Monday, November 8, 2010

SENKAKU DẬY SÓNG (Lê Mỹ Hân, từ Tokyo)

Lê Mỹ Hân từ Tokyo - Nhật Bản
7-11-2010

Chính quyền của Thủ Tướng Naoto Kan đang đau đầu trong vài ngày qua khi một đoạn video về vụ va chạm giữa tàu cá Trung Quốc với hai tàu tuần tra của Nhật Bản bị tung lên mạng You Tube (5-11). Mọi kênh truyền hình ở Nhật được thể khái thác triệt để 24/24 giờ chỉ nói đến đoạn video trên. Thực ra, chính phủ Nhật Bản không muốn công bố rộng rãi đoạn video vì lo ngại sẽ đổ thêm dầu vào lửa cho cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc - Nhật Bản mấy tháng vừa qua.

Ngay ngày hôm sau (6-11) tại công viên Hibiya, vào lúc 12:40 đã diễn ra một cuộc biểu tình lớn quy tụ tới 4000 người và nhiều nhân vật nổi tiếng đến phát biểu.  Xen lẫn với rừng cờ Nhật, cờ vàng ba sọc của Việt Nam Cộng Hòa  được đồng bào ta giương cao bay phất phới. Ông Âu Minh Dũng, đại diện cho đảng Việt Tân tại Nhật cũng được mời lên phát biểu.

Đoàn người biểu tình vẫy cờ Nhật hát quốc ca và tuần hành qua các đường phố gần cung điện Hoàng Gia. Đây là cuộc biếu tình lần thứ tư được tổ chức sau khi Nhật Bản bắt giữ tàu đánh cá của Trung Quốc ở vùng quần đảo Senkaku.

Cũng buổi chiều ngày 6/11, vào lúc 18:30, đảng ISHINSETO phối hợp với Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) chi nhánh tại Nhật tổ chức một cuộc hội thảo chống Trung Cộng xâm lăng biển Đông tại hội quán KYURIAN nằm ngay trước cửa đông của ga OIMACHI.

Đúng 18:30 cuộc hội thảo bắt đầu, toàn thể cử tọa được mời đứng dậy chào cờ và hát quốc ca. Đây là lần đầu tiên tôi tham dự buổi lễ chào cờ và nghe quốc ca Nhật.  Bài hát kết thúc, người điều khiển chương trình khai mạc buổi hội thảo, trình bày lý do tại sao hôm nay có buổi hội thảo này và lần lượt giới thiệu ba diễn giả được mời đến phát biểu ngày hôm nay là Giáo Sư Tonooka Teruo, Giáo Sư Tiến Sĩ Hiramatsu Shigheo và dân biểu Matsubara Jin
Yukio ghé tai vợ hỏi:
- Có cần phiên dịch không?
- Ô hay, nếu không cần thì tớ mới đằng ấy đi theo làm gì nhỉ? Hỏi rõ thừa!

Người phát biểu đầu tiên là Giáo Sư Tonooka Teruo, ông sinh năm 1941, năm 1946 ông thi đậu vào trường đại học KEIO, và đã hoàn tất chương trình nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ môn chính trị học. Ông từng giảng dạy tại trường đại học Tokyo Gagugei (Foremerly he was ássociate professor at Tokyo Gagugei University,Tokyo Japan). Giáo Sư Tonooka đã bỏ việc để theo giúp đỡ MT Hoàng Cơ Minh từ thời mặt trận còn hoạt động ở  Thái Lan. Trước khi vào chủ để chính, GS Tonooka giới thiệu với cử tọa về cuốn sách của ông vừa được phát hành trong tháng Năm vừa qua mang tựa đề: "Câu chuyện về Ngọn Hải Đăng". Đây là một công trình nghiên cứu của ông trong vòng nhiều năm qua về ngọn hải đăng được một tổ chức Nihon Seinensha dựng lên trên một hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Sau này, ngọn Hải Đăng  đã được chính nhóm Nihon Seinensha tặng lại cho chính phủ Nhật Bản.

Sau khi giới thiệu sơ lược về cuốn sách, ông nhấn mạnh tới ba điểm mà chính phủ Nhật cần phải làm.
- Thứ nhất Chính phủ nói rằng chưa có bằng chứng nào để chứng minh với Trung Quốc về vùng lãnh hải Senkaku, nhưng ông đã chứng minh được là có. Bằng chứng nằm chính trong cuốn sách nghiên cứu của ông, về ngọn hải đăng do nhóm Nihon Seinensha dựng lên cách đây 30 năm về trước.
- Thứ hai, Nhật Bản cần xích lại gần Đài Loan hơn trong tinh thần "bán anh em xa mua láng giềng gần".
Người dân Đài Loan vốn có thiện cảm với Nhật Bản, và còn ảnh hưởng nhiều phong tục tập quán của Nhật sau thời gian dài bị đô hộ.
- Thứ ba, cũng một trong số hòn đảo nhỏ nằm trong quần đảo Senkaku được mang lên "Đảo Câu" do một gia đình người Nhật làm chủ. Chính phủ có thể thương lượng mua lại từ gia đình này càng sớm càng tốt, để tránh trường hợp vì kinh tế họ có thể đem bán cho Trung Quốc.

Người thứ hai được mời lên phát biểu là Giáo Sư Tiến sĩ Hiramatsu Shigeo (He was proffesor at Kyorin University,Tokyo Japan), Giáo sư Tiến sĩ đã trình bày với cử tọa về mối nguy hiểm của đảo Senkaku bằng máy chiếu PPT. Ông nhấn mạnh về tiềm năng dầu khí của Senkaku và đó chỉ là một phần nhỏ để Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản. Điểm quan trọng hơn được nhắc đến là chiến lược về lãnh hải mà hải quân Trung Quốc đang muốn bành trướng rộng hơn trong khi Senkaku là vùng biển rất quan trọng.

Diễn giả thứ ba, dân biểu Matsubara Jin thuộc đảng cầm quyền Minshuto (Dân Chủ). Ông là một dân biểu rất nổi tiếng thường xuất hiện trên tivi, ông cũng nhấn mạnh ba điểm:
- Nhật Bản có hiến pháp nhưng đã bị Hoa Kỳ khống chế nhiều mặt và cần phải thay đổi (update) cho hợp thời cuộc. Cựu TT Koizumi có điều kiện thay đổi nhưng ông ta đã không làm. Đảng cầm quyền hiện nay cần phải làm.
- Cần phải khai thác mạnh giới truyền thông vì giới này có sức mạnh gấp nhiều lần những người dân thấp cổ bé họng.
- Cần phải giữ mối quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ vì nó rất quan trọng.

Tiếp theo là phần phát biểu của ông Âu Minh Dũng, đại diện chi bộ đảng Việt Tân tại Nhật. Ông được GS Tonooka giới thiệu với cử toạ như một người thân trong gia đình vì GS đã quen biết ông Dũng từ thời còn là anh sinh viên trường đại học Meisei với mái tóc đen tuyền, chứ không phải như bây giờ Dũng san tóc đã rụng gần sói hết đầu, làm cả hội trường được một trận cười thoải mái xóa tan không khí nặng nề từ đầu buổi họp đến giờ.
Ông Dũng phát biểu rằng sau khi đọc một bài báo của GSTS Hiramatsu viết về sự xâm lược của Trung Cộng. Ngày nay nếu nói đến chữ xâm lược thì nghe có vẻ to tát, nhưng bản chất của Trung Cộng thì đúng là như vậy. Ông Dũng nhắc đến sự kiện năm 1974 Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam; năm 1988 chiếm đảo Trường Sa. Ngày nay, chúng ngang ngược vẽ đường lưỡi bò và tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam khi ra khơi đánh cá trên vùng biển Việt Nam đã bị hải quân Trung Quốc bắt giữ và phải trả một số lớn tiền chuộc thì mới thả về.  Chính quyền CSVN chỉ phản đối lấy lệ, chả quan tâm gì đến tính mạng của người dân nước mình, để mặc cho gia đình ngư dân chạy đôn đáo kiếm tiền chuộc thân nhân.

Nghịch lý thay, họ còn bắt giam, khủng bố tinh thần bất cứ người dân nào bày tỏ chống đối hành vi xâm lược của Bắc Kinh một cách công khai. Cô Phạm Thanh Nghiêm đang phải ngồi tù vì viết biểu ngữ treo trong nhà phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Gần đây nhất (10/10/2010) bà Võ Hồng một công dân Úc gốc Việt cũng bị công an bắt tại phi trường Tân Sơn Nhất chỉ vì một ngày trước đó bà phân phát áo, mũ kêu gọi mọi người chống hiểm họa Bắc Kinh ở công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội. Ông Dũng nói thêm: "Đây là quý vị đang ở Nhật, chứ ở Việt Nam mà tổ chức hội thảo như thế này thì tôi cam đoan là công an sẽ tới hốt hết quý vị nhốt vào tù." làm cả hội trường lại ồ lên cười.

Sau phần phát biểu của ông Dũng, hội thảo tạm nghỉ giải lao trong mười phút. Mọi người túa ra ngoài bàn tán xôn xao, đồng hương người Việt của tôi là nhộn nhịp nhất vì ai cũng cười típ mắt ơi ới hỏi nhau rằng anh, chị có hiểu gì không? Tôi ghé sát tai anh Ngọc, hỏi:
- Ngủ ngon quá héng! Có ngáy không đó ông?
- Trời ơi nghe có hiểu gì đâu, buồn ngủ muốn chết!
- Phải chi lúc đó em quay xuống chụp một tấm hình đưa lên báo cho mọi người thưởng thức há, chắc đẹp lắm đó !
- Thế em hiểu được bao nhiêu phần trăm?
Tôi cười lắc lắc đầu:
- Nghe mà hiểu là chết liền! Bởi vậy mới phải kéo Phát Xít đi theo để phiên dịch.

Phần cuối cuộc hội thảo dành để thảo luận, mọi câu hỏi từ người tham dự đều được các diễn giả giải đáp tận tình. Quãng 21 giờ, cuộc hội thảo kết thúc, tụi tôi ra về và hẹn gặp lại nhau ngày 13/6 tới tại công viên Tamachi ở Yokohama, nơi Nguyễn Minh Triết và Hồ Cẩm Đào sẽ có mặt tại hội nghị APEC được tổ chức ở Yokohama. Nghe nói sẽ có một cuộc biểu tình quy mô lớn diễn ra ở công viên này.
Hẹn bạn tuần tới nhé !
7/11/2010
Lê Mỹ Hân

---------------------

VIDEO :
Senkaku incidents
The truth of Senkaku Islands incident 2/6
The truth of Senkaku Islands incident 3/6
The truth of Senkaku Islands incident 4/6
The truth of Senkaku Islands incident 5/6
The truth of Senkaku Islands incident 6/6
.
.
.

No comments: