Thursday, November 4, 2010

VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ TRONG VIỆC VIẾT BLOG TẠI VIỆT NAM (Human Rights Watch)

Sophie Richardson

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ
29.10.2010

Sophie Richardson, Giám đốc châu Á của Tổ chức Human Rights Watch đã nói chuyện với Emma Wilson, phóng viên mục Fresh Outlook của tờ Foreign Policy về những động cơ chính trị trong việc bắt giữ các bloggers tại Việt Nam.

Emma: Bà nghĩ gì về việc chính quyền về Việt Nam đã tiếp tục giữ ông Nguyễn Hoàng Hải trong tù quá hạn được trả tự do của ông ?
Bà Richardson: Nguyễn Văn Hải (được biết đến với bút danh Điếu Cày) rõ ràng đã không bị trừng phạt vì tội trốn thuế. Ông đã bị công an bắt giữ nhiều lần trước khi bị bắt vì từng tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do. Ông đã bị bắt ngay trước khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh diễu hành qua Thành phố Hồ Chí Minh và đã có các bàn bạc giữa các blogger để tổ chức một cuộc biểu dương chống đối khác. Các thành viên của một đơn vị cảnh sát đặc biệt chịu trách nhiệm theo dõi và can thiệp trong các trường hợp về chính trị đã tiến hành bắt giữ ông về tội thiếu thuế trên một căn nhà cho thuê do ông sở hữu, đó là một cái cớ vô lý để bắt giữ ông vì hành vi chính trị của ông.
Có nhiều lý do khiến các cơ quan chính quyền muốn giữ ông ở trong tù. Điếu Cày hết sức có ảnh hưởng với các blogger bất đồng chính kiến, đặc biệt là một nhóm blogger ở miền Nam đã trở nên bị tan rã sau khi ông bị vào tù. Nếu được thả tự do, ông sẽ trở thành một lực nam châm và liên kết các blogger - điều mà chính phủ không muốn nhìn thấy xảy ra trước khi Đại hội của Đảng.
Thứ hai, kể từ khi Điếu Cày bị bắt giữ, các thành viên khác của Câu lạc bộ nhà báo tự do đã không ngưng các chỉ trích chính quyền của họ. Nhà chức trách muốn dẹp bỏ cả nhóm này do đó đã bắt đầu bằng sự bắt giữ và sau đó là kéo dài hạn tù của Điếu Cày và gần đây nhất là đã bắt giữ AnhBaSG (Phan Thanh Hải), cả hai đều là thành viên sáng lập của Câu lạc bộ này.

Emma: Thậm chí có nhiều blogger và các nhà hoạt động hơn đã bị bắt giữ trong tuần này. Theo quan điểm của bà, phải chăng đã có những động cơ chính trị trong sự việc này ?
Bà Richardson: Những vụ bắt giữ các blogger và các nhà hoạt động này chắc chắn là có động cơ chính trị bởi vì các nhà hoạt động hòa bình và các blogger này đã cùng lớn tiếng trong việc chỉ trích chính sách của chính phủ. Vụ bắt giữ có động cơ chính trị nhất gần đây là của nhà văn bất đồng chính kiến Vi Đức Hồi - một thành viên của tạp chí Tổ quốc (thành lập bởi một nhóm các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam). Ông bị bắt ngày 27 tháng 10 và sẽ bị giam bốn tháng để chờ điều tra thêm. Hai người khác bị bắt giữ trong tuần này (Phan Hà Bình, ký giả báo Tiền Phong, người đã viết dưới bút danh Hà Phan, và blogger Lê Nguyễn Hương Trà, người đã viết blog dưới bút danh Cô Gái Đồ Long) bản thân không phải là những người bất đồng chính kiến, nhưng chúng tôi vẫn xem việc bắt giữ họ như các hành vi có động cơ chính trị vì chúng phản ánh cuộc đấu tranh nội bộ giữa các phe phái khác nhau trong Đảng.

Emma: Theo bà tại sao có những vụ bắt giữ này ?
Bà Richardson: Trước một sự kiện quan trọng (chẳng hạn như Đại hội Đảng), chính quyền thường cố gắng dập tắt những tiếng nói bất đồng.

Emma: Bà nghĩ gì về thời gian tính của những vụ bắt giữ ngay trước chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ ?
Bà Richardson: Hiện đã có một thứ khuôn mẫu của việc công an vây bắt, giam giữ hoặc quản thúc tại gia nhiều bất đồng chính kiến trước khi các sự kiện quốc tế diễn ra tại Hà Nội, để các nhà báo nước ngoài không thể nói chuyện với họ được. Điều này đã từng diễn đi diễn lại.

Emma: Bao nhiêu vụ bắt giữ có "động cơ chính trị" đã được thực hiện trong năm nay ?
Bà Richardson: Thật khó nói - ở Việt Nam, nơi mà chính phủ kiểm soát báo chí, nhiều vụ bắt giữ vì động cơ chính trị đã xảy ra quá xa ánh sáng công cộng, ví dụ như những người Thượng ở Tây Nguyên đã bị bắt vì họ thuộc về một giáo hội độc lập mà chính phủ không chấp nhận. Ba nhà hoạt động về quyền lao động bị kết án tù trong tuần này đã bị bắt giữ từ cuối tháng Hai. Tuy nhiên, các vụ bắt giữ họ không hề được giới truyền thông quốc tế biết đến trong nhiều tháng trời, bởi vì họ bị biệt giam, không được tiếp cận với luật sư hoặc gia đình trong suốt thời gian giam giữ trước khi xét xử.

Emma: Điều gì cần phải làm gì về những vụ bắt giữ này?
Bà Richardson: Các nhà tài trợ song phương cho Việt Nam nên kêu gọi Việt Nam thả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và kêu gọi cải cách hệ thống pháp luật tội phạm hóa quyền tự do ngôn luận của chính quyền, việc kiểm duyệt sử dụng Internet, hạn chế quyền tự do lập hội và hội họp. Các nhà tài trợ có ảnh hưởng như Nhật Bản, EU và Mỹ nên liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa thương mại và các viện trợ có quan hệ với Việt Nam để cải thiện sự tôn trọng về nhân quyền.
.
.
.

No comments: