Thursday, February 17, 2011

BÁO TỔ QUỐC Số 105 Ngày 15-2-2011

Báo Tổ Quốc  số 105, ngày 15/02/20


Cách đây hai tháng có ai nghĩ rằng các các chế độ Ben Ali tại Tunisia và Mubarak tại Ai Cập có thể sụp đổ nhanh chóng như vậy? Chúng đã bị một làn sóng dân chủ mới ập tới và cuốn đi.

Thế giới đã chứng kiến ba làn sóng dân chủ, mỗi lần là kết quả của một tư tưởng chính trị đã chín muồi và nhắm san bằng một trở ngại trên lộ trình của các dân tộc về tự do và dân chủ. Làn sóng thứ nhất, với hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp cuối thế kỷ 18 đã đánh đổ các chế độ quân chủ thần quyền. Làn sóng dân chủ thứ hai bắt đầu cùng với Thế Chiến II nhắm tiêu diệt các chủ nghĩa dân tộc sô vanh, đặc biệt là tại Đức, Ý và Nhật. Làn sóng dân chủ thứ ba, khởi đầu năm 1974, nhắm kết thúc chiến tranh lạnh, nghĩa là cuộc tranh cãi vô lý giữa dân chủ với một phong trào toàn trị đội lốt dân chủ, phong trào cộng sản; nó đánh đổ các chế độ độc tài cánh hữu rồi sau đó làm sụp đổ hầu hết các chế độ cộng sản.

Làn sóng dân chủ thứ tư vừa bắt đầu sẽ nhắm loại bỏ các chế độ độc tài mở cửa về kinh tế.
Các chế độ này không thể tồn tại lâu hơn; chúng không dựa trên một tư tưởng chính trị nào cả và là một sự xúc phạm đối với lý luận. Chúng đã chỉ xuất hiện và tồn tại được đến nay nhờ một sự thiếu cảnh giác của thế giới. Quá hân hoan khi bức tường Berlin sụp đổ người ta đã đinh ninh rằng các chế độ độc tài còn sót lại sẽ đủ khôn ngoan để tự chuyển hóa về dân chủ và quên rằng sự mù quáng cũng có thể xảo quyệt. Nhưng chúng đã tồn tại quá lâu, đã tích lũy quá nhiều mâu thuẫn và đã đến lúc phải chấm dứt. Sự mở của về kinh tế, và sự tăng trưởng kinh tế kế tiếp, đã thay đổi hẳn con người, xã hội và các tương quan lực lượng.

Người dân ngày nay vừa không còn lệ thuộc vào chính quyền trong những nhu cầu vật chất hàng ngày vừa biết rõ sự tầm thường và gian trá của những người cầm quyền. Họ còn có những phương tiện hiện đại để trao đổi với nhau, động viên nhau và phối hợp với nhau. Các chế độ vô lý này đã tồn tại được nhờ sự thụ động của trí thức, nhưng ngày này sự hiểu biết đã được đại chúng hóa, các trí thức nếu không chủ động sẽ bị xô đẩy và bước qua. Sự thay đổi bắt buộc phải đến và đã đến.
Nó bắt đầu tại những nước Hồi Giáo Ả Rập bởi vì đó là những nước chín muồi nhất cho một sự thay đổi chế độ. Sau đó sẽ đến lượt Việt Nam và Trung Quốc, nơi mà hai đảng cộng sản đã biến thành hai giai cấp bóc lột sống tách biệt với một quần chúng phẫn nộ. Chúng ta cần chuẩn bị cho một cơ hội mới.
Mọi điều kiện đều đã hội đủ cho cuộc cách mạng dân chủ, chỉ còn thiếu một xã hội dân sự đúng nghĩa cần được xây dựng ra. Một cách cụ thể đó là hình thành các tổ chức chính trị và phi chính trị không lệ thuộc chính quyền. Nếu những người dân chủ Việt Nam ý thức rằng đây là yếu tố tối cần thiết để cuộc vận động dân chủ thành công thì tình hình sẽ thay đổi nhanh chóng.

Và họ cũng có lý do để tin tưởng. Những gì vừa xảy ra chỉ nhắc lại một lần nữa một đặc tính chung của mọi chế độ độc tài bạo ngược, đó là cho tới ngay trước khi sắp sụp đổ chúng vẫn tỏ ra rất vững vàng. Không nên vì thấy các chế độ bạo ngược tỏ ra dữ tợn mà mất lòng tin. Chúng là những chế độ không bình thường lúc nào cũng có thể bị đột quỵ.

Ban biên tập
Báo Tổ Quốc số 105, ngày 15/02/20
.
.
.

No comments: