Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam
Đôi Lời Giới Thiệu
‘’Vì viết và nói ra những gì họ nghĩ mà hàng trăm nhà văn đã bị đàn áp và cầm tù, bị tra tấn, làm nhục, bị đốt sách, cấm viết và có nhiều người bị giết hại hoặc mất tich (Tài liệu PEN International Writers in Prison Committee WIPC - Case List 2010).
Nhà văn và nhà thơ Trần Khải Thanh Thủy đang bị giam nhốt và hành hạ trong trại tù CS. Bà được Văn Bút Quốc Tế vinh danh như một biểu tượng về tinh thần độc lập và lòng can đảm của hàng trăm văn hữu quốc tế, nạn nhân của các nhà nước độc tài hoặc thiếu tự do dân chủ. Một Chiếc Ghế Trống (Emty Chair, Chaise Vide) duy nhứt được Văn Bút Quốc Tế dành cho tác giả tù nhân Trần Khải Thanh Thủy tại Đại Hội Văn Bút Quốc Tế Tokyo. Một tấm hình chụp nhà văn bị hai nữ công an CS kềm giữ chặt trong phiên tòa CS được trưng bày trên chiếc ghế đặt bên cạnh Chiếc Ghế Trống. Trên chiếc ghế có một tài liệu về việc CS đàn áp, giam nhốt bà Trần Khải Thanh Thủy do Ủy Ban Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn Áp và Cầm Tù biên soạn. Tài liệu có đăng bài thơ ‘’Bao Giờ ?’’ của bà Trần Khải Thanh Thủy với ba bản dịch tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Bà Marian Botsford Fraser, Chủ tịch Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn Áp và Cầm Tù (PEN WIPC), đã đọc một số câu thơ của nhà thơ Trần Khải Thanh Thủy bằng ba ngôn ngữ chính thức của Văn Bút Quốc Tế trong bài Diễn văn khai mạc cuộc Triển Lãm đánh dấu 50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban. Chúng tôi sẽ phổ biến bài Diễn văn thật cảm động và đầy ý nghĩa này.
-------------------------------------------------------------------
Lên án tội ác của chế độ Hà Nội
Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế tại Tokyo, Nhựt Bổn, thông qua Quyết Nghị về Việt Nam
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Như chúng tôi đã đưa tin trong Lá Thư gởi Bạn ngày 8 tháng 10 năm 2010*, Quyết Nghị về Việt Nam do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội tại Tokyo, Nhựt Bổn đồng thanh chấp thuận ngày 30 tháng 9 năm 2010.
Qua Quyết Nghị này, công luận quốc tế thấy rõ hơn bản chất hung hiểm và bất nhân của chế độ Hà nội: bắt giam độc đoán, trấn áp tàn bạo, xử án bất công, phi pháp, rập khuôn mẫu «công lý thời Staline». Guồng máy thống trị gia tăng khủng bố, cô lập, hành hung và đày đọa những người yêu nước: những người chỉ có cây viết và tiếng nói, lòng can đảm để đòi các quyền tự do dân chủ, bài trừ tham nhũng, bảo vệ chủ quyền đất nước, khôi phục phẩm giá con người.
Quyết Nghị về Việt Nam còn báo động các chính phủ dân chủ trên thế giới về tình cảnh bi thảm của nhiều tù nhân ngôn luận và lương tâm: thiếu ăn, sức khoẻ sa sút, mắc bệnh nặng không được điều trị, có cơ nguy thiệt mạng. Tiếc rằng khuôn khổ hạn hẹp của Quyết Nghị chỉ cho nêu lên trường hợp : Linh mục Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Quảng Độ, bà Trần Khải Thanh Thủy, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Trương Minh Đức, Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Nguyễn Văn Đài, Trần Quốc Hiền, Trương Quốc Huy, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày), bà Phạm Thanh Nghiên, các ông Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù giam), Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim. Ngoài ra, nhiều cựu tù nhân tiếp tục bị quản thúc, sách nhiễu, hăm dọa hoặc bị bắt giam ngắn hạn, trong số đó có bà Lê Thị Công Nhân, bà Lê Thị Kim Thu, bà Hồ Thị Bích Khương và ông Phạm Hồng Sơn.
Hai mươi mốt Quyết Nghị đã được thông qua tại Đại Hội Văn Bút Quốc Tế Tokyo, trong số đó có 18 Quyết Nghị liên hệ các nhà văn bị đàn áp và cầm tù: 2 QN về Trung Hoa - Tây Tạng – Ouighour, 1 QN về Cuba, 1 QN về Erythrée, 1 QN về Honduras, 2 QN về Ba Tư – Kurde, 2 QN về Mễ Tây Cơ, 1 QN về Népal, 1 QN về Nga, 1 QN về Nam Phi, 1 QN về Sri Lanka, 1 QN về Tunisie, 2 QN về Thổ Nhĩ Kỳ, 1 QN về Venezuela, 1 QN về Việt Nam, 1 QN về Danh hiệu Văn Bút Quốc Tế, 1 QN về Tổ chức Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế và 1 QN về Kiểm tra viên Văn Bút Quốc Tế.
Môi Trường và Văn Học
Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 76, với chủ đề "Môi Trường và Văn Học’’, đã diễn ra tại Tokyo, thủ đô Nhựt Bổn, từ 25 tháng 9 đến 1 tháng 10 năm 2010. Gần 90 Trung Tâm Văn Bút với hơn 250 nhà văn kể cả các khôi nguyên Nobel Văn Chương đã tham dự Đại Hội. Hiện diện còn có các tân khách và rất đông phái viên báo chí, truyền thanh và truyền hình.
Văn Bút Nhựt Bổn tổ chức thành công Đại Hội về mọi mặt nên đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Chương trình văn nghệ truyền thống dân tộc tuyệt vời. Không ai ngạc nhiên khi văn hữu Hori Takeaki, thành viên ban Chấp Hành Văn Bút Quốc Tế và Văn Bút Nhựt Bổn, được bầu làm Tổng Thư Ký Văn Bút Quốc Tế thay thế văn hữu Eugene Schoulgin mãn nhiệm. Văn Bút Nhựt Bổn ấn hành Tuyển Tập Thi Ca với đóng góp của nhiều thi hữu Nhựt và Văn Bút bạn, gồm cả Việt Nam . Thơ ngoại ngữ đều được dịch ra tiếng Nhựt. Các tác giả đọc thơ trong mấy buổi dành cho thi ca.
Đại Hội chào mừng Trung Tâm tân lập Cam Bốt. Nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt lên tiếng tán trợ và đọc tặng anh em văn hữu láng diềng mấy đoạn thơ trong bài ‘’Trên Đồi Phnom Srey’’.
Ba Trung Tâm Văn Bút do người Việt đại diện
Đại Hội kỳ này có ba Trung Tâm Văn Bút được người Việt đại diện. Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại với nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt. Văn Bút San Miguel de Allende có nhà văn Vũ Quang Trân. Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại ngoài ông Nguyễn Đăng Tuấn còn có các nhà văn Yên Sơn, Đào Vĩnh Tuấn, Nguyễn Viết Đức, Nguyễn Việt Nữ và Hoàng Xuyên Anh.
Lần đầu tiên ông Nguyên Hoàng Bảo Việt có dịp trao đổi ý kiến, nhứt là với các văn hữu Vũ Quang Trân, Yên Sơn, Đào Vĩnh Tuấn và Nguyễn Việt Nữ về vấn đề bênh vực tù nhân ngôn luận và lương tâm. Ông thường tự hỏi làm sao giúp Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù hoàn thành nhiệm vụ chung. Ông cảm thấy mình chưa thật sự đóng góp hết sức vào công việc. Và còn bổn phận thể hiện sự đoàn kết tương trợ giữa các Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế.
Trường hợp chiến sĩ tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, cần thiết lập hồ sơ, cung cấp chứng liệu và phiên dịch tác phẩm viết trước khi bị bắt về ‘’tội sáng tác thơ văn phá hoại’’ nếu có ghi trong cáo trạng. Đồng thời, yêu cầu các chính phủ dân chủ và các tổ chức bảo vệ Nhân Quyền can thiệp.
Trường hợp Gs Phạm Minh Hoàng mới bị bắt hồi tháng 8, cần thời gian điều nghiên, phối kiểm tin tức, theo thủ tục từng được áp dụng đối với những nạn nhân CS khác. May mắn có Pháp tịch, sớm hay muộn gì, Gs Phạm Minh Hoàng cũng sẽ được thả về, đoàn tụ với gia đình.
Còn những tù nhân ngôn luận và lương tâm cùng tù nhân chính trị chẳng may bị buộc làm công dân chế độ CS thì thật đáng lo ngại. Nếu chỉ là công dân Việt Nam Cộng Hòa lúc bị CS bắt thì sự sống sót đối với nhiều người có thể coi là một phép lạ. Nhà văn Việt Nam lưu vong ở hải ngoại, được sống và viết tự do, sẽ không bao giờ quên, trong bóng đêm lao hầm, ngục tù dầy đặc của CS, văn thi hữu, nhà báo, tu sĩ, luật sư, thầy giáo, sinh viên cùng các từng lớp đồng bào bất hạnh bị lưu đày ngay trên đất nước mình. Lưu vong và lưu đày, chúng ta đều gắn bó với quê hương.
Đại Hội Văn Bút Quốc Tế Tokyo tiếp theo trong một bản tin tới
Chúng tôi sẽ viết thêm về Đại Hội Văn Bút Quốc Tế Tokyo. Như việc Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù vinh danh nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và Cố Hòa Thượng Thích Huyền Quang nhân dịp ‘’50 Năm Hoạt Động của Ủy Ban’’. Sẽ kể lại chuyện ‘’Chiếc Ghế Trống’’ tại Đại Hội Tokyo mà bà Marian Botsford Fraser, Chủ tịch Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, xác nhận chỉ dành cho bà Trần Khải Thanh Thủy, tác giả bài thơ ‘’Bao Giờ?’’viết trong trại giam Hỏa Lò. Văn hữu Chủ tịch phủ nhận tin báo rằng còn một chiếc ghế thứ hai cho 3 tù nhân Việt Nam khác. Cũng sẽ nhắc đến công cuộc vận động khẩn trương và trường kỳ của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong để ủng hộ các nhà cầm bút độc lập và dân chủ đối kháng Việt Nam. Tiếp theo những cuộc vận động kết hợp không ngừng nghỉ đó, Văn Bút Quốc Tế đã hai lần vinh danh bà Trần Khải Thanh Thủy. Ba Trung Tâm Văn Bút Anh, Hoa Kỳ và Thụy Sĩ Ý thoại đã công nhận bà là hội viên danh dự. Danh sách hội viên danh dự Văn Bút Hoa Kỳ có thêm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Hai nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và Nguyễn Xuân Nghĩa còn là hội viên kết nghĩa danh dự của Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong **.
Genève ngày 30 tháng 10 năm 2010
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
---------------------------------------------------------------
* Lá Thư gởi Bạn của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Giải Nobel Văn Chương, Giải Nobel Hòa Bình 2010 và Văn Bút Quốc Tế
Quý Bạn còn nhớ gì không? Cộng Sản Việt Nam đã hành hung và bắt giam nhà thơ và nhà văn Trần Khải Thanh Thủy ngày này năm ngoái - 8 tháng 10 năm 2009.
**Nguồn tin : Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt (thành viên Ủy Ban Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dưới đây là toàn văn Quyết Nghị về Việt Nam . Bản tiếng Pháp và tiếng Anh do Ủy Ban Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù soạn thảo còn bản tiếng Tây Ban Nha sẽ được Văn Bút Quốc Tế phiên dịch sau.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Quyết Nghị về Việt Nam do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại soạn thảo, với sự tán trợ của các Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Đức thoại, Văn Bút Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-romanche và Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.
Hội Đồng Đại biểu của Văn Bút Quốc Tế họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 76 tại Tokyo, Nhựt Bổn, từ ngày 25 tháng Chín đến ngày 1 tháng Mười năm 2010 :
Quan ngại rằng từ khi Quyết Nghị về Việt Nam được Hội đồng Đại biểu Văn Bút Quốc Tế thông qua tại Linz, Cộng hòa Áo hồi tháng Mười năm 2009 cho đến nay, đã có thêm nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và luật sư bênh vực nhân quyền bị đàn áp với những bản án tù nặng nề (từ 2 đến 16 năm), cùng với việc áp đặt các lệnh tù quản chế (từ 1 đến 5 năm) chỉ vì những người này đã hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm. Đồng thời có nhiều cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm tiếp tục bị tấn công, đe dọa hoặc bị bắt giam ngắn hạn, trong số đó có bà Lê Thị Công Nhân, bà Lê Thị Kim Thu, bà Hồ Thị Bích Khương và ông Phạm Hồng Sơn;
Kinh hoàng và phẫn nộ về việc các tù nhân ngôn luận và lương tâm đã bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức, bị biệt giam hoặc nhốt trong các buồng giam chật chội, thiếu vệ sinh, sống với các tù nhân hình sự có thái độ thù nghịch. Những tù nhân ngôn luận và lương tâm đã bị đánh đập, tra tấn hoặc phải chịu những cách đối xử độc ác, vô nhân đạo hoặc hạ phẩm giá. Họ mắc các bệnh mãn tính, không được chăm sóc y tế đầy đủ và thiếu những điều kiện vệ sinh tối thiểu. Họ bị tước quyền gặp gia đình và quyền được cung cấp thuốc men chữa bệnh vì không chịu thừa nhận có tội, vì dám phản đối, khiếu nại hoặc thực hiện tuyệt thực để phản đối điều kiện giam giữ tồi tệ.
Được báo động và lo lắng cho tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm đối với những tù nhân sau đây:
- Bà Trần Khải Thanh Thủy : nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet, thành viên Hội nhà văn và Câu lạc bộ nhà thơ nữ Hà Nội, bà từng bị giam 9 tháng vào năm 2007. Hồi tháng Mười năm 2009, bà đã bị sa vào một trò khiêu khích được dàn dựng và bị đánh gây thương tích ở đầu, tuy nhiên bà lại bị bắt giam với cáo buộc xâm phạm thân thể và tấn công người khác. Bà đã bị bệnh lao phổi nặng và mới khỏi bệnh gần đây. Trong 7 tháng giam cầm trước khi ra tòa, bà không được khám và điều trị các rối loạn mạch vành, tiểu đường và áp huyết thấp. Tại phiên xử, bà đã khẳng định sự vô tội. Theo luật sư của bà: ”Cáo buộc của công tố viên dựa trên các căn cứ sai lầm và chứng cớ giả mạo’’. Bà bị kết án 3 năm 6 tháng tù giam sau phiên phúc thẩm vào tháng Tư năm 2010. Bà bị lưu đày vào một trại giam chật ních các nữ tù hình sự. Sức khỏe của bà đang sút giảm nhiều;
- Linh mục Nguyễn Văn Lý, biên tập viên báo Tự do Ngôn luận (phát hành không giấy phép), bị kết án 8 năm tù giam và 5 năm tù quản chế vào năm 2007. Trước đây, ông từng bị tù 15 năm (trong khoảng thời gian 1977-2005). Sau khi bị một cơn tai biến mạch máu não lần thứ hai vào tháng Mười Một năm 2009, gây liệt nửa người bên phải, ông đã được chuyển tới một bệnh viện của công an để điều trị trong một thời gian ngắn. Tháng Ba năm 2010, vì sợ ông có thể chết nên bộ Công an đã chuyển ông về thành phố Huế. Hiện nay ông đang tự tìm cách chữa bệnh, dưới sự kiểm soát của nhà cầm quyền địa phương, trong thời hạn 12 tháng trước khi phải trở lại trại giam;
- Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà thơ, nhà văn, nhà báo, hội viên Hội nhà văn Hải Phòng và hội viên điều hành của Khối 8406 (Mạng lưới những nhà bênh vực nhân quyền bị cấm), biên tập viên báo Tổ quốc (phát hành không giấy phép), tác giả của nhiều bài thơ, truyện ngắn, tùy bút, nhựt ký, phóng sự. Bản cáo trạng liệt kê 57 bản văn của ông nhằm mục đích kết tội ông. Ông bị kết án 6 năm tù giam cùng 3 năm tù quản chế. Trong tình trạng sức khỏe rất suy yếu, ông đang bị những căn bệnh trĩ, loét dạ dày, sỏi thận và viêm khớp;
- Ông Trương Minh Đức, nhà báo độc lập và dân chủ đối kháng sử dụng Internet. Ông bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm tù quản chế vì những bài báo tố cáo tham nhũng và lạm quyền. Tháng Giêng năm 2008, ông bị gãy tay trái khi ở trong tù. Hiện ông đang bị giam cùng với 60 tù hình sự nguy hiểm trong một trại tù giữa rừng sâu. Gia đình càng gặp nhiều khó khăn và phải tốn kém hơn để vào thăm ông và mang cho ông thức ăn và thuốc chữa bệnh (bị giới hạn ở mức 7 Kg/tháng). Hiện ông đang bị bệnh áp huyết cao và bệnh đường ruột. Tình trạng sức khỏe của ông rất mong manh;
- Còn nữa, trong số nhiều tù nhân khác, những người có tên sau đây cần được nhắc đến: Hòa thượng Thích Quảng Độ (thế danh Đặng Phúc Tuệ, 82 tuổi, nhà thơ, bị tù quản chế từ năm 2003), các ông Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Nguyễn Văn Đài, Trần Quốc Hiền, Trương Quốc Huy, Phạm Bá Hải, Nguyễn Văn Hải (bút hiệu Điếu Cày), bà Phạm Thanh Nghiên, các ông Vũ Văn Hùng, Ngô Quỳnh, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Túc, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Nguyễn Mạnh Sơn, Trần Huỳnh Duy Thức (16 năm tù giam), Lê Thăng Long, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim;
Lên án việc tiếp tục dàn dựng các phiên tòa bất công không cho công chúng được tự do tham dự, thiếu vắng các luật sư và các nhà quan sát độc lập, áp dụng biện pháp quản thúc, kéo dài thời gian giam giữ bị cáo trước khi xét xử và tạo ra các bản án tù nặng nề đối với những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và luật sư bênh vực nhân quyền;
Tố cáo việc nhà cầm quyền vẫn tiếp tục làm áp lực quá sức chịu đựng đối các luật sự bênh vực nhân quyền (sách nhiễu, phỉ báng và hăm dọa), buộc họ không được đứng ra bảo vệ các thân chủ là những nhà văn, nhà báo bị ngược đãi hoặc những người bị trù dập, trấn áp vì niềm tin, quan điểm khác biệt của họ;
Phản đối việc bộ Công an tiến hành kiểm duyệt khắc nghiệt hệ thống truyền thông đại chúng và tin tức trên Internet, phá hoại hàng trăm nhựt ký điện tử và trang tin điện tử độc lập, việc thực hiện các điều luật độc đoán nhằm ngăn cản xã hội dân sự hướng về sự cổ xúy và phát huy một nền văn hóa hòa bình và nhân quyền, cản trở việc phát hiện tệ nạn tham nhũng trong guồng máy cai trị cùng các bất công xã hội, và gây khó khăn cho các cuộc tranh luận về chính sách của nhà cầm quyền hoặc các vấn đề có lợi ích quốc gia;
Thúc giục Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam :
1. Trả tự do, ngay lập tức và vô điều kiện, cho nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo Trương Minh Đức và những nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và các luật sư bênh vực nhân quyền được nêu tên trên đây, và tất cả những người hiện đang bị giam cầm hoặc bị tù quản chế chỉ vì đã bày tỏ quyền tự do phát biểu quan điểm và chính kiến;
2. Đình chỉ mọi hình thức tấn công, sách nhiễu, đe dọa bắt giữ hoặc giam cầm đối với những người có quan điểm và chính kiến khác biệt hoặc những người kêu gọi cho quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tôn giáo;
3. Thu hồi mọi biện pháp hạn chế độc đoán đối với các cựu tù nhân ngôn luận và lương tâm, kể cả những người chưa hết hạn tù quản chế;
4. Cải thiện điều kiện giam cầm trong các nhà tù và trại lao động cưỡng bức, chận đứng việc cho các tù nhân hình sự khiêu khích hay tấn công các tù nhân ngôn luận và lương tâm, nghiêm cấm và trừng phạt mọi hình thức tra tấn và ngược đãi, cho phép các tù nhân ngôn luận và lương tâm đang bị bệnh được đưa đi chữa trị tại bệnh viện và được chăm sóc y tế đầy đủ, cũng như tạo điều kiện cho gia đình tới thăm viếng;
5. Bãi bỏ tất cả bộ máy kiểm duyệt và giải tỏa mọi ngăn cản đối với quyền tự do phát biểu quan điểm, quyền tự do báo chí, tự do sáng tạo và xuất bản, quyền được thông tin bằng mọi phương tiện kể cả Internet và quyền lập hội, phù hợp với các Điều 19, 21 và 22 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR).
(Hà Tản Viên và Lê Nhân Quyền chuyển dịch từ hai bản tiếng Anh và tiếng Pháp)
**************************************
Resolution on Viet Nam submitted by Suisse Romand PEN Centre and seconded by Swiss German PEN Centre, Swiss Italian and Reto-Romansh PEN Centre and Vietnamese Writers Abroad PEN Centre
The Assembly of Delegates of International PEN, meeting at its 76th International Congress in Tokyo, Japan, 25 September- 1 October 2010
Concerned that since the adoption of the Resolution on Viet Nam by the Assembly of Delegates of the International PEN, meeting at Linz, Austria, in October 2009, many writers, journalists, bloggers and human rights lawyers have been condemned to heavy prison sentences (2-16 years), followed by probationary detention (1-5 years) for having exercised their right to freedom of expression. Several former prisoners have been attacked, threatened or subject to brief detention, among others: Lê Thi Công Nhân (f), Lê Thi Kim Thu (f), Hô Thi Bich Khuong (f) and Pham Hông Son;
Shocked and indignant at the fact that prisoners of opinion are deported to forced labour camps. They are held in solitary confinement or in crowded and unsanitary cells together with hostile common law detainees. They are victims of physical attacks, torture, cruel, inhuman or degrading treatments. They suffer from chronic diseases and lack of adequate medical care and elementary hygiene. They are denied their right to family visit and to supply of medicines for having refused to plead guilty, made a complaint or undergone a hunger strike to protest against their appalling detention conditions;
Alarmed and worried by the health status and the detention conditions of the following prisoners:
- Trân Khai Thanh Thuy (f), poet, writer and journalist, cyberdissident, member of the Union of Writers and the Club of Women Poets of Hanoi, previously served 9 months in prison in 2007. In October 2009, victim of a staged provocation and wounded in the head by aggressors, she was, however, detained for assault and battery. She had but recently recovered from advanced tuberculosis. During her 7 months pre-trial detention, she received no medical care for coronary problems, diabetic condition and low blood pressure. In the Courtroom, she claimed her innocence. Her lawyer said: ‘’Prosecutor’s accusation made of false and forged evidences’’. She was sentenced on appeal in April 2010 to 3 years and 6 months in prison and deported to a camp crowded with common law women detainees. Her health is getting worse;
- Nguyen Van Ly, priest and editor of the underground review Freedom of Opinion, sentenced in 2007 to 8 years in prison followed by 5 years in probationary detention. He previously served 15 years in prison between 1977 and 2005. He suffered from a second stroke in November 2009 which paralyzed the right half of his body. He had been then transferred to a public security police hospital for treatment and brought back to the camp. Fearing that he would die of other strokes, the Public Security transferred him, in March 2010, to Huê city. Hue has been placed under the local authority’s control for 12 months in order to seek medical treatment before his return to the camp;
- Nguyên Xuân Nghia, poet, novelist, journalist, member of the Hai Phong Association of writers and executive member of the banned human rights defenders network Bloc 8406, co-editor of the underground journal Fatherland, author of several poems, short stories, notes, memoirs, reports and articles. The indictment cited his 57 incriminating texts. He was sentenced to 6 years in prison followed by 3 years in probationary detention. In very poor health, he is suffering from haemorrhoids, stomach ulcers, renal calculus and rheumatic inflammations;
- Truong Minh Duc, independent journalist and cyberdissident. He was sentenced to 5 years in prison followed by 3 years in probationary detention for his numerous articles on corruption and abuse of power. In January 2008, he broke his left arm. He is confined together with 60 high recidivist criminals in a camp deep in the jungle. Already limited, access to his family’s visits and supply of food and medicines (a 7 kg pack per monthly visit) become more difficult and costly. Suffering from high blood pressure and gastrointestinal diseases, he is very fragile. Still yet, among others:
- Dang Phuc Tuê (religious name Ven. Thich Quang Dô, 82-year-old, Buddhist monk and poet, in house arrest since 2003), Nguyên Phong, Nguyên Binh Thanh, Nguyên Van Dài, Trân Quôc Hiên, Truong Quôc Huy, Pham Ba Hai, Nguyên Van Hai (Diêu Cày), Pham Thanh Nghiên (f), Vu Van Hung, Ngô Quynh, Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc, Trân Duc Thach, Nguyên Van Tinh, Nguyên Kim Nhan, Nguyên Manh Son, Trân Huynh Duy Thuc (16 years in prison), Lê Thang Long, Lê Công Dinh, Nguyên Tiên Trung and Trân Anh Kim;
Condemns the on-going practice of unfair trials held in camera, absence of independent defence lawyers and observers, house arrest, lengthy pre-trial detention, heavy prison sentences inflicted upon writers, journalists, bloggers and human rights lawyers;
Deplores that human rights lawyers continues to be subjected to unbearable pressures (harassment, defamation and threat), forcing them to give up the cases of persecuted writers and journalists or other persons prosecuted for their convictions;
Protests the severe censorship of media and on Internet, the destruction of hundreds of independent blogs and websites by the Public Security, the implementation of an arbitrary legislation to block access to public spaces that promote a culture of peace and human rights, identify corruption in public administration and social injustice or debate subjects of national interest;
Urges the Socialist Republic of Viet Nam to:
1. release, immediately and unconditionally, Trân Khai Thanh Thuy, Nguyên Van Ly, Nguyên Xuân Nghia, Truong Minh Duc and the above-mentioned writers, journalists, bloggers and human rights lawyers, and all other persons currently in prison or in probationary detention for the exercise of their right to freedom of expression and opinion;
2. cease all attacks, harassment, threat of arbitrary arrest or preventive detention against all persons who hold dissenting views or who call for freedom of thought, conscience and religion;
3. lift all arbitrary restrictions imposed on former prisoners of opinion, including those who have not yet served their entire probationary detention terms;
4. improve conditions in prisons and in forced labour camps, stop acts of aggression perpetrated by common law detainees, ban and punish all forms of torture and ill-treatments, allow sick prisoners of opinion to be hospitalized and receive adequate medical care as well as to facilitate their family visits;
5. abolish all censorship and lift all restrictions on freedom of expression and opinion, freedom of the press, freedom to create and to publish, the right to be informed by all means including the Internet, and freedom of association, in compliance with the Articles 19, 21 and 22 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR).
**************************************
Résolution sur le Viet Nam soumise par le Centre PEN Suisse Romand et appuyée par le Centre PEN Suisse Alémanique, le Centre PEN Suisse Italien et Rhétoromanche et le Centre PEN des Ecrivains Vietnamiens à l’Etranger
L'Assemblée des Délégués de PEN International, réunie à son 76e Congrès International à Tokyo, Japon, du 25 septembre au 1er octobre 2010
Préoccupée que depuis l’adoption de la résolution sur le Vietnam par l'Assemblée des Délégués de PEN International, réunie à Linz, en Autriche en octobre 2009, d’innombrables écrivains, journalistes, blogueurs et avocats défenseurs des droits de l'homme ont été condamnés à de lourdes peines de prison (2 à 16 ans), suivies de détentions provisoires (1 à 5 ans) pour l’exercice de leur droit à la liberté d’expression. Plusieurs anciens prisonniers ont été attaqués, menacés ou détenus brièvement notamment : Lê Thi Công Nhân (f), Lê Thi Kim Thu (f), Hô Thi Bich Khuong (f) et Pham Hông Son;
Choquée et indignée par le fait que les prisonniers d’opinion sont déportés dans des camps de travail forcé. Ils sont tenus au secret ou entassés dans des cellules insalubres qu’ils partagent avec des criminels de droit commun, remplis d’hostilité à leur égard. Ils sont l’objet d’attaques physiques, de tortures, de traitements cruels, inhumains ou dégradants. Ils souffrent de maladies chroniques, ne reçoivent pas de soins médicaux appropriés et manquent d'hygiène élémentaire. Ils sont privés du droit de recevoir des visites de leur famille et des médicaments, parce qu’ils ont refusé de plaider coupable, qu’ils se sont plaints ou ont entamé une grève de la faim pour protester contre leurs conditions de détention déplorables;
Alarmée et préoccupée par l’état de santé et les conditions de détention des prisonniers suivants:
- Trân Khai Thanh Thuy (f), poète, écrivaine et journaliste, cyberdissidente, membre de l'Union des Ecrivains et du Club des Femmes Poètes de Hanoi, qui a déjà passé 9 mois de prison en 2007. En octobre 2009, victime d’une provocation montée de toutes pièces et blessée à la tête par ses agresseurs, elle a placée en détention pour coups et blessures. Elle se remet juste d’une tuberculose à un stade avancé. Durant les 7 mois de détention qui ont précédé son procès, elle n’a reçu aucun des soins médicaux pour les troubles coronaires, le diabète et l’hypotension dont elle souffre. Au tribunal, elle a clamé son innocence. Son avocat a déclaré: « L’accusation du procureur s’est appuyée sur de faux témoignages et des preuves forgées». Elle a été condamnée en instance d’appel en avril 2010 à 3 ans et 6 mois de prison et déportée dans un camp où elle vit dans la promiscuité avec des détenues de droit commun. Son état de santé est en train de s’aggraver ;
- Nguyên Van Ly, prêtre et rédacteur de la revue clandestine Liberté d’Opinion, condamné en 2007 à 8 ans de prison suivis de 5 ans de détention provisoire. Il avait déjà purgé 15 ans de prison entre 1977 et 2005. Il a fait en novembre 2009 une deuxième hémorragie méningée qui l’a laissé paralysé du côté droit. Il a été transféré dans un hôpital de la Police de Sécurité Publique pour recevoir des soins avant d’être ramené au camp. Craignant qu’il ne succombe à une autre hémorragie méningée, la Sécurité Publique l’a transféré à Huê en mars 2010. Il a été placé pour 12 mois sous contrôle de l’autorité locale, afin de recevoir des soins avant de retourner au camp;
- Nguyên Xuân Nghia, poète, romancier, journaliste, membre de l’Association des Ecrivains de Hai Phong et membre exécutif du Bloc 8406 du Réseau interdit des Défenseurs des Droits de l'Homme, corédacteur du journal clandestin Patrie, auteur de plusieurs poèmes, nouvelles, notes, mémoires, rapports et articles. L’acte d’accusation mentionnait les 57 textes incriminés. Il a été condamné à 6 ans de prison suivis de 3 ans de détention provisoire. En très mauvaise santé, il souffre d’hémorroïdes, d’ulcères à l’estomac, de calculs rénaux et de rhumatismes;
- Truong Minh Duc, journaliste et cyberdissident indépendant. Il a été condamné à 5 ans de prison suivis de 3 ans de détention provisoire pour ses nombreux articles sur la corruption et l’abus de pouvoir. En janvier 2008, il s’est cassé le bras gauche. Il est écroué avec 60 criminels dangereux et récidivistes dans un camp au milieu de la jungle. Les visites de sa famille et la fourniture de vivres et de médicaments qui sont déjà limitées (un colis de 7 kg à chaque visite mensuelle) deviennent de plus en plus difficiles et onéreuses. Souffrant d’hypertension et de troubles gastro-intestinaux, il est très fragile. Et toujours, parmi tant d’autres :
- Dang Phuc Tuê (nom religieux Ven. Thich Quang Dô, 82 ans, moine bouddhiste et poète, en résidence surveillée depuis 2003), Nguyên Phong, Nguyên Binh Thanh, Nguyên Van Dài, Trân Quôc Hiên, Truong Quôc Huy, Pham Ba Hai, Nguyên Van Hai (Diêu Cày), Pham Thanh Nghiên (f), Vu Van Hung, Ngô Quynh, Pham Van Trôi, Nguyên Van Tuc, Trân Duc Thach, Nguyên Van Tinh, Nguyên Kim Nhan, Nguyên Manh Son, Trân Huynh Duy Thuc (16 ans en prison), Lê Thang Long, Lê Công Dinh, Nguyên Tiên Trung et Trân Anh Kim;
Condamne les procès inéquitables qui continuent de se tenir à huis clos, l’absence d'avocats et d'observateurs indépendants, les détentions en résidence surveillée, les longues détentions préventives, et les lourdes peines de prison infligées aux écrivains, journalistes, blogueurs et avocats défenseurs des droits de l'homme;
Déplore que les avocats défenseurs des droits de l’homme continuent à subir des pressions insupportables (harcèlements, diffamations et menaces), qui les amènent souvent à renoncer à défendre les écrivains et les journalistes persécutés ou toutes autres personnes poursuivies à cause de leurs convictions;
Proteste contre la censure draconienne des médias, et de l’Internet, la destruction par la Sécurité Publique de centaines de blogs et de sites internet indépendants, l’application d’une législation arbitraire pour bloquer l’accès aux espaces publics promouvant une culture de paix et les droits de l'homme, révélant la corruption dans l’administration publique et l'injustice sociale ou qui débattent des politiques gouvernementales ou des sujets d’intérêt national;
Exhorte la République Socialiste du Viet Nam à :
1. Relâcher, immédiatement et sans conditions, Trân Khai Thanh Thuy, Nguyên Van Ly, Nguyên Xuân Nghia, Truong Minh Duc et les écrivains, journalistes, blogueurs et avocats défenseurs des droits de l'homme susmentionnés, ainsi que toutes les autres personnes actuellement en prison ou en détention provisoire pour avoir exercé leur droit à la liberté d’expression et d’opinion;
2. cesser toutes les attaques, les harcèlements, les menaces d’arrestations arbitraires ou de mise en détention préventive à l’encontre de tous ceux qui professent des vues dissidentes ou qui demandent la liberté de pensée, de conscience et de religion ;
3. lever toutes les restrictions arbitraires imposées sur d’anciens prisonniers d’opinion, y compris ceux qui n’ont pas encore fini de purger leur détention probatoire ;
4. Améliorer les conditions dans les prisons et les camps de travail forcé, stopper les actes d’agression perpétrés par des détenus de droit commun, interdire et punir toute forme de torture et de mauvais traitement, autoriser les prisonniers d’opinion qui sont malades à être hospitalisés et à recevoir des soins médicaux adéquats ainsi que faciliter les visites de leur famille;
5. Abolir toute censure et lever toutes les restrictions sur la liberté d'expression et d’opinion, la liberté de la presse, la liberté de créer et de publier, le droit à être informé par n'importe quel moyen, notamment l'Internet, et la liberté d’association, conformément aux Articles 19, 21 et 22 du Pacte International sur les Droits Civils et Politiques (PIDCP).
---------------------------------------------------------------------------
Những Trung Tâm Văn Bút Quốc Tế (hiện diện hoặc có thư ủy quyền)
đã đồng thanh chấp thuận Quyết Nghị về Việt Nam
tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế Tokyo, Nhựt Bổn:
Les Centres du PEN International ont unanimement approuvé
la Résolution sur le Viêt Nam
Centre Afghan, Centre Albanais, Centre Indien, Centre Américain, Centre Autrichien, Centre Bengalais, Centre Basque, Centre Biélorusse, Centre Belge d'expression néerlandaise, Centre Belge d'expression française, Centre Bishkek, Centre Bosniaque, Centre Bulgare, Centre Cambodgien, Centre Canadien, Centre Catalan, Centre Colombien, Centre Croate, Centre des Ecrivains Cubains en Exil, Centre Chypriote, Centre Tchèque, Centre Danois, Centre Egyptien, Centre Anglais, Centre Espéranto, Centre Estonien, Centre Ethiopien, Centre Finnois, Centre Français, Centre Galicien, Centre Allemand, Centre d’Ecrivains d’expression allemande à l’Etranger, Centre Ghanéen, Centre Grec, Centre Guadalajara, Centre Haïti, Centre Chinois Indépendant, Centre des Ecrivains Iraniens en Exil, Centre Irakien, Centre Italien, Centre Japonais, Centre Jordanien, Centre Kazakh, Centre Kenyan, Centre Coréen, Centre Kosovo, Centre Kurde, Centre du Liechtenstein, Centre Lithuanien, Centre Macédonien, Centre Malawite, Centre de Melbourne, Centre Mexicain, Centre de Mongolie, Centre Marocain, Centre Népalais, Centre des Pays-Bas, Centre Néo-Zélandais, Centre Nicaraguayen, Centre Nigérien, Centre Norvégien, Centre Pakistanais, Centre Palestinien, Centre Paraguayen, Centre des Philippines, Centre Polonais, Centre Portugais, Centre Québécois, Centre Roumain, Centre Russe, Centre de San Miguel d’Allende, Centre Ecossais, Centre Serbe, Centre de Sierra Léone, Centre Slovaque, Centre Slovène, Centre d’expression somalienne, Centre Sud-Africain, Centre Espagnol, Centre Suisse Romand, Centre Suédois, Centre Suisse Allemand, Centre Suisse Italien et Rhétoromanche, Centre de Sydney, Centre Chinois de Taipei, Centre Tartare, Centre des Ecrivains Tibétains à l’Etranger, Centre de Trieste, Centre Tunisien, Centre Turc, Centre Ougandais, Centre Ukrainien, Centre des Etats-Unis, Centre Ouïghour, Centre des Ecrivains Vietnamiens à l'Etranger, Centre Américain des Ecrivains en Exil, Centre Zambien.
PEN International Centres have unanimously approved
the Resolution on Viêt Nam
Afghan Centre, Albanian Centre, All-India Centre; American Centre, Austrian Centre, Bangladeshi Centre, Basque Centre, Belarusian Centre, Belgian (Dutch Speaking) Centre, Belgian (French Speaking) Centre, Bishkek Centre, Bosnian-Herzegovina Centre, Bulgarian Centre, Cambodian Centre, Canadian Centre, Catalan Centre, Colombian Centre, Croatian Centre, Cuban Writers in Exile Centre, Cypriot Centre, Czech Centre, Danish Centre, Egyptian Centre, English Centre, Esperanto Centre, Estonian Centre, Ethiopian Centre, Finnish Centre, French Centre, Galician Centre, German Centre, German Speaking Writers Abroad Centre, Ghanaian Centre, Greek Centre, Guadalajaran Centre, Haiti Centre, Independent Chinese Centre, Iranian Writers in Exile Centre, Iraq Centre, Italian Centre, Japan Centre, Jordanian Centre, Kazakh Centre, Kenyan Centre, Korean Centre, Kosovan Centre, Kurdish Centre, Liechtenstein Centre, Lithuanian Centre, Macedonian Centre, Malawian Centre, Melbourne Centre, Mexican Centre, Mongolian Centre, Moroccan Centre, Nepalese Centre, Netherlands Centre, New Zealand Centre, Nigerian Centre, Norwegian Centre, Pakistani Centre, Palestinian Centre, Paraguayan Centre, Philippine Centre, Polish Centre, Portuguese Centre, Quebecois Centre, Romanian Centre, Russian Centre, San Miguel de Allende Centre, Scottish Centre, Serbian Centre, Sierra Leone Centre, Slovak Centre, Slovene Centre, Somali-Speaking Centre, South African Centre, Spanish Centre, Suisse Romand Centre, Swedish Centre, Swiss German Centre, Swiss Italian and Reto-Romansh Centre, Sydney Centre, Taipei Chinese Centre, Tatar Centre, Tibetan Writers Abroad Centre, Trieste Centre, Tunisian Centre, Turkish Centre, Ugandan Centre, Ukrainian Centre, USA Centre, Uyghur Centre, Vietnamese Writers Abroad Centre, Writers in Exile/American Centre, Zambian Centre.
.
.
.
No comments:
Post a Comment