XUÂN ÐÀI
Saturday, February 12, 2011
Bà Mùi không ngạc nhiên khi nhận được giấy triệu tập của công an xã Quảng An. Bà biết tỏng là chuyện liên quan đến người con nuôi sinh sống với bà đã hơn tháng nay. Ðứng ngay giữa trụ sở uỷ ban xã, bà lão điềm tĩnh nói với những nhân viên đang ngồi rải rác sau các bàn làm việc:
- Chú nào là trưởng công an xã đứng dậy gặp tôi. Tôi là Nguyễn Thị Mùi, cư ngụ xóm Nghi Tàm, mẹ liệt sĩ thời chống Pháp đây!
Những người đang ngồi ở các bàn việc đều đứng cả dậy, ngơ ngác nhìn bà. Một anh vừa rít xong điếu thuốc lào, vội vàng bước lại, nắm lấy tay bà xởi lởi nói: “Bà là bà Trưởng Giơi, cả làng này ai còn lạ gì hoàn cảnh của bà, tính tình bà, mà bà phải to tiếng giới thiệu. Giấy triệu tập đâu bà đưa cho con. Con là trưởng công an xã, bà không biết con, chứ con thì rành bà lắm.”
Thực ra, bà Mùi không lạ gì anh công an vẫn đến thậm thà thậm thụt với đứa cháu gái bà làm công an xóm, nhưng bà cứ tỉnh bơ, coi như không quen biết, đó là cách ứng xử của các bà lão quen buôn bán từ nhỏ ở ngoài chợ khi cần đối mặt ăn thua đủ với “đối phương.” Bà hắng giọng: “Tôi suốt ngày chường mặt ngồi trên bờ đê bán thuốc lá lẻ cho người lớn, bán kẹo gừng, kẹo lạc, ngô rang cho trẻ con. Anh là con nít mới lớn, chắc đã từng ăn quà vặt ở hàng tôi, không khéo còn nợ tiền bà lão này cũng nên.”
Anh công an cũng không lạ gì cách nói dân dã của người quê mình, nhất là những người nửa quê, nửa tỉnh như bà Trưởng Giơi. Với các bà, các cụ, khôn nhất là biết đối đáp nhẹ nhàng nhưng cũng phải thưa chuyện rành mạch, nếu cần phải biết nói như quát để họ không lấn lướt, khinh rẻ mình. Anh nhẹ nhàng kéo ghế mời bà ngồi:
- Con năm nay cũng gần bốn mươi rồi, chỉ thua anh Trưởng nhà bà bốn năm tuổi là cùng, lúc nhỏ con với anh Trưởng là bạn đánh bi ve, câu cá trộm, đá bóng quần nát các vườn tược làng mình đấy bà ạ! Thời trẻ con, con chẳng bao giờ mua quà của bà vì quà bà bán toàn bọc bụi với cát bờ đê Yên Phụ. Ăn vào kinh lắm, có đứa ăn quà của bà mà ho lao đấy!
- Tôi nghèo nên mới phải bày mẹt trên bờ đê, chứ giàu có như cha mẹ các anh, các chị, mới có tiền mua sạp trong chợ, nắng mưa không đến mặt, sướng một đời. Sướng ai chẳng muốn, nghèo thì phải biết phận mình. Ðứa nào ăn quà của tôi rồi mắc bệnh lao anh chỉ mặt cho biết. Ðừng có mà ăn nói hồ đồ.
- Thôi bà ơi, con không đấu khẩu lại bà đâu. Con vẫn nhớ hai câu ca dao bà thường đọc: “Ði buôn từ thuở mười hai, trên đời em chẳng yêu ai hơn tiền.”
- Ấy là thuận mồm tôi đọc vậy, chứ tôi không phải là hạng người coi tiền bạc hơn tình nghĩa như quan lại thời xưa với lại cán bộ thời nay ở cái làng này đâu. Thời nào cũng thế, quan nha các loại đều ham tiền, hám gái.
Anh công an biết nếu cứ bị cuốn hút vào cuộc đối đáp với bà, từ chỗ chửi xéo, bà không ngại gì mà không chuyển sang chửi vỗ vào mặt. Bà dám lấy những chuyện dân làng đồn đại về tham ô, trai gái của các nhân viên ủy ban ra mà tế! Anh liền nghiêm mặt, nói thẳng vào vấn đề bằng câu hỏi:
- Bà có biết hôm nay ủy ban mời bà lên có việc gì không?
Bà Trưởng Giơi đứng lên, đủng đỉnh đi ra cửa nhổ toẹt miếng trầu đương nhai, rồi ngồi thụp xuống lấy gấu quần lau vội quết trầu dính hai bên mép. Ðứng lên quay vào, vừa đi vừa nói, dằn giọng từng tiếng một:
- Tôi làm sao biết được công an xã gọi lên về việc gì. Việc thì không biết, chỉ biết sợ. Nói cho cùng, con dân xã này, ai mà dám lờn mặt với ủy ban. Có việc gì anh cứ huỵch tẹt ra, không việc gì phải ỡm ờ.
- Gớm, có gì đâu mà bà nặng lời thế. Con xin nói lý do triệu tập bà hôm nay. Bà có biết anh con nuôi của bà là hạng người nào không?
Bà Mùi đốp chát ngay:
- Anh đừng có xách mé, gọi người ta là hạng này hạng nọ. Anh ấy là bộ đội cụ Hồ, đánh Ðông, dẹp Bắc quần nhau với cả Tây ở Ðiện Biên Phủ cơ đấy!
- Ngày xưa anh ấy là bộ đội, chúng con biết, nhưng bây giờ anh ta là phần tử phản động chống Ðảng chính phủ.
- Anh nói lạ nhẩy, phản động người ta bắt bỏ tù Hỏa Lò, chứ ai cho nhởn nhơ như vậy. Anh có bỏ thói “vu oan giá họa, gắp lửa bỏ tay người” thì bảo.
Anh công an trừng mắt:
- Ðây là trụ sở ủy ban chứ không phải ngoài đường ngoài chợ để bà nói năng lăng loàn. Con nói cho bà biết, nó là thằng phản động chưa đến mức phải cho đi tù, vì là bộ đội phục viên nên Ðảng chính phủ khoan hồng, bà không biết ngọn nguồn về nó, mới rước nó về làm con nuôi. Bà là mẹ liệt sĩ, chính quyền phải có trách nhiệm với gia đình mới gọi bà lên thông báo cho mà biết. Bà ngồi im để con nói bà nghe, nghe xong đầu đuôi, thích cãi, bà hẵng cãi, không ai cấm bà.
Anh công an xã sực nhớ đến câu của ông tuyên huấn thành ủy dạy hôm nọ liền nhắc lại: “Không ai cấm bà tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Nước ta là nước dân chủ. Bà là công dân nước này, bà có quyền tất cả. Nhưng trước hết bà phải tôn trọng người cai quản việc xóm việc làng, việc dân việc nước đã! Chính phủ lo công việc cho toàn dân, chúng tôi ở cấp xã thì lo đời sống cho dân xã, nhất là đời sống chính trị.
Chúng tôi biết bà sai mười mươi, không nói cho bà biết để sửa chữa, ngày bà càng sai hơn. Cái sai loang nhanh như dầu hỏa vương vãi trên giấy trắng, bà biết chứ!”
Bà Mùi không quen lý luận dông dài. Bà là người của đường phố, chỉ quen ăn tạp nói ngay, liền cắt ngang lời anh công an.
- Dưng mà anh con nuôi của tôi làm phản động như thế nào mới được chứ? Nếu là phản động thật, ngay tối nay tôi đuổi ra khỏi nhà, không chịu đi, tôi cầm hai cẳng quẳng xuống Hồ Tây cho cá nó rỉa. Già thì già nhưng lão còn khỏe lắm.
- Bà cứ bình tĩnh, tôi nói bà nghe đầu đuôi xuôi ngược: Anh ta là thằng Phùng Quán, tụ tập với một số thằng nhà văn nữa ra báo tuyên truyền chống Ðảng chính phủ. Tờ báo đó có tên là “Nhân văn Giai phẩm” và “Mùa xuân mùa thu giai nhân gì đó” (anh công an xã không nhớ nổi tên tạp chí “Giai phẩm mùa Xuân”, Giai phẩm mùa Thu”).
Bà Mùi vẫn lớn tiếng:
- Thế cái thằng con nuôi tôi nó viết cái gì anh đọc cho tôi nghe, để tôi thấy nó phản động đến cỡ nào, tôi còn biết đường xử với nó, tội nặng xử nặng, tội nhẹ xử nhẹ. Tờ báo nhân nhân gì đó anh vừa nói, anh đưa cho tôi xin một tờ, hai ba tờ càng tốt.
- Bà đừng có hoạnh họe, tôi đâu có biết anh ta viết gì. Cấp trên phổ biến anh ta là phản động chẳng lẽ là sai, tôi phổ biến cho bà để bà biết mà cảnh giác, không thì làm phúc phải tội. Còn tờ báo của bọn phản động đã tịch thu hết rồi giao cho ông thần hỏa xử lý. Bà đừng lòe tôi mang báo về đọc. Cả làng này từ đứa trẻ đến người già, ai mà không biết bà mù chữ! Gớm, lại còn hách xì nhằng xin báo mang về nhà đọc!
- Tôi mù chữ là tại đế quốc phong kiến, anh không căm thù đế quốc sài lang mà lại còn to mồm xỉ vả tôi. Tôi sẽ lên huyện trình ông chủ tịch để ông ấy xử anh. Tôi không đọc được báo đã có con cháu nó đọc cho nghe. Tính tôi cái gì cũng phải “bắt tận tay xoay tận mặt” chứ không quen thói hồ đồ, cả tin.
- Bà đừng có già mồm. Ðưa ông huyện, ông tỉnh dọa tôi. Nói thật, cả làng này ai cũng biết thơ ca hò vè của bà cũng rất chi là chống đối chế độ - anh công an trừng mắt trấn áp bà lão - Tôi đọc bốn câu lục bát này bà lắng nghe nhá:
Việt Nam dân chủ cộng hòa
Quần áo bán trước cửa nhà bán sau
Có ăn cơm thì xin ăn rau
Ðừng có ăn thịt mà đau dạ dày
Có phải bốn câu của bà không?
- Ừ, của tôi chứ còn của ai vào đó. Ðây không thèm chối nhá!
Rồi bà Mùi thút thít, chậm rãi kể lể rời rạc từng tiếng một: “Giời ơi, khổ cho cái thân tôi, có mụn con trai độc nhất thì nó chết trận chết mạc để cho thân tôi long đong lận đận, ngần này tuổi đầu còn phải ngồi đầu đường đầu chợ bán quà vặt dỗ trẻ con kiếm miếng ăn.”
Ðang khóc sụt sịt, bà bỗng rống lên:
“Con ơi là con ơi, con bỏ mẹ con đi, mẹ ốm đau, trái nắng giở giời không ai chăm sóc như nhà các ông, các bà ủy ban con đàn cháu đống vừa hắt hơi sổ mũi đã có người chạy đi mua thuốc, đưa đi bệnh viện. Mẹ đói mẹ nghèo không nơi nương tựa, phải cắt bớt vườn tược bán tống bán tháo, mẹ còn đau ruột đau gan khi phải xách quần, xách áo cũ của mẹ của con, đem ra chợ trời bán rẻ như cho để lấy tiền đong gạo. Con ơi là con ơi, bán thứ gì thì bán chớ bộ quần áo kaki với cái mũ calô vệ quốc đoàn của con thì mẹ không bao giờ bán. Thấy thằng Quán hiền lành, siêng năng lại là bộ đội phục viên, nó thua con bốn tuổi, nó nhận con là anh, hôm giỗ con vừa rồi không có nó thì mẹ không biết xoay sở ra làm sao! Ới con ơi là con ơi! Thằng nó nhận mẹ là mẹ nuôi chỉ ở đậu chứ không ăn nhờ, nó cũng có sổ gạo, tem phiếu đầy đủ mà lại là tiêu chuẩn cán bộ như ai, thế mà hôm nay công an lại bắt mẹ đuổi nó đi, làm điều ác nhân ác đức. Ðến nước này mai mốt mẹ phải bán nhà, bị gậy lên phố ăn mày. Ôi, trời cao đất dày, con ơi là con ơi! Sao con bỏ mẹ con đi để bây giờ người ta lộng quyền hành hạ mẹ, con ơi!”
Anh công an xô ghế đứng lên bước vội về phía góc nhà nơi có cái điếu cày. Mấy ông mấy bà ủy ban cũng đứng dậy ngán ngẫm bước ra ngoài thở hít khí trời. Bà Mùi bỗng im bặt. Khóc và kể lể mà không ai thèm nghe thì khóc làm gì cho phí nước mắt, khan họng.
Lúc sau xem chừng bà Trưởng Giơi đã nguôi, không kể lể con cà con kê nữa, thôi lấy nước mắt và người con liệt sĩ ra làm “vũ khí”, anh công an quay vào:
- Ừ thì túng thiếu bà phải bán vườn tược, quần áo. Cứ cho điều ấy là có thật đi. Mai mốt bà lại bán nhà, ừ, cứ cho là như vậy, không sao cả. Vậy căn cớ gì trong thơ bà lại vận “Việt Nam dân chủ cộng hòa” vào?
Bà Mùi tĩnh bơ:
- Là cho nó có vần “Nhà” thì phải “Hòa” cho có vần có điệu.
- Có vần có điệu, hay là giọng điệu phản động, đúng là mẹ nào con nấy.
- Anh đừng xưng xưng vụ vụ. Thằng Quán mới về nhà tôi hơn tháng nơi, mấy câu lục bát, lục nồi đó tôi nói từ đời tám hoánh.
- Chú nào là trưởng công an xã đứng dậy gặp tôi. Tôi là Nguyễn Thị Mùi, cư ngụ xóm Nghi Tàm, mẹ liệt sĩ thời chống Pháp đây!
Những người đang ngồi ở các bàn việc đều đứng cả dậy, ngơ ngác nhìn bà. Một anh vừa rít xong điếu thuốc lào, vội vàng bước lại, nắm lấy tay bà xởi lởi nói: “Bà là bà Trưởng Giơi, cả làng này ai còn lạ gì hoàn cảnh của bà, tính tình bà, mà bà phải to tiếng giới thiệu. Giấy triệu tập đâu bà đưa cho con. Con là trưởng công an xã, bà không biết con, chứ con thì rành bà lắm.”
Thực ra, bà Mùi không lạ gì anh công an vẫn đến thậm thà thậm thụt với đứa cháu gái bà làm công an xóm, nhưng bà cứ tỉnh bơ, coi như không quen biết, đó là cách ứng xử của các bà lão quen buôn bán từ nhỏ ở ngoài chợ khi cần đối mặt ăn thua đủ với “đối phương.” Bà hắng giọng: “Tôi suốt ngày chường mặt ngồi trên bờ đê bán thuốc lá lẻ cho người lớn, bán kẹo gừng, kẹo lạc, ngô rang cho trẻ con. Anh là con nít mới lớn, chắc đã từng ăn quà vặt ở hàng tôi, không khéo còn nợ tiền bà lão này cũng nên.”
Anh công an cũng không lạ gì cách nói dân dã của người quê mình, nhất là những người nửa quê, nửa tỉnh như bà Trưởng Giơi. Với các bà, các cụ, khôn nhất là biết đối đáp nhẹ nhàng nhưng cũng phải thưa chuyện rành mạch, nếu cần phải biết nói như quát để họ không lấn lướt, khinh rẻ mình. Anh nhẹ nhàng kéo ghế mời bà ngồi:
- Con năm nay cũng gần bốn mươi rồi, chỉ thua anh Trưởng nhà bà bốn năm tuổi là cùng, lúc nhỏ con với anh Trưởng là bạn đánh bi ve, câu cá trộm, đá bóng quần nát các vườn tược làng mình đấy bà ạ! Thời trẻ con, con chẳng bao giờ mua quà của bà vì quà bà bán toàn bọc bụi với cát bờ đê Yên Phụ. Ăn vào kinh lắm, có đứa ăn quà của bà mà ho lao đấy!
- Tôi nghèo nên mới phải bày mẹt trên bờ đê, chứ giàu có như cha mẹ các anh, các chị, mới có tiền mua sạp trong chợ, nắng mưa không đến mặt, sướng một đời. Sướng ai chẳng muốn, nghèo thì phải biết phận mình. Ðứa nào ăn quà của tôi rồi mắc bệnh lao anh chỉ mặt cho biết. Ðừng có mà ăn nói hồ đồ.
- Thôi bà ơi, con không đấu khẩu lại bà đâu. Con vẫn nhớ hai câu ca dao bà thường đọc: “Ði buôn từ thuở mười hai, trên đời em chẳng yêu ai hơn tiền.”
- Ấy là thuận mồm tôi đọc vậy, chứ tôi không phải là hạng người coi tiền bạc hơn tình nghĩa như quan lại thời xưa với lại cán bộ thời nay ở cái làng này đâu. Thời nào cũng thế, quan nha các loại đều ham tiền, hám gái.
Anh công an biết nếu cứ bị cuốn hút vào cuộc đối đáp với bà, từ chỗ chửi xéo, bà không ngại gì mà không chuyển sang chửi vỗ vào mặt. Bà dám lấy những chuyện dân làng đồn đại về tham ô, trai gái của các nhân viên ủy ban ra mà tế! Anh liền nghiêm mặt, nói thẳng vào vấn đề bằng câu hỏi:
- Bà có biết hôm nay ủy ban mời bà lên có việc gì không?
Bà Trưởng Giơi đứng lên, đủng đỉnh đi ra cửa nhổ toẹt miếng trầu đương nhai, rồi ngồi thụp xuống lấy gấu quần lau vội quết trầu dính hai bên mép. Ðứng lên quay vào, vừa đi vừa nói, dằn giọng từng tiếng một:
- Tôi làm sao biết được công an xã gọi lên về việc gì. Việc thì không biết, chỉ biết sợ. Nói cho cùng, con dân xã này, ai mà dám lờn mặt với ủy ban. Có việc gì anh cứ huỵch tẹt ra, không việc gì phải ỡm ờ.
- Gớm, có gì đâu mà bà nặng lời thế. Con xin nói lý do triệu tập bà hôm nay. Bà có biết anh con nuôi của bà là hạng người nào không?
Bà Mùi đốp chát ngay:
- Anh đừng có xách mé, gọi người ta là hạng này hạng nọ. Anh ấy là bộ đội cụ Hồ, đánh Ðông, dẹp Bắc quần nhau với cả Tây ở Ðiện Biên Phủ cơ đấy!
- Ngày xưa anh ấy là bộ đội, chúng con biết, nhưng bây giờ anh ta là phần tử phản động chống Ðảng chính phủ.
- Anh nói lạ nhẩy, phản động người ta bắt bỏ tù Hỏa Lò, chứ ai cho nhởn nhơ như vậy. Anh có bỏ thói “vu oan giá họa, gắp lửa bỏ tay người” thì bảo.
Anh công an trừng mắt:
- Ðây là trụ sở ủy ban chứ không phải ngoài đường ngoài chợ để bà nói năng lăng loàn. Con nói cho bà biết, nó là thằng phản động chưa đến mức phải cho đi tù, vì là bộ đội phục viên nên Ðảng chính phủ khoan hồng, bà không biết ngọn nguồn về nó, mới rước nó về làm con nuôi. Bà là mẹ liệt sĩ, chính quyền phải có trách nhiệm với gia đình mới gọi bà lên thông báo cho mà biết. Bà ngồi im để con nói bà nghe, nghe xong đầu đuôi, thích cãi, bà hẵng cãi, không ai cấm bà.
Anh công an xã sực nhớ đến câu của ông tuyên huấn thành ủy dạy hôm nọ liền nhắc lại: “Không ai cấm bà tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Nước ta là nước dân chủ. Bà là công dân nước này, bà có quyền tất cả. Nhưng trước hết bà phải tôn trọng người cai quản việc xóm việc làng, việc dân việc nước đã! Chính phủ lo công việc cho toàn dân, chúng tôi ở cấp xã thì lo đời sống cho dân xã, nhất là đời sống chính trị.
Chúng tôi biết bà sai mười mươi, không nói cho bà biết để sửa chữa, ngày bà càng sai hơn. Cái sai loang nhanh như dầu hỏa vương vãi trên giấy trắng, bà biết chứ!”
Bà Mùi không quen lý luận dông dài. Bà là người của đường phố, chỉ quen ăn tạp nói ngay, liền cắt ngang lời anh công an.
- Dưng mà anh con nuôi của tôi làm phản động như thế nào mới được chứ? Nếu là phản động thật, ngay tối nay tôi đuổi ra khỏi nhà, không chịu đi, tôi cầm hai cẳng quẳng xuống Hồ Tây cho cá nó rỉa. Già thì già nhưng lão còn khỏe lắm.
- Bà cứ bình tĩnh, tôi nói bà nghe đầu đuôi xuôi ngược: Anh ta là thằng Phùng Quán, tụ tập với một số thằng nhà văn nữa ra báo tuyên truyền chống Ðảng chính phủ. Tờ báo đó có tên là “Nhân văn Giai phẩm” và “Mùa xuân mùa thu giai nhân gì đó” (anh công an xã không nhớ nổi tên tạp chí “Giai phẩm mùa Xuân”, Giai phẩm mùa Thu”).
Bà Mùi vẫn lớn tiếng:
- Thế cái thằng con nuôi tôi nó viết cái gì anh đọc cho tôi nghe, để tôi thấy nó phản động đến cỡ nào, tôi còn biết đường xử với nó, tội nặng xử nặng, tội nhẹ xử nhẹ. Tờ báo nhân nhân gì đó anh vừa nói, anh đưa cho tôi xin một tờ, hai ba tờ càng tốt.
- Bà đừng có hoạnh họe, tôi đâu có biết anh ta viết gì. Cấp trên phổ biến anh ta là phản động chẳng lẽ là sai, tôi phổ biến cho bà để bà biết mà cảnh giác, không thì làm phúc phải tội. Còn tờ báo của bọn phản động đã tịch thu hết rồi giao cho ông thần hỏa xử lý. Bà đừng lòe tôi mang báo về đọc. Cả làng này từ đứa trẻ đến người già, ai mà không biết bà mù chữ! Gớm, lại còn hách xì nhằng xin báo mang về nhà đọc!
- Tôi mù chữ là tại đế quốc phong kiến, anh không căm thù đế quốc sài lang mà lại còn to mồm xỉ vả tôi. Tôi sẽ lên huyện trình ông chủ tịch để ông ấy xử anh. Tôi không đọc được báo đã có con cháu nó đọc cho nghe. Tính tôi cái gì cũng phải “bắt tận tay xoay tận mặt” chứ không quen thói hồ đồ, cả tin.
- Bà đừng có già mồm. Ðưa ông huyện, ông tỉnh dọa tôi. Nói thật, cả làng này ai cũng biết thơ ca hò vè của bà cũng rất chi là chống đối chế độ - anh công an trừng mắt trấn áp bà lão - Tôi đọc bốn câu lục bát này bà lắng nghe nhá:
Việt Nam dân chủ cộng hòa
Quần áo bán trước cửa nhà bán sau
Có ăn cơm thì xin ăn rau
Ðừng có ăn thịt mà đau dạ dày
Có phải bốn câu của bà không?
- Ừ, của tôi chứ còn của ai vào đó. Ðây không thèm chối nhá!
Rồi bà Mùi thút thít, chậm rãi kể lể rời rạc từng tiếng một: “Giời ơi, khổ cho cái thân tôi, có mụn con trai độc nhất thì nó chết trận chết mạc để cho thân tôi long đong lận đận, ngần này tuổi đầu còn phải ngồi đầu đường đầu chợ bán quà vặt dỗ trẻ con kiếm miếng ăn.”
Ðang khóc sụt sịt, bà bỗng rống lên:
“Con ơi là con ơi, con bỏ mẹ con đi, mẹ ốm đau, trái nắng giở giời không ai chăm sóc như nhà các ông, các bà ủy ban con đàn cháu đống vừa hắt hơi sổ mũi đã có người chạy đi mua thuốc, đưa đi bệnh viện. Mẹ đói mẹ nghèo không nơi nương tựa, phải cắt bớt vườn tược bán tống bán tháo, mẹ còn đau ruột đau gan khi phải xách quần, xách áo cũ của mẹ của con, đem ra chợ trời bán rẻ như cho để lấy tiền đong gạo. Con ơi là con ơi, bán thứ gì thì bán chớ bộ quần áo kaki với cái mũ calô vệ quốc đoàn của con thì mẹ không bao giờ bán. Thấy thằng Quán hiền lành, siêng năng lại là bộ đội phục viên, nó thua con bốn tuổi, nó nhận con là anh, hôm giỗ con vừa rồi không có nó thì mẹ không biết xoay sở ra làm sao! Ới con ơi là con ơi! Thằng nó nhận mẹ là mẹ nuôi chỉ ở đậu chứ không ăn nhờ, nó cũng có sổ gạo, tem phiếu đầy đủ mà lại là tiêu chuẩn cán bộ như ai, thế mà hôm nay công an lại bắt mẹ đuổi nó đi, làm điều ác nhân ác đức. Ðến nước này mai mốt mẹ phải bán nhà, bị gậy lên phố ăn mày. Ôi, trời cao đất dày, con ơi là con ơi! Sao con bỏ mẹ con đi để bây giờ người ta lộng quyền hành hạ mẹ, con ơi!”
Anh công an xô ghế đứng lên bước vội về phía góc nhà nơi có cái điếu cày. Mấy ông mấy bà ủy ban cũng đứng dậy ngán ngẫm bước ra ngoài thở hít khí trời. Bà Mùi bỗng im bặt. Khóc và kể lể mà không ai thèm nghe thì khóc làm gì cho phí nước mắt, khan họng.
Lúc sau xem chừng bà Trưởng Giơi đã nguôi, không kể lể con cà con kê nữa, thôi lấy nước mắt và người con liệt sĩ ra làm “vũ khí”, anh công an quay vào:
- Ừ thì túng thiếu bà phải bán vườn tược, quần áo. Cứ cho điều ấy là có thật đi. Mai mốt bà lại bán nhà, ừ, cứ cho là như vậy, không sao cả. Vậy căn cớ gì trong thơ bà lại vận “Việt Nam dân chủ cộng hòa” vào?
Bà Mùi tĩnh bơ:
- Là cho nó có vần “Nhà” thì phải “Hòa” cho có vần có điệu.
- Có vần có điệu, hay là giọng điệu phản động, đúng là mẹ nào con nấy.
- Anh đừng xưng xưng vụ vụ. Thằng Quán mới về nhà tôi hơn tháng nơi, mấy câu lục bát, lục nồi đó tôi nói từ đời tám hoánh.
Bà Mùi kể lại chuyện diễn ra trên ủy ban cho Phùng Quán nghe. Quán hỏi bà:
- Người ta có hỏi mẹ về chuyện trình báo hộ khẩu không?
- Người ta hỏi làm gì, họ biết tỏng ra rồi là nhà mình có trình báo đầy đủ. Trước khi người ta gọi mẹ lên ủy ban, họ đã đi hỏi xóm hỏi làng, dò la từ đứa trẻ con. Việc gì người ta cũng biết rõ mười mươi đầu cua tai nheo cả đấy.
- Thế người ta có hỏi gì về nhà con thứ bảy chủ nhật về đây chơi với mẹ con mình không. Con nghĩ từ nay vợ con ở lại tối thứ bảy ta cũng nên trình báo, mẹ ạ!
- Anh chẳng phải cẩn thận đến mức đó, vợ chồng ăn ở với nhau là lẽ thường tình. Ngủ có một tối, ở có một ngày, không việc gì phải bẩm báo cả. Vợ anh là cô giáo cấp ba chứ có phải hạng đầu đường xó chợ đâu. Làng này là làng “tôn sư trọng đạo,” anh cứ cứ tin ở tôi. Ấy là tôi nói vậy, còn anh muốn trình báo thì tùy...
Phùng Quán ngồi thừ ra. Ngẫm thân phận mình, thân phận bè bạn, thân phận nhân dân... sao mà cay đắng quá.
- Con nghĩ không việc gì mà mẹ phải làm ầm lên, nước mắt ngắn, nước mắt dài với cán bộ ủy ban.
Cụ Trưởng Giơi chậc lưỡi:
- Tôi phải bù lu bù loa lâu như thế cho họ kiềng cái mặt tôi ra. Tôi già rồi, thân cô thế cô, không làm vậy để cho chúng nó bắt nạt à. Bắt nạt một lần, được thể chúng nó lấn tới bắt nạt liền tù tì là mình thua. Hôm trước ngồi trong bếp nấu cơm, nghe lỏm anh đọc cái truyện gì ấy cho vợ anh nghe. Tôi cũng thích cái đoạn thằng bé người quê anh, mới mười ba mười bốn tuổi mà khôn đáo để. Cái thằng bé hoạt động trong đội thiếu niên gì đó, bị Tây bắt bỏ tù, tra tấn. Tây đánh một nó la mười. Tây đánh mười nó la trăm. Tây vừa vung roi chưa kịp đánh, nó đã la làng. Tôi thích cái câu văn của anh “người ta mạnh đòn, mình phải mạnh miệng.” Ấy đấy, thằng bé ấy nó cũng giống tính tôi đấy. Hay là tính tôi giống tính nó cũng được. Mình ít chữ thì phải mạnh miệng cho chúng nó kệch mình ra.
Phùng Quán suýt phì cười:
- Ðó là chuyện giữa Tây với ta, chứ ủy ban là ta, mẹ là ta, việc gì phải làm như thế!
Bà Trưởng Giơi cả cười:
- Ðúng anh là cái ngữ suốt ngày ru rú ở nhà, công danh hai chữ lờ đờ, bế con cho vợ để nhờ miếng ăn nên chẳng biết cái gì sất. Anh cứ ra chợ mà xem mấy bà bán hàng rong đối chọi với mấy ông quản lý thị trường. Quản lý thị trường vừa mới đặt nhẹ tay vào đôi quang gánh là các bà ấy giật ra ngay, xông tới xô cho quản lý thị trường ngã dúi ngã dụi. Thế là anh quản lý thị trường đứng dậy phủi bụi, lầu bầu mấy câu rồi cắp đít bỏ đi. Bà hàng rong nào mà dại dột thưa bẩm tử tế là nó rút sổ ra ghi biên lai phạt liền. Anh thấy chưa, ra với đời là phải biết làm bà chằng, nặc nô, chứ hiền lành chỉ có thiệt. Ấy là tôi nói vậy.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Nói đến đó bà cụ xách rổ rau đi ra hồ Tây. Phùng Quán quá rành rẽ tính nết của cụ, nói chuyện bao giờ cũng phải vận lục bát. Có khi lục bát mở đầu câu chuyện. Nói dăm ba câu phải trái lại vận dụng ca dao hò vè. Kết thúc câu chuyện bao giờ cũng bằng câu lục bát răn dạy việc đời. Cấm có câu nào cụ nói trật... chủ đề.
Mỗi lần có bè bạn đến chơi, Quán thường đưa quyển sổ ghi chép ra đọc cho nghe những câu vè, những câu nói lối, những câu ca dao... mà mẹ nuôi của anh hay đưa ra vận dụng vào các câu chuyện, thường là rất đúng chỗ, rất hợp cảnh, hợp người của diễn biến sự việc. Phùng Quán bảo: mẹ nuôi của tao là nhà sưu tập, nhà sáng tác vĩ đại, một đại diện cho các tác giả văn học dân gian Việt Nam. Mà đúng, cụ Trưởng Giơi thường nhặt những câu tục ngữ, ca dao ở ngoài chợ, ngoài đường. Nhặt để chơi, để nhớ, để vận dụng vào các câu chuyện giữa bà con lối xóm, giữa bà con họ hàng, giữa hai mẹ con với nhau. Ai thích thì thuộc, chứ trong thâm tâm cụ không có ý phổ biến những câu này. Phần lớn những câu đó là do cụ sáng tác tức thì, cụ vận không bao giờ trật.
Như hôm nọ, anh chàng Xuân Lê đến chơi. Cụ biết anh ta vừa vợ đi ngoại tình, vui chuyện, cụ trao đổi dăm câu điều hơn lẽ thiệt, khuyên bảo chàng Lê đừng buồn vì cái sự đời diễn ra như thế. Kết thúc câu chuyện cụ đọc ngay:Khi xưa ngọc ở tay ta/ Vì ta chểnh mảng ngọc sa tay người/ Ai ơi được ngọc chớ cười/ Ta nuôi không tốt để người khác nuôi. Xuân Lê bảo với Phùng Quán: “Nhà này có hai nhà thơ, nhà thơ quốc doanh là cậu, nhà thơ dân gian là cụ, quốc doanh nhất định thua dân gian. Cái gì văn học thành văn tránh né, không dám đả động đến thì dân gian làm ngay: Mỗi người làm việc bằng hai/Ðể cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Mỗi người làm việc bằng ba/Ðể cho chủ nhiệm xây nhà xây sân. Hay là: Thanh tra, thanh lý, thanh gì/ Cứ có phong bì là nó thanh kiu.
Xuân Lê nói là nói cho vui, cứ đọc kỹ những sáng tác của Phùng Quán, từ tác phẩm đầu tay “Vượt Côn Ðảo,” “Cuộc đời một đôi dép cao su”... ít nhiều le lói chất dân gian trong văn học thành văn, cho đến tác phẩm ở tuổi ba mươi như “Nước ta có một người mù” (nhà xuất bản Thanh niên định in nhưng khi phát hiện tác giả là Phùng Quán chứ không phải như tên ký ngoài bìa nên đình chỉ). Sau khi Phùng Quán được giải tỏa, lấy lại cái tên cúng cơm của mình thì nhà xuất bản cho biết đã làm thất lạc bản thảo, quyển này dày hơn năm trăm trang. Cho đến “Dũng sĩ chép còm” và “Tuổi thơ dữ dội” thì chất dân gian được Phùng Quán khai thác tài tình, tỉ mỉ nhất. Cuốn sách về đội thiếu niên trinh sát thành phố Huế năm 1946 trở thành một cuốn sách không thể thiếu trong mọi gia đình. Trong bộ tiểu thuyết ba tập dày hơn một nghìn trang, Phùng Quán đã cặm cụi, cân nhắc từng chữ, từng dòng trong ngôi lều giữa đảo Nghi Tàm lồng lộng gió hồ Tây. Tôi nghĩ, những ngày tuổi nhỏ chăn trâu cắt cỏ ở vùng quê Thừa Thiên, những ngày lang bạt kỳ hồ khắp miền Bắc, chất dân gian đã thấm vào máu thịt anh, lại được bà mẹ nuôi tiếp sức, vun đắp làm cho những trang văn xuôi của Phùng Quán thấm đẫm chất trữ tình, dân dã...
Hơn một lần, bên chén rượu, thường là trải chiếu bày ra dưới đất, Quán tâm sự:
- Các cậu thấy đấy, tớ chưa viết được trang nào về lối sống của người giàu, cũng như tình yêu nảy nở trong các cặp trai gái con nhà quý phái. Tớ không có vốn sống về cái này, lắm lúc muốn viết đành chịu thua. Thôi thì cái gì mình biết mình hẵng viết, may ra các cậu đọc còn cho là được. Cuộc sống trong trang sách của tớ là cuộc sống của những người cùng khổ, tình yêu nam nữ cũng là tình yêu của tầng lớp họ, nho nhoe viết về tầng lớp trí thức là tớ thất bại liền!
Sau ngày Phùng Quán qua đời, 22 tháng 1 năm 1995, bạn bè, đồng chí viết về Phùng Quán khá nhiều, các bài viết đăng ở hầu hết các báo Trung ương, địa phương, trong Nam, ngoài Bắc, cộng lại chắc không dưới một nghìn trang. Tất cả những dòng viết tràn đầy lòng cảm phục tài năng, nhân cách của Phùng Quán, tràn đầy niềm thương cảm một đời văn, một đời thơ và một đời vật lộn với miếng cơm manh áo. Tuy nhiên, một ngàn trang sách vẫn không vượt qua được sáu chữ của nhân dân khắc họa chân dung anh: cá trộm, rượu chịu, văn chui! Và hai câu lục bát tổng kết về sự nghiệp văn chương của anh rất hóm của bà mẹ nuôi xóm Nghi Tàm:
Công danh hai chữ lờ đờ
Bế con cho vợ để nhờ miếng ăn!
Trích “Ký Sự Phùng Quán”
- Người ta có hỏi mẹ về chuyện trình báo hộ khẩu không?
- Người ta hỏi làm gì, họ biết tỏng ra rồi là nhà mình có trình báo đầy đủ. Trước khi người ta gọi mẹ lên ủy ban, họ đã đi hỏi xóm hỏi làng, dò la từ đứa trẻ con. Việc gì người ta cũng biết rõ mười mươi đầu cua tai nheo cả đấy.
- Thế người ta có hỏi gì về nhà con thứ bảy chủ nhật về đây chơi với mẹ con mình không. Con nghĩ từ nay vợ con ở lại tối thứ bảy ta cũng nên trình báo, mẹ ạ!
- Anh chẳng phải cẩn thận đến mức đó, vợ chồng ăn ở với nhau là lẽ thường tình. Ngủ có một tối, ở có một ngày, không việc gì phải bẩm báo cả. Vợ anh là cô giáo cấp ba chứ có phải hạng đầu đường xó chợ đâu. Làng này là làng “tôn sư trọng đạo,” anh cứ cứ tin ở tôi. Ấy là tôi nói vậy, còn anh muốn trình báo thì tùy...
Phùng Quán ngồi thừ ra. Ngẫm thân phận mình, thân phận bè bạn, thân phận nhân dân... sao mà cay đắng quá.
- Con nghĩ không việc gì mà mẹ phải làm ầm lên, nước mắt ngắn, nước mắt dài với cán bộ ủy ban.
Cụ Trưởng Giơi chậc lưỡi:
- Tôi phải bù lu bù loa lâu như thế cho họ kiềng cái mặt tôi ra. Tôi già rồi, thân cô thế cô, không làm vậy để cho chúng nó bắt nạt à. Bắt nạt một lần, được thể chúng nó lấn tới bắt nạt liền tù tì là mình thua. Hôm trước ngồi trong bếp nấu cơm, nghe lỏm anh đọc cái truyện gì ấy cho vợ anh nghe. Tôi cũng thích cái đoạn thằng bé người quê anh, mới mười ba mười bốn tuổi mà khôn đáo để. Cái thằng bé hoạt động trong đội thiếu niên gì đó, bị Tây bắt bỏ tù, tra tấn. Tây đánh một nó la mười. Tây đánh mười nó la trăm. Tây vừa vung roi chưa kịp đánh, nó đã la làng. Tôi thích cái câu văn của anh “người ta mạnh đòn, mình phải mạnh miệng.” Ấy đấy, thằng bé ấy nó cũng giống tính tôi đấy. Hay là tính tôi giống tính nó cũng được. Mình ít chữ thì phải mạnh miệng cho chúng nó kệch mình ra.
Phùng Quán suýt phì cười:
- Ðó là chuyện giữa Tây với ta, chứ ủy ban là ta, mẹ là ta, việc gì phải làm như thế!
Bà Trưởng Giơi cả cười:
- Ðúng anh là cái ngữ suốt ngày ru rú ở nhà, công danh hai chữ lờ đờ, bế con cho vợ để nhờ miếng ăn nên chẳng biết cái gì sất. Anh cứ ra chợ mà xem mấy bà bán hàng rong đối chọi với mấy ông quản lý thị trường. Quản lý thị trường vừa mới đặt nhẹ tay vào đôi quang gánh là các bà ấy giật ra ngay, xông tới xô cho quản lý thị trường ngã dúi ngã dụi. Thế là anh quản lý thị trường đứng dậy phủi bụi, lầu bầu mấy câu rồi cắp đít bỏ đi. Bà hàng rong nào mà dại dột thưa bẩm tử tế là nó rút sổ ra ghi biên lai phạt liền. Anh thấy chưa, ra với đời là phải biết làm bà chằng, nặc nô, chứ hiền lành chỉ có thiệt. Ấy là tôi nói vậy.
