Nguồn: Robert X. Cringely
bums, X-Cafe chuyển ngữ
Sun, 11/21/2010 - 09:11
Một cái gì đó đã làm tôi gần đây không được thoải mái cho lắm và đấy chính là phỏng đoán của chúng ta cho rằng Trung Quốc sẽ là siêu cường tiếp theo của thế giới và rằng chúng ta tốt hơn hết nên làm quen dần với điều đó. Vớ vẩn. Chúng ta đang bước vào thập niên của Trung Quốc, chứ không phải là thế kỷ của Trung Quốc.
Thế kỷ này thuộc về Ấn Độ
Thế kỷ trước tất cả thuộc về người Mỹ. Chúng ta khi bước chân vào thế kỷ 20 là một đất nước vĩ đại nhưng không phức tạp. Nền công nghiệp của chúng ta có lẽ đã làm cho chúng ta trở nên một yếu tố trong Thế chiến thứ nhất. Tính sáng tạo trong văn hóa của chúng ta đã lôi cuốn những người hâm mộ trên thế giới trong những năm 1920 và - 90 năm sau đó - vẫn không hề mất đi. Kết quả của điều này sẽ không phải là thế kỷ Bollywood. Cuộc đại khủng hoảng đã bảo đảm cho chúng ta một chỗ bên bàn tiệc, thể hiện qua việc chúng ta có thể lôi kéo rất nhiều người trên thế giới ngồi xuống cùng với chúng ta. Chiến tranh Thế giới thứ hai đã nhìn thấy việc chúng ta giữ gìn thế giới này, nắm lấy quyền điều khiển hàng nửa thế kỷ với địa vị thống trị toàn cầu (ơn Chúa). Tuy nhiên giờ đây chúng ta đã làm cho điều đó trở nên rối rắm đôi chút do trì trệ, do lòng tham và do sự thiếu hiểu biết về chính cái thế giới mà chúng ta đã tạo ra. Chúng ta đã tạo nên điều đó cho chính mình qua việc suy nghĩ rằng chẳng có gì thực sự có thể làm tổn thương được chúng ta. Thế nhưng cuối cùng điều đó cũng chẳng đúng gì hơn cái ý tưởng cho rằng dạ dày của Harry Houdini [nhà ảo thuật Mỹ] có thể chứa được bất kỳ thứ rượu punch nào.
Vì vậy, chúng ta đã phải nhường bước cho người Ấn độ. Chứ không phải cho người Trung Quốc. Trung Quốc có dân số, có quyết tâm, có hệ thống giáo dục, có dự trữ ngoại tệ - nghĩa là có tất cả mọi thứ để làm cho nó trở nên một siêu cường toàn cầu, ngoại trừ hai điều: 1) thiếu một tầng lớp trung lưu đang nổi lên tương đương với thế hệ Baby Boomers của chúng ta, và, 2) thiếu một cộng đồng dân cư hải ngoại có chức trách ( hãy tìm đi, tôi sẽ đợi).
Trái ngược với Trung Quốc, Ấn Độ chỉ có hai điều: 1) một tầng lớp Baby Boomer thực sự, và; 2) một cộng đồng dân cư hải ngoại có chức trách (bạn đã tìm ra chưa?). Ngoài ra về Ấn độ chẳng còn có gì khác hầu như hoạt động - chẳng có gì. Ấn Độ đó là tham nhũng và chia rẽ. Trong khi Ấn Độ có truyền thống thương mại thì nó lại không phải là một cái gì đặc biệt hiệu quả. Chủ nghĩa phân vùng và tinh thần đảng phái, hoặc là về kinh tế, xã hội, hay về tôn giáo, sẽ ngăn Ấn Độ từ xưa tới nay thực sự cộng tác với nhau. Nhưng điều đó không quan trọng vì hai điểm của tôi ban đầu đưa ra là đủ.
Cái tôi thấy thú vị là hầu hết mọi người đều coi cái điều Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường kế tiếp cứ như là sự thật được viết trong Kinh thánh, bởi vì điều đó quá được định hướng theo những con số (số đô la cơ sở hạ tầng rất lớn, có số đô la sản xuất lớn, có mức độ giàu có tính theo đầu người cao hơn so với Ấn Độ, có tầng lớp trung lưu lớn hơn, v.v... ). Hơn nữa, dễ dàng thấy Trung Quốc trở nên áp đảo bởi vì chúng ta thích, tôi nghĩ vậy, để được chinh phục về mặt kinh tế bởi những người rất khác với chính chúng ta. Và Trung Quốc đúng là có vẻ khác hơn Ấn Độ.
Trung Quốc có tất cả, nhà máy và tiền (tiền của chúng ta - liệu đó có phải là cách mà chúng ta muốn nhìn về điều đó?). Trung Quốc cũng tự lừa dối bản thân mất một thế hệ qua việc kiểm soát dân số quá hăng hái, điều này có thể tốt cho toàn cầu, nhưng có hại cho quyền bá chủ. Nhưng lý do lớn nhất tại sao Ấn Độ sẽ giành chiến thắng và Trung Quốc sẽ bị thất bại là ở chỗ Trung Quốc tự khép kín quá nhiều. Họ không hòa hợp.
Hãy xem xét các công ty đa quốc gia trên thế giới. Và hãy so sánh các giám đốc điều hành của chúng có quốc tịch hoặc có gốc Ấn Độ và Trung Quốc với nhau. Trong khi người Ấn Độ điều hành ở khắp nơi. Còn người Trung Quốc thì chẳng thấy ở đâu.
Bây giờ hãy nhớ lại những gì luật lệ của các công ty phương Tây dạy chúng ta - rằng các nhà quản lý kiểm soát công ty, chứ không phải các cổ đông của nó. Trung Quốc không chỉ là Trung Quốc với 1,5 tỷ con người, mà là người Trung Quốc bên trong cộng với người Trung quốc tại các cộng đồng hải ngoại của họ trên toàn thế giới. Cũng tương tự như vậy đối với Ấn Độ. Điểm quan trọng tuy không nghiêm chỉnh về chính trị nhưng nó vẫn đúng - đó là có một sự khác biệt lớn giữa đại diện lãnh đạo người Ấn Độ và người Trung Quốc tại trên 500 tập đoàn đa quốc gia hàng đầu.
Bạn có thể lướt nhanh bỏ qua con số CEO, Coos, CTOs, CIO, và CFO người Ấn độ khi đó sẽ tìm thấy hàng quân đoàn hoạt động dưới cấp CXX. Tôi đồ rằng cảm giác thoải mái của họ đối với văn hóa phương Tây, ngôn ngữ, kỹ năng tiếng Anh của họ, và - có lẽ là điều quan trọng nhất - đó là việc họ được người Anh rèn luyện về mặt thể chế, là những cái đã làm cho họ trở nên những điều hành viên hành chính và chính trị tốt nhất, những người - ngay cả khi họ không thể đóng góp thêm vào một đồng đô la giá trị nào cả - vẫn sử dụng những kỹ năng đó để tồn tại trong bầy đàn và để vượt lên hàng đầu. Ngược lại, bạn sẽ thấy hầu như không có giám đốc điều hành cấp cao nào của Trung Quốc trong các tập đoàn đa quốc gia mà không phải là tập đoàn của Trung Quốc.
Để điều này bên cạnh các tập đoàn Ấn độ trong nước, những tập đoàn đã quản lý 10% tăng trưởng trong năm năm qua mặc cho có sự không hiệu quả một cách vô lý của thị trường Ấn Độ và bạn sẽ cảm nhận một sự chuyển động phi thường và sẽ cho Trung Quốc ăn khói trong vòng 10 đến 20 năm tới.
Sau nữa, hãy nhớ rằng lực lượng lao động của Ấn Độ sẽ vẫn còn trẻ và đang phát triển trong 10 năm tới so với một dân số già đi nhanh chóng của Trung Quốc và thực tế là Ấn Độ không chỉ đã giành chiến thắng trong ngành dịch vụ và dược phẩm, mà cũng còn chứng minh mình thông minh hơn và nhiều sáng tạo hơn trong sản xuất công nghiệp.
Trung Quốc không phải là một cá cược đặc biệt tốt khoảng sau năm 2020, mặc dù nền kinh tế nội địa Trung Quốc sẽ phát triển đặc biệt thành công trong vài năm tới - chính vì thế họ sẽ giành chiến thắng trong một thập kỷ, tuy nhiên không phải là thế kỷ.
Lịch sử cũng còn cho thấy, cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều chơi không tốt. Cả hai đều là kiêu ngạo một cách không biết xấu hổ và cả hai đều ích kỷ. Trung Quốc quá từ trên xuống (top-down) và Ấn Độ thì lại quá bị điều khiển bởi các vấn đề chính trị ngắn hạn. Các công ty Trung Quốc không thích giao dịch với người Ấn Độ.
Xem đây, cái này là tất cả những gì có ý nghĩa trong tương lai. Là cái rất tốt cho ngôn ngữ tiếng Anh, cho một điều. Điều đó có vẻ như không nhiều, nhưng, ít nhất cũng là cho những ai trong chúng ta có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh. Không phải tiếng Anh là thứ tiếng rất tuyệt vời, thế nhưng bạn sẽ thấy, nó không phải là tiếng Quan Thoại. Người Ấn Độ sẽ đảm bảo sao cho Quan Thoại không thể trở thành ngôn ngữ chính. Và nếu họ có thể làm được điều đó thì họ cũng sẽ đảm bảo rằng Nhân dân tệ không thể thay thế cho đồng Đô la, bởi vì nó không phù hợp với quyền lợi của họ xuất phát hoặc từ một công ty quốc gia hay từ một công ty đa quốc gia theo quan điểm quản lý.
Tôi cho rằng các tập đoàn đa quốc gia được kiểm soát một cách có hiệu quả bởi cộng đồng người Ấn hải ngoại thậm chí sẽ không cần lý do để làm việc nhiều hơn với Ấn Độ thay vì với Trung Quốc khi mà Trung Quốc đang ngày càng trở thành nỗi đau cho thế giới. Kể từ khi Ấn Độ kiểm soát các tập đoàn đa quốc gia, họ có sự quan tâm đặc biệt đến việc không để sụp đổ hoàn toàn tại Mỹ và châu Âu.
May mắn thay cho chúng ta.
Mặc dù không có mấy lạc quan nổi lên trên cái ý tưởng, rằng các nhà quản lý Ấn Độ sẽ cho phép chúng ta tồn tại như là nền kinh tế có khả năng hồi sinh chủ yếu chỉ để giữ chân người Trung Quốc trong lúc khó khăn, thì chúng ta cũng hãy nhớ rằng sự sống còn chính là một điều kiện tiên quyết cho sự hồi sinh tuyệt đối.
Nếu chúng ta có một hy vọng làm cho thế kỷ 22 một lần nữa là của chúng ta (và tôi nghĩ rằng điều đó có thể làm được), chúng ta phải bắt đầu ở một nơi nào đó.
-----------------------
"Baby Boomer": chỉ thế hệ sinh sau Thế chiến thứ II, khi lính Mỹ (hoặc bất cứ lính nào) trở về từ chiến tranh, lập gia đình dẫn đến bùng nổ sinh sản. Thế hệ này hiện đang bước vào tuổi về hưu.
.
.
.
No comments:
Post a Comment