãnh vực khác nhau của khoa học cũng như có thể thấu hiểu được thiết kế, tâm lý, kinh tế, và nhân chủng học.

Hoa Kỳ dứt khoát là sẽ nắm giữ thế thượng phong mạnh mẽ với những mối quan hệ với những mạng lưới phát minh toàn cầu. Một mạng lưới sâu rộng về hợp tác nghiên cứu chung, những liên minh tập đoàn, những mối quan hệ từ những trợ cấp của hiệp hội, những nhóm cựu sinh viên, và những mối liên lạc xuyên chính phủ kết nối Hoa Kỳ đến những trung tâm khoa học ưu tú có uy tín và đang lên. Ví dụ vào năm 2005, các nhà khoa học gia Hoa Kỳ là cộng sự được chuộng nhất đối với những nhà khoa học Trung Quốc và Nhật Bản ở mọi lãnh vực -- hóa học, vật lý, kỹ thuật, công nghệ môi trường, và sinh học -- ngoại trừ một thứ: khoa học vật liệu. Và ở nghành đó, họ được chuộng hạng nhì cho cả những đồng nghiệp Nhật Bản và Trung Quốc.

Vì thế mục tiêu là Hoa Kỳ đừng trở nên tự mãn về những mối liên hệ này. Như tổng thống đề cập đến trong buổi nói chuyện State of the Union, Hoa Kỳ phải cải tiến những quy định chiếu khán, hoan nghênh những người làm việc có kỹ năng cao, và tạo những lộ trình rõ ràng cho quốc tịch. Những ai học xuất sắc ở trường hay mở kinh doanh riêng nên được khuyến khích ở lại Hoa Kỳ. Đồng thời, Hoa Kỳ sẽ phải nỗ lực hơn để bắt tay với thế giới. Lấy ví dụ như Quỹ Khoa Học Quốc Gia (NSF -- ND), Bộ Năng Lượng, Viện Y Tế Quốc Gia nên phát triển những chương trình mà cung cấp kinh nghiệm quốc tế cho khoa học gia Hoa Kỳ -- không chỉ là những chuyến đi ngắn ngủi mà là những lưu trú dài hạn ở phòng thí nghiệm ngoại quốc.

Điều chắc chắn là sẽ có nhiều khám phá kiến thức và khoa học diễn ra ở hải ngoại trong những năm tới. Thế nhưng chừng nào Hoa Kỳ còn duy trì lợi thế tương đối -- một văn hóa cởi mở và uyển chuyển và một mạng lưới những học viện, thái độ, và những mối quan hệ mà mang ý tưởng từ phòng thí nghiệm ra thị trường -- thì không có lý do gì mà tương lai không nằm trong tầm tay.
.
.
.

No comments: