Cymbidium, X-Cafe chuyển ngữ
Mon, 11/22/2010 - 02:21
Trong khi Tây Phương ca ngợi giải Nobel dành cho Lưu Hiểu Ba, Trung Quốc cho đó là một cố gắng ép đặt giá trị Tây Phương trên họ.
Ủy ban Giải Nobel Hòa Bình của Na Uy đã làm một việc đúng đắn trong việc trao giải thưởng năm nay cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba. Nhưng phản ứng tức giận của Trung Quốc cho thấy làm đúng sẽ trở nên phức tạp ra sao khi chúng ta bước vào một thế giới ngày càng xa Tây Phương.
Lưu đúng là người xứng đáng được giải thưởng này để cùng sánh vai với Andrei Sakharov, Aung San Suu Kyi và Nelson Mandela. Trong hơn 20 năm, ông đã liên tục cổ vũ cho thay đổi bất bạo động ở Trung Quốc, luôn luôn theo đường hướng tôn trọng nhiều hơn cho nhân quyền, pháp quyền và dân chủ. Ông đã trả giá cho sự vận động bất bạo động này bằng nhiều năm tù giam và sách nhiễu. Không giống như Barack Obama, người năm ngoái được giải chỉ vì hứa làm những gì ông sẽ làm, Lưu được giải vì những gì ông đã thực sự thực hiện.
Chính quyền Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn không cho ông nhận giải thưởng. Họ trực tiếp đe dọa ủy ban Nobel bằng những hậu quả tiêu cực cho quan hệ Trung Quốc-Na Uy. Kể từ khi loan báo, họ miêu tả giải thưởng như là một điều "tục tĩu," cấm báo chí bị kiểm duyệt trong Trung Quốc bất kỳ không được đề cập đến nó, quản thúc tại gia vợ của Lưu, giam giữ các nhà trí thức phản biện khác, hủy bỏ các cuộc đàm phán xuất khẩu với Na Uy - và hiện giờ thế nào cũng đang suy nghĩ tìm cách đối phó với sự kiện này.
Trong khi đó, ở các thủ đô Tây Phương, nhiều người đang âm thầm đặt câu hỏi liệu sự kiện đó thực sự là một quyết định hay. Những câu hỏi này quan trọng, nhưng phải phá bỏ ngay lập tức một lời ngụy biện đạo đức giả hoặc tự lừa dối. Lời ngụy biện cho đó là điều không may cho chính những nhà bất đồng chính kiến nếu người chống đối hàng đầu nhận được giải thưởng Nobel. Người ta đã thấy một trường hợp tương tự mà các chính trị gia Tây Phương vấp phải khi họ từ chối gặp Sakharov, Lech Walesa hoặc Vaclav Havel. Bình luận về chuyến viếng thăm Moscow của một chính khách lão thành người Hoa Kỳ, một nhà văn người Nga đã nói với tôi, "Ông ta nói rằng sẽ không tốt cho Sakharov nếu họ gặp nhau, nhưng ông ta thực sự muốn ám chỉ là sẽ không tốt cho ông nếu gặp Sakharov."
Hãy để cho các nhà bất đồng chính kiến quyết định những gì tốt cho chính họ. Tất cả những bằng chứng mà chúng ta có cho đến nay cho thấy rằng các nhà đối kháng Trung Quốc đang vui mừng với giải thưởng này, mặc dù theo tiên đoán khá chính xác, điều này có nghĩa là họ phải đối diện với một cuộc đàn áp nữa. Không phải như là Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đó đã đối xử với họ một cách tử tế. Ông Lưu đã bị án tù giam 11 năm vào năm ngoái mặc dù với tất cả "ngoại giao ngầm" của Tây Phương và các chính trị gia khác. Theo vợ ông kể, ông rất cảm động khi nghe tin về giải thưởng của mình ở trong tù, và ông hiến dâng giải thưởng này cho những "linh hồn đã khuất" của Thiên An Môn.
Tại thời điểm này, Ông Lưu và các người đồng hành là một thiểu số rất nhỏ của dân Trung Quốc. Hầu hết đồng bào của họ đã chấp nhận chính sách được Đảng Cộng Sản đưa ra từ cuối thập niên 1970, và nhiều hơn nữa nhất là từ năm 1989: tự do kinh tế ngoạn mục, và tự do đáng kể về xã hội, văn hóa và thậm chí cả trí tuệ, miễn là họ không thách thức cột trụ chính trị trung ương của nhà nước do đảng lãnh đạo. Về phương diện này, ông Lưu không thể so sánh với Mandela hoặc Suu Kyi, những vị lãnh đạo của phong trào quần chúng bị áp bức.
Như Ủy ban Nobel đã nói trong bài tuyên dương của họ, người ta phải thừa nhận rằng phiên bản lai căng của chủ nghĩa tư bản độc đoán chưa từng có của Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu dân ra khỏi nghèo đói và đang cung phụng công dân của họ qua nhiều cách. Không như Myanmar hoặc Nam Phi phân biệt chủng tộc, nhà nước Trung Quốc được dân chúng ủng hộ rất nhiều. Tất nhiên, các thử thách sẽ đến khi sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Đơn giản là chúng ta không thể biết là các người đồng hành với Lưu sẽ nghĩ ra sao về ông ta 20 năm sau, đại khái như vậy. Hầu như đó là điều không tưởng nếu cho rằng mọi thứ sẽ đảo ngược như đã từng xảy ra ở Tiệp Khắc để một nhà đối kháng đơn độc như Havel đột nhiên trở thành tổng thống dân cử. Nhưng hãy tưởng tượng xa hơn tí nữa, cho rằng ông Lưu là một phép thử cho sự gan dạ của một nhà lãnh đạo cải cách. Như cú điện thoại của Mikhail Gorbachev gọi cho người đoạt giải Nobel, Sakharov, đã chấm dứt bản án lưu đày của ông ta và đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Liên Xô. Có thể một cú điện thoại cho ông Lưu, người thắng giải Nobel, từ một vị lãnh đạo Trung Quốc kế, hoặc kế nữa, sẽ đánh dấu thêm một mốc trong sự hiện đại hoá chính trị của Trung Quốc? Bản công bố của một bức thư ngỏ hôm thứ Ba từ các cựu quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản đòi hỏi thêm quyền tự do phát biểu là dấu hiệu cho thấy hy vọng của các nhà cải cách trong đảng và các nhà bất đồng chính kiến ngoài đảng không nhất thiết khác nhau cả dặm.
Tuy nhiên, hoàn toàn có thể là Lưu và các người đồng hành của ông sẽ vẫn là một thiểu số nhỏ, đại diện cho một truyền thống có thật nhưng không bao giờ có ưu thế trong lịch sử Trung Quốc hiện đại: sự hiện đại hóa cởi mở dựa vào lập hiến mà họ nêu lên trong bản tuyên ngôn Hiến Chương 08, và nó đã đưa Lưu đến tù tội và giải thưởng.
Phản ứng sợ hãi và cảm nghĩ bị xúc phạm của nhà nước đảng trị Trung Quốc chứng tỏ sự thiếu tự tin của chính họ và sự thiếu khả năng cố hữu đúng cơ bản Lênin để tha thứ bất cứ nguồn gốc thật sự độc lập có ảnh hưởng xã hội và chính trị nào. Những phản ứng đó cũng cho thấy một cảm tưởng sâu xa được cảm nhận rộng rãi: quốc nhục vì bàn tay Tây Phương. Họ thèm được quốc tế công nhận về được giải Nobel lắm chứ. Nhưng ai là ba người Trung Quốc hoặc có liên quan đến Trung Quốc đoạt giải Nobel này? Cao Hành Kiện, một tiểu thuyết gia người Trung Quốc di cư sang Pháp và mang quốc tịch Pháp, Đức Đạt Lai Lạt Ma, và bây giờ Lưu. Bốp, bốp, bốp!
Bài tuyên ngôn Nobel có nói về nhân quyền "phổ quát". Hiến chương 08 có nói về "giá trị phổ quát." Nhưng đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, họ chỉ nghe giá trị "Tây Phương" và nhiệm vụ hậu đế quốc nhưng vẫn còn đế quốc của Tây Phương áp đặt vào Trung Quốc.
Trong thập niên sắp đến, tôi thấy có ba cách tiếp cận mà chúng ta ở Tây Phương có thể dùng để đáp ứng: đầu hàng, áp dụng thuyết Huntington em>[Samuel P. Huntington, sử gia và tác giả bài viết nổi tiếng The Clash of Civilizations?, để cổ vũ sống chung trong sự khác biệt. Chú thích của người dịch], hay một cuộc đối thoại thực sự về giá trị phổ quát. Đầu hàng có nghĩa là chịu để Trung Quốc làm áp lực - thế thì, ví dụ, các nhà lãnh đạo Tây Phương sẽ không còn được tiếp đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thuyết Huntington có nghĩa là phương thức mà Samuel Huntington đã dự kiến để chúng ta tránh "đụng độ của các nền văn minh." Trong bản chất, điều này có nghĩa là "được rồi, ông cứ làm theo cách của ông ở đó và chúng tôi sẽ làm theo cách của chúng tôi ở đây." Khi sức mạnh của Trung Quốc phát triển, đó là điều chúng ta có thể phải chấp nhận. Nhưng chắc chắn là còn quá sớm để buông xuôi hy vọng đạt đến một số hiểu biết sâu sắc hơn về định nghĩa thực sự của giá trị phổ quát, thay vì chỉ hiểu chúng theo kiểu Tây Phương.
Trong cuộc đối thoại này, chúng ta không thể hành động như thể là Tây Phương đã tìm ra mọi câu trả lời vĩnh cửu cho tất cả mọi người - một giả định đáng ngờ với thời gian. Thay vì cuộn mình phòng thủ như một con nhím, nếu Trung Quốc sẵn sàng tham gia một cách tự tin và thậm chí có thái độ vô lễ trong cuộc tranh cãi về giá trị phổ quát, chúng ta nên hoan nghênh điều đó với vòng tay rộng mở. Chúng ta có thể có các lựa chọn khác, nhưng chúng sẽ tệ hơn.
------------------
Tác giả là giáo sư tại Học viện Hoover và Đại Học Oxford
.
.
.
Chủ nhật 21 Tháng Mười Một 2010
Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc về giam cầm độc đoán sẽ nghiên cứu trường hợp Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hoà bình 2010 đang bị chính quyền Trung Quốc giam cầm. Quyết định này được đưa ra sau khi một kiến nghị yêu cầu trả tự do nhà ly khai được chuyển lên Liên Hiệp Quốc.
Theo hãng tin Pháp AFP, một nhóm luật gia quốc tế được tổ chức phi chính phủ Freedom Now của Mỹ bảo trợ, đã đưa kiến nghị lên Nhóm làm việc vào ngày 04/11/2010.
Theo lời bà Beth Schwanke, một lãnh đạo của tổ chức Freedom Now, thì nhóm làm việc Liên Hiệp Quốc sẽ phải chuyển kiến nghị đến chính quyền Trung Quốc để Bắc Kinh trả lời, sau đó họ mới đưa ra kết luận về việc giam cầm nhà ly khai Lưu Hiểu Ba. Theo bà Schwanke, Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc chắc chắn sẽ bênh vực giải Nobel Hòa bình 2010, và sẽ đi đến kết luận là việc kết án, giam cầm ông Lưu Hiểu Ba vi phạm luật quốc tế. Lý do là vì « không có cơ sở pháp lý nào » để cầm giữ ông.
Ông Jerome Cohen, giáo sư luật tại đại học New York, một trong những người soạn thảo kiến nghị, đánh giá là trướcđây, Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc đã nghiên cứu trường hợp của hàng chục người bị giam giữ ở Trung Quốc, và đều đã đi đến kết luận là họ bị bắt giam một cách độc đoán. Lần này theo ông, nhóm làm việc cũng sẽ đi đến kết luận như thế.
Giáo sư Cohen cũng đánh giá một cách thực tế là cho dù Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc có đưa ra kết luận công khai như trên, thì ông cũng không chờ đợi gì ở chính quyền Bắc Kinh. Nhưng dù sao, đây cũng là thêm một dấu hiệu cho thấy giải Nobel Hoà bình 2010 bị giam một cách bất hợp pháp.
Cách nay hơn một tuần lễ, 15 giải Nobel Hoà bình đã gởi một lá thư đến tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và các lãnh đạo trong nhóm G20, yêu cầu họ can thiệp với chủ tịch Trung Quốc để Lưu Hiểu Ba được trả tự do.
Theo AFP, cho đến nay, tổng thư ký Ban Ki Moon vẫn tỏ thái độ rất thận trọng trước vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và ông đã không đề cập đến trong các cuộc tiếp xúc với chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
.
.
.
No comments:
Post a Comment