Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2010-11-10
Bên lề hai Thượng đỉnh tuần này - mà có lẽ là trọng điểm thảo luận - tại Seoul và Yokohama là quyết định của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.
Đó là bơm thêm 600 tỷ Mỹ kim để kích thích kinh tế Mỹ khiến đô la lại tuột giá và hàng loạt quốc gia phản đối, từ Trung Quốc tới Brazil, Nga Đức và nhiều xứ khác. Nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa trình bày lý do của biến chuyển này trong chương trình Diễn đàn Kinh tế do Việt Long thực hiện sau đây hầu quý thính giả.
Kế hoạch 600 tỷ
Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, mùng ba tuần trước, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ công bố quyết định sẽ bơm thêm 600 tỷ Mỹ kim để kích thích kinh tế. Quyết định lập tức gây chống đối từ nhiều quốc gia và có thể là đề tài tranh luận tuần này tại Thượng đỉnh của khối G-20 ở thủ đô Seoul của Nam Hàn và sau đó là Thượng đỉnh APEC của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương ở hải cảng Yohohama của Nhật. Mục Diễn đàn Kinh tế kỳ này đề nghị ông phân tích cho hồ sơ đó.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa rằng trong chuyện này ta có một lúc nhiều vấn đề rắc rối và cần đến sự phối hợp nan giải của các quốc gia. Khi tập trung vào chuyện 600 tỷ thì dư luận chỉ nói đến cái ngọn. Chúng ta cần gỡ từng đoạn của mớ bòng bong thì may ra mới hiểu được ngọn ngành.
Việt Long: Như vậy, trước hết, xin ông nói về chuyện Mỹ bơm thêm 600 tỷ đô la vào kinh tế.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đấy là một biện pháp tiền tệ bất thường từ một định chế độc lập của Mỹ là Ngân hàng Trung ương, gọi là "gia tăng mức lưu hoạt có định lượng" - quantitative easing.
- Thông thường, để kích thích kinh tế thì Ngân hàng Trung ương các nước có thể hạ lãi suất ngắn hạn và nếu cần thì bơm thêm tiền vào kinh tế bằng cách mua lại giấy nợ ngắn hạn và trả ra bằng tiền mặt. Khi lãi suất đã giảm tới số không, Ngân hàng Trung ương mua vào cả trái phiếu dài hạn và trả bằng tiền mặt, thực tế là từ nhà máy in bạc mà ra. Biện pháp in bạc để cứu nguy kinh tế như vậy ít được áp dụng, lần đầu là tại Nhật vào mươi năm trước, lần sau tại Âu Châu, Hoa Kỳ và vài xứ khác khi tổng suy trầm bùng nổ vào năm 2008. Khi ấy, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã in ra mấy ngàn tỷ đô la và thực tế là tăng gấp đôi số bạc mặt trong khối tiền tệ lưu hành.
- Tuần qua, định chế này quyết định sẽ bơm thêm 600 tỷ đô la trong tám tháng tới, làm thị trường chứng khoán toàn cầu đều lên giá nhờ hy vọng hồi phục kinh tế nhưng làm đô la càng sụt giá. Khi đô la sụt giá thì hàng Mỹ thành rẻ hơn, dễ cạnh tranh hơn nên biện pháp ấy bị nhiều nước phê phán là một quyết định cạnh tranh bất chính.
- Thế rồi, để chuẩn bị hai thượng đỉnh tuần này tại Á châu, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama tuyên bố tuần trước rằng các nước cần phối hợp chính sách kinh tế để tái quân bình lại luồng giao dịch toàn cầu ngõ hầu không xứ nào đạt xuất siêu hay bị nhập siêu quá lớn. Các nước cho là lời tuyên bố gián tiếp xác nhận chính sách cạnh tranh của Mỹ nên càng chống đối mạnh. Sự thật lại không đơn giản như vậy.
Việt Long: Nghĩa là một quyết định kích thích kinh tế của Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng toàn cầu và thổi lên một cuộc tranh luận quốc tế, mà ông thì lại cho là sự thật không đơn giản như thế?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ công bố quyết định tiền tệ đó thì tranh luận đã xảy ra trong chính trường Hoa Kỳ và thậm chí giữa các giới chức hữu trách về chính sách trong hệ thống Ngân hàng Trung ương Mỹ. Đáng chú ý không kém là phản ứng cùng mâu thuẫn từ phía Bắc Kinh, khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tỏ vẻ thông cảm vậy mà Thứ trưởng Ngoại giao cực lực lên án. Đôi khi vì bộ Ngoại giao ít am hiểu về kinh tề chăng? Bây giờ, muốn hiểu ra nội dung và hậu quả của quyết định ấy, ta cần nhìn vào thực tế.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa rằng trong chuyện này ta có một lúc nhiều vấn đề rắc rối và cần đến sự phối hợp nan giải của các quốc gia. Khi tập trung vào chuyện 600 tỷ thì dư luận chỉ nói đến cái ngọn. Chúng ta cần gỡ từng đoạn của mớ bòng bong thì may ra mới hiểu được ngọn ngành.
Việt Long: Như vậy, trước hết, xin ông nói về chuyện Mỹ bơm thêm 600 tỷ đô la vào kinh tế.
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đấy là một biện pháp tiền tệ bất thường từ một định chế độc lập của Mỹ là Ngân hàng Trung ương, gọi là "gia tăng mức lưu hoạt có định lượng" - quantitative easing.
