Nhã Trân
Trưởng ban Báo chí NTHF - 11.11.2010
Để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh và những ngư dân bị thảm sát ở Biển Đông.
Sau một loạt hội nghị giữa khối ASEAN và các nước, giới quan sát ghi nhận một số diễn biến liên quan vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Nhằm tìm hiểu quan điểm của quốc tế về vùng biển này, Nhã Trân phỏng vấn Giáo sư Carlyle A. Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia - một nhà nghiên cứu tên tuổi về vấn đề Châu Á và Việt Nam - đồng thời ông cũng là chuyên gia nghiên cứu quân sự, Giám đốc diễn đàn Nghiên Cứu Quốc Phòng Australia.
Nhã Trân: Thưa Giáo sư, gần đây Trung Hoa có những hành động được cho là thách đố lực lượng hải quân các nước khác nhằm giành quyền kiểm soát Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Gs đánh giá thế nào về tuyên bố mới đây của Bắc Kinh, rằng sự củng cố quốc phòng của Trung Hoa không đe dọa bất cứ quốc gia nào nhưng chỉ để bảo đảm cũng như thúc đẩy an ninh và bình ổn khu vực?
Gs Thayer: Trung Hoa cảm nhận được sự lớn mạnh của mình và đã bắt đầu hành xử như một cường quốc trong những năm gần đây.
Bắc Kinh không giải thích được rõ ràng vì sao ngân sách quốc phòng quá lớn. Sự thiếu minh bạch của nước này về lý do chi quá nhiều cho việc phát triển quân đội đặt một câu hỏi về an ninh cho thế giới, và tạo ra những nghi vấn chính đáng về một ý đồ chiến lược. Sự củng cố quốc phòng của Trung Hoa dẫn đến sự kiện các nước láng giềng cũng phải phát triển quân đội của họ nhằm tự vệ.
Trung Hoa đã sử dụng sức mạnh quân sự trong chiến tranh với các nước lân cận như cuộc chiến Hàn -Trung, và rồi cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979, và cưỡng chiếm đảo Hoàng Sa cùng các đảo đá trong vùng Biển Nam Trung Hoa, hay là Biển Đông.
Trước các bằng chứng lịch sử vừa kể và trước sự thiếu minh bạch trong ngân sách quốc phòng của Trung Hoa, tôi không tin vào tuyên bố [của Bắc Kinh] rằng củng cố quốc phòng, phát triển quân đội là chỉ để bảo đảm, thúc đẩy an ninh và bình ổn khu vực.
Nhã Trân: Gs có ghi nhận sự thay đổi trong thái độ của Trung Hoa về vấn đề Biển Đông sau một loạt hội nghị cao cấp giữa khối ASEAN và Hoa Kỳ năm nay? Gs có nghĩ rằng Bắc Kinh rồi đây sẽ có một chính sách ít hung hãn hơn đối với tranh chấp ở Biển Đông? Và nếu không thì các nước Đông Nam Á cần làm gì để ngăn chặn tham vọng bành trướng của Bắc Kinh, tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông?
Gs Thayer: Có thể thấy được rằng áp lực quốc tế đã khiến Trung Hoa trở nên hòa hoãn hơn. Trước các đòi hỏi hợp lý của cộng đồng quốc tế về vấn đề Biển Đông, Trung Hoa đã có một thái độ mềm mỏng hơn. Tuy nhiên, Trung Hoa sẽ tiếp tục phản đối việc quốc tế hóa tranh chấp trên Biển Đông.
Nếu chúng ta còn nhớ, ngay vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ diễn ra tại New York hồi cuối tháng Chín, Bộ Ngoại giao Trung Hoa đã lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ không can dự vào các tranh chấp ở Biển Đông.
Kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần này, các vấn đề cốt lõi trong tranh chấp Biển Đông còn bế tắc có nhiều hy vọng sẽ được khai thông, tuy Trung Hoa vẫn có một vai trò quan trọng và rất lớn trong khu vực đối với nhiều quốc gia. Trung Hoa đã đồng ý cùng ASEAN khai triển Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea hay DOC) và đàm phán về Quy tắc Ứng xử Biển Đông (Code of Conducts hay COC). Đây là dấu hiệu tích cực, tuy không có nghĩa là sẽ giải quyết được tức khắc các tranh chấp trong khu vực.
Nhã Trân: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng cộng 8 (ADMM+8) ở Hà Nội tái khẳng định quyết tâm triển khai hòa bình và an ninh vùng Đông Nam Á. Ông có nghĩ đây là khởi điểm của sự hợp tác của quốc tế, dẫn đến các phương sách cụ thể cho sự bình ổn và mối quan hệ khu vực?
Gs Thayer: Sự kết hợp của khối ASEAN với Hoa Kỳ và các đồng minh như Nhật, Hàn quốc, Australia, rồi các nước Ấn Độ, New Zealand và Nga, như chúng ta thấy, là một nước cờ hữu hiệu, có khả năng hóa giải ý đồ của Trung Hoa trong nỗ lực liên kết với các nước Đông Nam Á.
Hoa kỳ và các quốc gia đồng minh như Nhật Bản, Úc, Hàn quốc có thể kết hợp với New Zealand và Ấn Độ và bây giờ cả Nga nữa đã khiến thế cờ gây ảnh hưởng của Trung Quốc gặp trở ngại đáng kể trong nỗ lực lôi kéo cũng như tạo liên minh kinh tế với các nước ASEAN.
Hoa kỳ và các quốc gia đồng minh như Nhật Bản, Úc, Hàn quốc có thể kết hợp với New Zealand và Ấn Độ và bây giờ cả Nga nữa đã khiến thế cờ gây ảnh hưởng của Trung Quốc gặp trở ngại đáng kể trong nỗ lực lôi kéo cũng như tạo liên minh kinh tế với các nước ASEAN.
Nhã Trân: Trong Hội nghị Đông Á mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton lên tiếng rằng Hoa Kỳ sẽ giúp các nước trong khu vực phòng vệ trước các đe dọa của Trung Hoa. Theo ông thì Hoa Kỳ sẽ hành động ra sao để thực hiện cam kết của mình?
Gs Thayer: Hoa Kỳ đã trở lại Châu Á – Thái Bình Dương sau một thời gian tập trung vào hai cuộc chiến ở Trung Đông và chống khủng bố quốc tế. Sự phát triển kinh tế cũng như phát triển quân sự của Trung Hoa đã trở thành mối đe dọa tiềm ẩn đối với vị thế của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Với ý muốn tái khẳng định sự hiện diện trong khu vực, Hoa Kỳ đang bắt đầu một đợt phản công ngoại giao để cân bằng ảnh hưởng của Trung Hoa và kềm chế Trung Hoa.
Hồi năm 2005 ASEAN tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Malaysia để đáp ứng với tình hình mới.
Trong phát biểu tại hội nghị lần này bà Ngoại trưởng Clinton muốn nói đến trách nhiệm của Hoa Kỳ trong việc đứng cùng phía với Nhật Bản đối với các tranh chấp ở đảo Senkaku. Bà cũng phản đối mối đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ. Bà đã đặt áp lực chính trị lên Trung Hoa bằng cách đề nghị giúp giải quyết các tranh chấp về biển đảo.
Ngoài ra Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng kêu gọi Trung Hoa giữ vai trò một đối tác có trách nhiệm. Hoa Kỳ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa ở vùng tranh chấp, và lên tiếng rằng các tuyên bố chủ quyền phải tuân theo công pháp quốc tế.
Chủ quyền đối với các vùng biển đảo phải dựa trên cơ sở địa lý, chứ không phải dựa vào chứng cớ lịch sử mà Trung Hoa nêu ra, là họ đã khám phá ra vùng nào đó.
Nhã Trân: Gs có biết được quan điểm của dân chúng thế giới, người dân chứ không phải là các chính quyền, đối với các tranh chấp ở Biển Đông hiện nay? Gs sẽ phản ứng ra sao trước sự đe dọa của Trung Hoa đối với biển đảo, đất nước và khu vực Đông
Gs Thayer: Nhiều phản ứng thấy được của người dân một số nước đã nổi lên trong thời gian qua. Bất cứ công dân một nước nào cũng đều có phản ứng chung, phản ứng tự nhiên khi lãnh thổ của quốc gia bị đe dọa, bị cưỡng chiếm.
Nhã Trân: Gs nói gì về phát biểu của Thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo về việc viên thuyền trưởng người Hoa bị phía Nhật bắt giữ trong vụ đụng độ giữa hai nước ở đảo Senkaku hồi tháng Chín, rằng hành động của Nhật là bất hợp pháp, phi lý, và gây nhiều đau khổ cho gia đình nạn nhân?
Gs Thayer: Các tuyên bố đó đúng và hợp lý với nhãn quan của phía người bị bắt giữ. Điều cần xét là nguyên nhân gốc của sự việc, chẳng hạn như bên nào thực sự có trách nhiệm trong vụ đụng độ này.
Nhã Trân: Giáo sư có nghe các tin về việc ngư dân Việt
Gs Thayer: Trong mấy năm nay Trung Hoa ban hành các lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông, áp dụng cho ngư dân các nước khác, và đồng thời liên tục bắt giữ tàu đánh cá của Việt Nam .
Những nước cảm thấy bị đe dọa nhiều là Việt Nam, và có thể là Philippines, vì những hành động của Trung Hoa trong nhiều năm qua, và các hoạt động của hải quân Trung Hoa, trực tiếp nhắm đến ngư dân của họ.
Biển Đông là một trong những vùng biển trọng yếu của thế giới với vị trí chiến lược. Biển Đông cũng là nguồn cung cấp sinh kế cho cộng đồng ngư dân các nước trong khu vực, đóng một vai trò hệ trọng cho sự phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á, của các nước ASEAN cũng như của Trung Hoa. Sự tự do lưu thông, an toàn lưu thông trên vùng biển này, do đó, phải được bảo đảm và duy trì. Hòa bình, ổn định, phát triển bền vững và an ninh con người, an ninh đất nước ở Biển Đông, do đó, phải được xem là mối quan tâm lớn.
Các tranh chấp chủ quyền, tranh chấp lãnh thổ lãnh hải cần được giải quyết qua đối thoại, qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan. Vũ lực cần được tránh dù trong bất cứ tình huống nào.
Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982 là một trong những cơ sở quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp này. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea, gọi tắt là DOC) đã được ký kết năm 2002, nhưng tuyên bố này chưa đủ. Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct hay COC), có tính ràng buộc hơn, chặt chẽ hơn và toàn diện hơn, có khả năng giúp giải quyết vấn đề.
Nhã Trân: Trong Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ nhì ở New York mới đây, Tổng thống Philippines Benigno Aquino và cũng là điều hợp viên hội nghị phát biểu rằng: "Hy vọng chúng ta không [phải] nghe tên "Biển Nam Trung Hoa" với ngụ ý rằng đó là biển của họ, " và, "Hy vọng chúng ta sẽ không còn phải gọi đó là Biển Nam Trung Hoa vì đó không phải chỉ là biển của họ." Gs có quan điểm thế nào đối với tuyên bố này?
Gs Thayer: Các biện pháp hợp tình hợp lý nhằm củng cố hòa bình, ổn định ở Biển Đông đều chính đáng. Đổi tên biển là một động thái chính trị khôn ngoan. Tôi có thể nói như vậy.
Nhã Trân: Cảm ơn Gs đã dành cho Nguyễn Thái Học Foundation cuộc phỏng vấn này.
.
.
.
No comments:
Post a Comment