Đăng bởi anhbasam on 28/11/2010
Hoạt động blog trên khắp thế giới
Trong một ấn bản đặc biệt, tổ chức World Service programme Digital Planet đã lưu ý đến vai trò của hoạt động blog, kiểm duyệt và nhà báo công dân. Trong đó đặc biệt đề cập đến các blogger ở Việt Nam, Cuba và Trung Quốc
“Có khoảng 18 đến 20 triệu người dùng Internet được ghi nhận ở Việt Nam, trong số đó có từ hai tới ba triệu người đang viết hoặc đọc blog mỗi ngày,” theo ông Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC cho biết.
“Việt Nam có một đội quân blogger vẫn trao đổi thông tin và các quan điểm với nhau, và họ thảo luận tất cả mọi loại chủ đề trên mạng trực tuyến từ chuyện trần tục cho tới vấn đề chính trị,” ông nhận xét thêm.
Dân chúng Việt Nam quan hệ với nhau chặt chẽ trên mạng, còn chính phủ thì tỏ ra quan tâm muốn có mạng internet.
“Đóng góp của chính phủ cho sự phát triển Internet là to lớn,” ông Nguyễn đánh giá.
“Internet băng thông rộng phổ biến ở Việt Nam và các quán cafe Internet cung cấp dịch vụ truy cập internet với giá rất rẻ”.
Americo Martins, biên tập viên tại Mỹ của Ban Thế giới đài BBC, đã nói rằng các blog đang trở nên quan trọng tại Cuba bất chấp cơ sở hạ tầng truyền thông nghèo nàn.
“Thật sự các bạn sẽ rất khó khăn mới vào được mạng internet cho hoàn hảo và rất ít người được quyền sử dụng máy tính.
“Tôi tới Cuba năm ngoái và đã rất vất vả để cố lên mạng internet.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghèo nàn đã làm cho những người Cuba trở nên tinh thông trong việc chế tạo ra những cách đi vòng (qua khó khăn) để giải quyết vấn đề của họ.
“Các sinh viên bán cách truy cập internet của họ cho những người hàng xóm và họ cũng lại làm tương tự đối với các cán bộ nhà nước,” ông Martins cho biết.
“Một số lượng kha khá người Cuba có cách truy cập internet, thường là bằng cách sử dụng những thủ thuật bất hợp pháp và chuyện này đang trở nên phổ biến hơn,” ông nói thêm.
Hoạt động blog cũng đang bùng nổ ở Trung Quốc, nơi mà giờ đây có lượng người sử dụng mạng trực tuyến đông nhất thế giới.
“Đúng hơn một phần tư dân số tham gia vào mạng trực tuyến theo một cách này hay cách khác và khoảng 150 triệu blog hoặc những người dõi theo các nội dung trên blog,” theo lời ông Shirong Chen, biên tập viên ban Trung Quốc của đài BBC.
“Dân chúng không chỉ đang tham gia vào hoạt động blog vì những chuyện cá nhân của họ mà họ còn đưa vào blog những chuyện chính trị, cũng như những nội dung nhạy cảm.
“Bạn có thể tìm được mọi chủ đề và lời khuyên trong thế giới blog Trung Quốc,” ông nói.
Ngăn chặn và kiểm duyệt
Bất chấp tính phổ biến của hoạt động blog, nhiều người sử dụng mạng phải đối mặt với những hạn chế về những điều mà họ có thể đọc và nói được trên mạng trực tuyến.
Trung Quốc đang có những kế hoạch đưa những hệ thống lọc thông tin vào các máy tính cá nhân mới được sản xuất để từ đó sẽ hạn chế việc truy cập vào nội dung khiêu dâm hoặc bạo lực.
Nhiều người nghi ngờ rằng việc này là một cách khác để tránh cho dân chúng không tiếp cận được những nội dung nhạy cảm hoặc nội dung có ý kiến chính trị khác biệt.
“Các nhà chức trách Trung Quốc đã trở nên tinh vi hơn trong việc ngăn chặn các hoạt động trên internet,” ông Chen nhận xét.
“Chính quyền Trung Quốc đặt ra những nhóm người làm việc (trong các ban bộ kiểm duyệt) để đảm bảo rằng nội dung nhạy cảm sẽ không được công bố và giờ đây họ đang yêu cầu những nhà sản xuất máy tính cá nhân cài đặt phần mềm để ngăn chặn việc truy cập vào những trang web nào đó và có khả năng ngăn chận kể cả một số blog nào đó.
