Saturday, November 20, 2010

YÊU NƯỚC BẰNG LỜI hay BẰNG KHÍ PHÁCH ?

16/11/10 6:42 AM

VRNs (16.11.2010) – Sài Gòn – Chống ngoại xâm, đả đảo ngoại bang, bảo vệ tổ quốc, biểu tình, phản đối, bắt bớ… những động từ mạnh mẽ nhất của lòng yêu nước đã được thể hiện bởi một con người với dáng vẽ mềm yếu, nếu chỉ đánh giá bề ngoài.

Miến Điện có tinh thần của Suu Kyi (*) thì nay Việt Nam có tinh thần của Phạm Thanh Nghiên. Họ cùng có một trái tim dấn thân vì tự do và tinh thần yêu nước mãnh liệt. Quả thật, Phạm Thanh Nghiên ngày ấy tôi quen biết chỉ cao chừng 1m5 và nặng 38kg nhưng những gì chị đã làm cho chính tôi, một người đàn ông phải đắng họng để ngẫm nghĩ lại cuộc đời mình đã thật sự đáng để phải kể cho con cháu như tôi đang kể về chính chị ấy hay không.

Khi được hỏi về tinh thần yêu nước, có thể bạn sẽ phân vân và tìm lại định nghĩa ấy trong tư duy, ký ức để hình tượng hóa cái định nghĩa chân thành ấy, nhưng với tôi, Phạm Thanh Nghiên được xem là hình tượng lớn nhất của cái gọi là yêu nước. Sẽ có rất rất nhiều người trả lời “không” khi bạn hỏi họ: “Bạn đã từng tham gia biểu tình lần nào không?”. Và mấy ai tin rằng, người phụ nữ nhỏ bé Phạm Thanh Nghiên lại có thể lặn lội từ Hải Phòng để buổi sáng sớm tới Hà Nội để được thỏa lòng yêu nước của chính mình. Có lẽ, chị ấy sẽ là người tự tin nhất trong những người trả lời “có” cho câu hỏi đó, vì các bạn cũng biết rằng, cái bạo lực, bạo quyền hoành hành trước sự chống chọi nhỏ nhoi của 38kg là bất công đến mức nào.

Nếu một lần bạn đối chọi với những hung thần quyền lực (an ninh) thì bạn sẽ thấy cái trí tuệ sáng suốt và sức lực của mình yếu đi, lúc ấy nỗi sợ hãi sẽ chiếm hữu chính bạn và rồi bạo lực của kẻ độc tài sẽ hiện hình. Nhưng tôi tin rằng, với hành động “treo biểu ngữ chống Trung Quốc để bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa tại chính nhà mình của chị Phạm Thanh Nghiên” sẽ giúp bạn chiến thắng nỗi sợ hãi. Một khi tinh thần ấy tỏa khắp đất nước này, thì ngoại xâm và kể cả kẻ độc tài sẽ phải chùng bước và nhường lối cho cái “độc lập tự do” chính hiệu.

Ngày tôi được tin “chị sẽ treo biểu ngữ tại nhà” là lần đầu tôi ngượng với cái tôi nam nhi của mình thật sự. Vì chưa lần nào tôi dám thể hiện tinh thần yêu nước một cách đơn độc như vậy. Cho đến lúc đó, tôi chỉ dám cậy vào bầy đàn, số đông như cái bản năng tất yếu của động vật. Nhưng với Phạm Thanh Nghiên, quả thật là đã khác, khác hẳn với chính cái giới tính, vóc dáng, địa vị… mà chị sở hữu. Tôi nhận ra cái “dũng” giả hiệu và cái hèn “chính hiệu” của nam nhi nơi chính tôi. Còn bạn có hơn tôi?!

Chị đã từng bảo với tôi rằng: “Nếu đất nước này em không giữ được, thì gia đình em cũng sẽ mất.” Làm sao ta có thể thấy được điều này một cách đúng nghĩa nếu không hình dung (lại) đất nước tươi đẹp này (đã từng) bị ngoại bang xâm lăng.

Khi ấy, bạo lực từ chiến tranh sẽ làm suy yếu đất nước và suy nhược con người Việt Nam; Khi ấy những kẻ độc tài, bạo quyền sẽ trỗi dậy để đánh đo ván những kẻ thất bại cũng như hèn nhát; Khi ấy mỗi gia đình trong đất nước này mặc nhiên sẽ mất tự do và nguy hiểm sẽ gõ cửa nhà chúng ta; Khi ấy, con người sẽ bị bắt bớ, tra xét, ra tòa, vào khám… ngay lúc bạn và tôi đang còn say giấc; Khi ấy chúng sẽ không còn bảo vệ được chính mình thì gia đình làm gì còn …?

Chỉ mới hình dung “Khi ấy” cũng đủ để thấy tinh thần yêu nước sẽ luôn bảo vệ chính chúng, gia đình và tổ quốc. Và nay, Phạm Thanh Nghiên sống vì tinh thần ấy để đổi lại tình trạng tù đày (**). Hơn bao giờ hết Phạm Thanh Nghiên đã trở thành dấu chỉ lòng yêu nước mà chính tôi sẽ phải tâm niệm. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta dương cao tinh thần tự do cho Việt Nam cũng như cho khắp thế giới.

Trai B
–(*) Bà Suu Kyi là một nhà đấu tranh cho tự do dân chủ ở Miến Điện. Bà cũng đã bị chính phủ tống giam vào ngục nhiều năm http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/11/101112_suukyi_release_order.shtml
— (**)BBC News: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100129_phamtnghien_sentence.shtml

----------------------------------

Đọc Phạm Thanh Nghiên :

Phạm Thanh Nghiên

«Cho tôi gửi một lời khuyên»
Phạm Thanh Nghiên

Đăng ngày 14/12/2007 lúc 03

Phạm Thanh Nghiên
Đăng ngày 15/03/2008 lúc 04:02:03 EDT

Phạm Thanh Nghiên
Đăng ngày 03/05/2008 lúc 15:11:35 EDT

Phạm Thanh Nghiên
Đăng ngày 28/06/2008 lúc 18:46:33 EDT

Phạm Thanh Nghiên
Đăng ngày 12/09/2008 lúc 18:41:44 EDT
.
.
.

No comments: