Danlambao
Danlambao – Cũng là những tội phạm nhưng khi hành động phạm pháp của công dân Trần Thị Phụng trong sự cố bạo hành trẻ em đã được nhanh chóng phát hiện, xử lý nghiêm minh, thông tin minh bạch thì ngược lại những kẻ mặc áo công an, chà đạp nhân phẩm con người thì lại được đối xử hoàn toàn khác hẳn. Bởi vì họ là những kẻ đứng trên luật pháp. Và những nhà báo của đảng và nhà nước, mù hay sáng hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện hay thiếu vắng lương tâm.
Vào ngày 23 /11 một clip bảo mẫu bạo hành trẻ em loan truyền trên mạng đã gây phẩn nộ trong dư luận. Chỉ một ngày sau, công an ông an xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã xác nhận thủ phạm bạo hành trẻ em này là bà Trần Kim Phụng 52 tuổi, ngụ số nhà 2/91 ấp Bình Thuận 1 – Thuận Giao – Bình Dương. Hình ảnh của bà Phụng đã được các báo chí của đảng và nhà nước đăng tải rộng rãi.
2 ngày sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Trần Thị Phụng 2 tháng để điều tra về hành vi “Hành hạ người khác”.
Cùng lúc, Luật sư Thái Thanh Hải, Phó chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Bình Dương ngày 26/11 đã nhận trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của bé Hồ Thị Thuý Ngân trước hành vi bạo hành của bà Trần Thị Phụng.
Tất cả tin tức, hình ảnh, phóng sự và bài viết liên quan đã được đăng tải. Và đây là những gì mà quần chúng mong đợi ở cơ quan chức năng cũng như truyền thông, báo chí.
Vài ngày trước đó, một clip mại dâm cũng đã được lan truyền trên mạng và gây phẫn nộ dư luận. Lần này nạn nhân là cô gái người thiểu số và những kẻ thủ ác là công an nhân dân còn đảng còn mình đã chà đạp nhân phẩm con người qua việc quay phim, bạo hành ngôn ngữ và phát tán clip lõa thể của nạn nhân lên mạng.
Sự cố này xảy ra từ ngày 29 tháng 6, các công an đã “giải trình” đoạn phim với nhau, nhưng mãi đến gần 5 tháng sau, khi mà vụ việc đã bị phơi bày, thì ngày 18/11/2010 thì công an Quảng Ninh mới “xác định” được công an Thị Xã Cẩm Phả là tác giả của video clip. Phải chờ đến 2 ngày sau thì danh tính những côn đồ mặc áo công an này mới được công khai danh tính.
Và báo chí lề phải đồng loạt đăng tin. Điển hình như: Chiều 20-11, thượng tá Nguyễn Quốc Tiến, trưởng Công an thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), đã làm việc với Tuổi Trẻ, công khai danh tính sáu chiến sĩ công an bị tạm đình chỉ công tác do liên quan đến vụ clip bắt mại dâm được phát tán trên mạng.
Những tên công an bạo hành nhân phẩm con người được gọi là chiến sĩ. Khác với bà bảo mẫu hung ác Trần Kim Phụng không một hình ảnh nào của các “chiến sĩ” này được đăng tải.
Danh sách các chiến sĩ này là: Trung tá Lương Văn Thoại, Đại úy Ngô Duy Năng (hay Dương Ngô Năng?), Thượng úy Trần Văn Hoàn, Trung úy Hoàng Hà Long, Trung úy Đặng Trung Dũng, Thượng sĩ Hà Trọng Huân, Thượng sĩ Triệu Thanh Bình. Tất cả là các “chiến sỹ công an còn đảng còn mình”.
Trong khi ác phụ Trần Thị Phụng bị bắt tạm giam 2 tháng và bị khởi tố thì điều gì đã xảy ra cho những ác nhân công an này?
3 tên ác nhân trong nhóm 7 người có mặt tại hiện trường và 3 tên khác – copy clip mại dâm sau đó đã bị đình đình chỉ công tác 6 tháng. 4 tên còn lại hoàn toàn vô can. Công an lồng lộn tuyên bố phải tìm cho ra thủ phạm tiết lộ bí mật quốc gia trong khi biết rõ trò tung clip lên mạng cũng xuất phát từ ngay trong hàng ngũ công an.
Vụ việc đến đây thì báo lề phải tắt đèn. 6 tháng sau những tên côn đồ sẽ tiếp tục mặc áo công an. Tội ác đã được bảo kê và dung dưỡng. Công lý đã bị bẻ cong bởi những kẻ nắm quyền. Những công an côn đồ khác yên tâm tiếp tục sứ mạng hành dân mà đảng giao phó. Số phận của hai cô gái trẻ người dân tộc ở Lào Cai, Yên Bái đã bị đồng loại của mình cư xử như là súc vật như thế nào bây giờ chẳng ai biết chẳng ai hay.
Cũng là những tội phạm nhưng khi hành động phạm pháp của công dân Trần Thị Phụng trong sự cố bạo hành trẻ em bị phát hiện nhanh chóng, xử lý nghiêm minh, thông tin minh bạch thì ngược lại những kẻ mặc áo công an, chà đạp nhân phẩm con người thì lại được đối xử hoàn toàn khác hẳn. Bởi vì họ là những kẻ đứng trên luật pháp. Và những nhà báo của đảng và nhà nước, mù hay sáng hoàn toàn tùy thuộc vào sự hiện diện hay thiếu vắng lương tâm.
*
Bài liên quan:
.
.
.
No comments:
Post a Comment