“Phần mềm này sẽ có khả năng chặn những địa chỉ trang web cụ thể và các câu văn cụ thể theo cách chúng được viết vào trong mã nguồn.
“Họ không chỉ chặn các thông tin hay yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ internet loại bỏ các thông tin đó ra khỏi mạng trực tuyến, việc mà họ đã làm trong tuần kỷ niệm cuộc tàn sát ở Thiên An Môn, khi người Trung Quốc bắt đầu chặn các mạng xã hội như Twitter, Flickr và một số blog,” ông Chen nói.
“Trên thực tế một blogger đã nhận ra rằng blog của anh ta đã bị chặn bởi những người bạn gửi tin nhắn cho anh và hỏi vì sao họ không đọc được nó.
“Bản thân của các blogger đã trở nên sành sỏi hơn và đang cố tránh những sự kiểm duyệt và tránh các hệ thống lọc kỹ thuật bằng cách sử dụng dấu chấm hoặc dấu nối ở khoảng giữa các câu văn,” anh cho biết thêm. *
“Ở Trung Quốc và Việt Nam quí vị nhìn thấy một hệ thống cố kiểm soát về mặt chính trị những gì được đề cập đến ở đó, thế nhưng dân chúng được vào mạng internet,” ông Martins nói.
“Tại Cuba thì lại có một câu chuyện hoàn toàn khác, bạn nhìn thấy có rất ít người sử dụng blog, điều này làm cho các nhân viên an ninh có lợi thế để biết ít nhiều rằng ai là những người đang sử dụng blog, vì thế nhân viên an ninh đôi khi hăm doạ và hành hung (người sử dụng blog).
“Một số người sử dụng blog bị bắt hoặc các nhân viên an ninh cố làm mất uý tín các blogger bằng cách nói rằng các blogger nhận tiền của Hoa Kỳ (để viết blog).
“Về lý thuyết bạn có thể đưa lên blog mọi thứ và nhiều người làm vậy cho tới khi chính quyền thực sự bắt đầu gây sức ép lên một số người đó,” ông nói.
Blogger nổi tiếng nhất ở Cuba là một phụ nữ được gọi là Yoani Sanchez, từng viết những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày của cô trên một trang web có tên là “Generation Y”.
“Bản thân Sanchez không có điều kiện truy cập vào blog, nhưng cô đã gửi thư điện tử (email) các bài viết cho bạn bè ở nước ngoài và chính những người nầy đưa chúng lên blog cho cô bằng tiếng Tây Ban Nha rồi dịch ra vài ngôn ngữ khác,” ông Martin kể.
“Bản thân Sanchez không có điều kiện truy cập vào blog, nhưng cô đã gửi thư điện tử (email) các bài viết cho bạn bè ở nước ngoài và chính những người nầy đưa chúng lên blog cho cô bằng tiếng Tây Ban Nha rồi dịch ra vài ngôn ngữ khác,” ông Martin kể.
“Blog cá nhân nầy có sức mạnh ghê gớm ở một xứ sở như Cuba, và cô đã trở thành một nhân vật gây ấn tượng đến người khác bởi vì cô viết về cuộc sống hàng ngày của cô và đó chính là điều chọc tức chính quyền.
“Hoạt động hàng ngày của người Cuba được phơi bày lên cho báo chí thế giới, tình trạng thiếu lựa chọn của họ (trong nhiều lãnh vực) và thiếu hàng hóa để mua sắm của họ, cô đã trở thành một người nổi tiếng vì đã phơi bày những điều ấy và phô bày cho thấy đời sống khó khăn hiện tại ở Cuba ra làm sao.”
Cô Sanchaz đã được tạp chí TIME bình chọn năm 2008 như là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên thế giới [(mời bấm vào xem blog của cô, nó được TIME bình chọn là một trong 25 blog hàng đầu năm 2009)] mặc cho thực tế rằng cô có ảnh hưởng ở nước ngoài và chỉ nổi tiếng đối với công an, Nhà nước và những thế lực kiểm soát hệ thống internet ở Cuba.
“Chính phủ Việt Nam đã và đang học được nhiều từ Đảng Cộng sản Trung Quốc trong cách kiểm soát phương tiện truyền thông,” ông Nguyễn nhận xét.
“Chính phủ nước này đã làm ngơ trong 10 năm qua bởi tiền đề mà dựa trên đó để cải cách Việt Nam, chúng tôi chỉ mới mở cửa về mặt kinh tế.
“Họ thừa nhận rằng công nghệ và internet là một bộ phận của nền kinh tế, cho nên họ bỏ qua việc kiểm soát hoàn toàn internet,” ông cho biết thêm.
Hoạt động blog xuất phát từ Nhà nước
Nhiều blogger chính trị nổi tiếng ở Việt Nam, ví dụ như “ChangeWeNeed” và “Osin”, được mọi người nghĩ rằng họ có những nguồn tin ở cấp cao bên trong chính quyền và những nhân vật cao cấp nầy tiết lộ những vụ bê bối chính trị.
Họ là ai, hoặc có bao nhiêu người đứng đằng sau blog “ChangeWeNeed” vẫn còn là một điều bí mật, thế nhưng họ khẳng định là đã gặp gỡ những nhà lãnh đạo quân sự của Việt Nam.
Blog nổi tiếng khác có tên là “Dòng Sông Xanh”, blog nầy đã chỉ ra tất cả những nhà chính trị và quan chức chính quyền đang lái dụng những chiếc xe hơi đắt tiền.
“Blogger đó đã kể tên nhiều người và chính quyền đã không có bất cứ động thái nào để phủ nhận chuyện này,” ông Nguyễn giải thích.
“Dường như các blogger nầy đang ở chức vụ rất vững vàng trong hệ thống Cộng sản ở Việt Nam và có được quyền để tiếp cận thông tin.
“Nhiều blogger làm việc cho Nhà nước và truy cập internet qua các máy tính của chính chính quyền,” ông cho biết.
Tại Trung Quốc, người dân được khuyến khích viết blog để đồng cảm với chính quyền.
“Những blog này một phần xuất phát những người tin tưởng vào hàng ngũ chính quyền, thế nhưng cũng có những bài báo nói về những người mà nhiệm vụ của họ là để “cấy” các blog vào trong thế giới của các blog, để thúc đẩy chính quyền theo hướng mà họ muốn,” ông Chen phân tích.
“Một số blog tỏ ra khéo léo, song có một số nói thẳng về đường lối của đảng.
“Nhiều bllogger đang sử dụng blog của họ như là một thứ vũ khí chính trị để chiến đấu cho tự do và các quyền của chính họ,” ông nói.
Đời sống hai mặt
Ở Việt Nam, nhiều nhà báo đã và đang trở nên hiểu biết rõ về tiềm năng mạnh mẻ của các blog.
“Vào ban ngày, một số blogger có thể làm việc cho các tờ báo của nhà nước, họ viết những bài báo có nội dung giống nhau để tán dương chính phủ làm những công việc rất tốt đẹp, thế nhưng vào ban đêm họ viết vào những blog của riêng họ với nội dung hoàn toàn khác,” theo lời ông Nguyễn.
Còn theo ông Martins: “Các blogger đang trở nên có ảnh hưởng nhiều hơn và quí vị có nhiều nhà báo viết blog từ hệ thống truyền thông truyền thống đã quyết định hoặc là từ bỏ mọi thứ hoặc là hướng tới những cuộc sống hai mặt.”
“Họ đang trở nên có ảnh hưởng hơn bởi vì họ đưa ra một quan điểm khác biệt và thông tin khác biệt, các thứ thông tin và quan điểm mà các phương tiện truyền thông nhà nước không đề cập đến,” ông nhận xét.
Digital Planet là chương trình phát thanh và truyền hình của Ban Thế giới Đài BBC phát vào thứ Ba, 12 giờ 32 phút và phát lại vào 16 giờ 32 phút, 20 giờ 32 phút và vào thứ Tư lúc 0 giời 32 phút giờ GMT. (lấy giờ nầy và + thêm 7 giờ = giờ ở VN)
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
* Thay vì viết Thiên An Môn thì sẽ bị hệ thống kiểm duyệt không cho hiện ra các trang viết về các đề tài ấy, các blogger viết tiếng Trung Quốc vào hộp search của trang google.com, bing.com, hoặc của yahoo.com:
Thiên-An-Môn, hoặc Thiên.An.Môn.
Hai cách nầy đi vòng qua hệ thống kiểm duyệt, nhờ thế họ vẫn đọc được các tin bị cấm đọc.
--------------------------------------
.
.
.
No comments:
Post a Comment