Khôn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Nói đến đó bà cụ xách rổ rau đi ra hồ Tây. Phùng Quán quá rành rẽ tính nết của cụ, nói chuyện bao giờ cũng phải vận lục bát. Có khi lục bát mở đầu câu chuyện. Nói dăm ba câu phải trái lại vận dụng ca dao hò vè. Kết thúc câu chuyện bao giờ cũng bằng câu lục bát răn dạy việc đời. Cấm có câu nào cụ nói trật... chủ đề.
Mỗi lần có bè bạn đến chơi, Quán thường đưa quyển sổ ghi chép ra đọc cho nghe những câu vè, những câu nói lối, những câu ca dao... mà mẹ nuôi của anh hay đưa ra vận dụng vào các câu chuyện, thường là rất đúng chỗ, rất hợp cảnh, hợp người của diễn biến sự việc. Phùng Quán bảo: mẹ nuôi của tao là nhà sưu tập, nhà sáng tác vĩ đại, một đại diện cho các tác giả văn học dân gian Việt Nam. Mà đúng, cụ Trưởng Giơi thường nhặt những câu tục ngữ, ca dao ở ngoài chợ, ngoài đường. Nhặt để chơi, để nhớ, để vận dụng vào các câu chuyện giữa bà con lối xóm, giữa bà con họ hàng, giữa hai mẹ con với nhau. Ai thích thì thuộc, chứ trong thâm tâm cụ không có ý phổ biến những câu này. Phần lớn những câu đó là do cụ sáng tác tức thì, cụ vận không bao giờ trật.
Như hôm nọ, anh chàng Xuân Lê đến chơi. Cụ biết anh ta vừa vợ đi ngoại tình, vui chuyện, cụ trao đổi dăm câu điều hơn lẽ thiệt, khuyên bảo chàng Lê đừng buồn vì cái sự đời diễn ra như thế. Kết thúc câu chuyện cụ đọc ngay:Khi xưa ngọc ở tay ta/ Vì ta chểnh mảng ngọc sa tay người/ Ai ơi được ngọc chớ cười/ Ta nuôi không tốt để người khác nuôi. Xuân Lê bảo với Phùng Quán: “Nhà này có hai nhà thơ, nhà thơ quốc doanh là cậu, nhà thơ dân gian là cụ, quốc doanh nhất định thua dân gian. Cái gì văn học thành văn tránh né, không dám đả động đến thì dân gian làm ngay: Mỗi người làm việc bằng hai/Ðể cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Mỗi người làm việc bằng ba/Ðể cho chủ nhiệm xây nhà xây sân. Hay là: Thanh tra, thanh lý, thanh gì/ Cứ có phong bì là nó thanh kiu.
Xuân Lê nói là nói cho vui, cứ đọc kỹ những sáng tác của Phùng Quán, từ tác phẩm đầu tay “Vượt Côn Ðảo,” “Cuộc đời một đôi dép cao su”... ít nhiều le lói chất dân gian trong văn học thành văn, cho đến tác phẩm ở tuổi ba mươi như “Nước ta có một người mù” (nhà xuất bản Thanh niên định in nhưng khi phát hiện tác giả là Phùng Quán chứ không phải như tên ký ngoài bìa nên đình chỉ). Sau khi Phùng Quán được giải tỏa, lấy lại cái tên cúng cơm của mình thì nhà xuất bản cho biết đã làm thất lạc bản thảo, quyển này dày hơn năm trăm trang. Cho đến “Dũng sĩ chép còm” và “Tuổi thơ dữ dội” thì chất dân gian được Phùng Quán khai thác tài tình, tỉ mỉ nhất. Cuốn sách về đội thiếu niên trinh sát thành phố Huế năm 1946 trở thành một cuốn sách không thể thiếu trong mọi gia đình. Trong bộ tiểu thuyết ba tập dày hơn một nghìn trang, Phùng Quán đã cặm cụi, cân nhắc từng chữ, từng dòng trong ngôi lều giữa đảo Nghi Tàm lồng lộng gió hồ Tây. Tôi nghĩ, những ngày tuổi nhỏ chăn trâu cắt cỏ ở vùng quê Thừa Thiên, những ngày lang bạt kỳ hồ khắp miền Bắc, chất dân gian đã thấm vào máu thịt anh, lại được bà mẹ nuôi tiếp sức, vun đắp làm cho những trang văn xuôi của Phùng Quán thấm đẫm chất trữ tình, dân dã...
Hơn một lần, bên chén rượu, thường là trải chiếu bày ra dưới đất, Quán tâm sự:
- Các cậu thấy đấy, tớ chưa viết được trang nào về lối sống của người giàu, cũng như tình yêu nảy nở trong các cặp trai gái con nhà quý phái. Tớ không có vốn sống về cái này, lắm lúc muốn viết đành chịu thua. Thôi thì cái gì mình biết mình hẵng viết, may ra các cậu đọc còn cho là được. Cuộc sống trong trang sách của tớ là cuộc sống của những người cùng khổ, tình yêu nam nữ cũng là tình yêu của tầng lớp họ, nho nhoe viết về tầng lớp trí thức là tớ thất bại liền!
Sau ngày Phùng Quán qua đời, 22 tháng 1 năm 1995, bạn bè, đồng chí viết về Phùng Quán khá nhiều, các bài viết đăng ở hầu hết các báo Trung ương, địa phương, trong Nam, ngoài Bắc, cộng lại chắc không dưới một nghìn trang. Tất cả những dòng viết tràn đầy lòng cảm phục tài năng, nhân cách của Phùng Quán, tràn đầy niềm thương cảm một đời văn, một đời thơ và một đời vật lộn với miếng cơm manh áo. Tuy nhiên, một ngàn trang sách vẫn không vượt qua được sáu chữ của nhân dân khắc họa chân dung anh: cá trộm, rượu chịu, văn chui! Và hai câu lục bát tổng kết về sự nghiệp văn chương của anh rất hóm của bà mẹ nuôi xóm Nghi Tàm:
Công danh hai chữ lờ đờ
Bế con cho vợ để nhờ miếng ăn!
Trích “Ký Sự Phùng Quán”
.
.
.
No comments:
Post a Comment