- Thông thường, để kích thích kinh tế thì Ngân hàng Trung ương các nước có thể hạ lãi suất ngắn hạn và nếu cần thì bơm thêm tiền vào kinh tế bằng cách mua lại giấy nợ ngắn hạn và trả ra bằng tiền mặt. Khi lãi suất đã giảm tới số không, Ngân hàng Trung ương mua vào cả trái phiếu dài hạn và trả bằng tiền mặt, thực tế là từ nhà máy in bạc mà ra. Biện pháp in bạc để cứu nguy kinh tế như vậy ít được áp dụng, lần đầu là tại Nhật vào mươi năm trước, lần sau tại Âu Châu, Hoa Kỳ và vài xứ khác khi tổng suy trầm bùng nổ vào năm 2008. Khi ấy, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã in ra mấy ngàn tỷ đô la và thực tế là tăng gấp đôi số bạc mặt trong khối tiền tệ lưu hành.
- Tuần qua, định chế này quyết định sẽ bơm thêm 600 tỷ đô la trong tám tháng tới, làm thị trường chứng khoán toàn cầu đều lên giá nhờ hy vọng hồi phục kinh tế nhưng làm đô la càng sụt giá. Khi đô la sụt giá thì hàng Mỹ thành rẻ hơn, dễ cạnh tranh hơn nên biện pháp ấy bị nhiều nước phê phán là một quyết định cạnh tranh bất chính.
- Thế rồi, để chuẩn bị hai thượng đỉnh tuần này tại Á châu, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama tuyên bố tuần trước rằng các nước cần phối hợp chính sách kinh tế để tái quân bình lại luồng giao dịch toàn cầu ngõ hầu không xứ nào đạt xuất siêu hay bị nhập siêu quá lớn. Các nước cho là lời tuyên bố gián tiếp xác nhận chính sách cạnh tranh của Mỹ nên càng chống đối mạnh. Sự thật lại không đơn giản như vậy.
Việt Long: Nghĩa là một quyết định kích thích kinh tế của Hoa Kỳ đã gây ảnh hưởng toàn cầu và thổi lên một cuộc tranh luận quốc tế, mà ông thì lại cho là sự thật không đơn giản như thế?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Sau khi Ngân hàng Trung ương Mỹ công bố quyết định tiền tệ đó thì tranh luận đã xảy ra trong chính trường Hoa Kỳ và thậm chí giữa các giới chức hữu trách về chính sách trong hệ thống Ngân hàng Trung ương Mỹ. Đáng chú ý không kém là phản ứng cùng mâu thuẫn từ phía Bắc Kinh, khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tỏ vẻ thông cảm vậy mà Thứ trưởng Ngoại giao cực lực lên án. Đôi khi vì bộ Ngoại giao ít am hiểu về kinh tề chăng? Bây giờ, muốn hiểu ra nội dung và hậu quả của quyết định ấy, ta cần nhìn vào thực tế.
- Tính theo căn bản rộng thì khối tiền tệ lưu hành của Mỹ hiện là 8.700 tỷ Mỹ kim. Suốt 50 năm qua thì bình quân mỗi tháng tăng chừng 0,55% để đáp ứng yêu cầu giao dịch. Khi Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết định bơm thêm 600 tỷ trong tám tháng, thì bình quân mỗi tháng có thể bơm thêm 75 tỷ Mỹ kim, là chỉ thêm có 0,86%. So với đà gia tăng bình thường là 0,55% thì cũng chẳng có gì là ghê gớm như người ta có thể nghĩ, vì chỉ nhớ tới con số 600 tỷ đầy ấn tượng!
Việt Long: Tức là nếu nói về lượng thì biện pháp này không lớn lao như thiên hạ nghĩ. Thế thì tại sao lại có người phản đối, ngay trong nội bộ của nước Mỹ, chứ chưa nói đến xứ khác?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tại Hoa Kỳ, từ cả xu hướng bảo thủ lẫn cấp tiến của chính trường và thị trường Mỹ đều có người phản bác biện pháp này nên ta càng khó hiểu ra thực tế.
- Thực tế theo như tôi nghĩ thì Ngân hàng Trung ương Mỹ là một định chế độc lập và không bị chi phối bởi tính toán chính trị nhất thời mà phải đảm bảo phát triển kinh tế trong ổn định giá cả. Khi thấy vật giá không có hướng gia tăng - là nguy cơ lạm phát còn thấp - và đây đó đã chớm nở hy vọng hồi phục, định chế này cần trấn an dư luận và thị trường. Rằng chính trường Mỹ có thể bị ách tắc nhất thời nên không dám lấy quyết định kích thích kinh tế, chứ Ngân hàng Trung ương vẫn còn khả năng can thiệp và bơm tiền vào kinh tế. Con số 600 tỷ vì vậy có tác dụng tâm lý hơn thực tế, và quả nhiên là có làm cho thị trường chứng khoán tăng vọt sau đó.
Việt Long: Nhưng hậu quả thực tế thì cũng làm Mỹ kim mất giá và gây phản ứng từ các nước. Thí dụ như Tổng trưởng Tài chính Đức đả kích Hoa Kỳ là gây bất ổn trên thị trường ngoại hối và Chính quyền Mỹ đã vay mượn và tiêu xài quá mức nay lại đòi thu hẹp khả năng xuất khẩu của xứ khác bằng biện pháp hạ giá đồng bạc. Ông nghĩ sao về lời phê phán này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng mọi lời phê phán đều có một phần hữu lý, nhưng chỉ một phần thôi. Chúng ta hãy trở lại vài con số thực tế vì điều ấy cũng có lợi cho ViệtNam .
- Kinh tế Mỹ một năm sản xuất ra hơn 14.000 tỷ Mỹ kim, trong số này tiêu thụ chiếm đến 70% và khi sản xuất đình đọng, người ta ưa nghĩ đến việc nâng sức tiêu thụ để kích thích sản xuất, với hậu quả là lại gia tăng sự vay mượn và nâng cao bội chi ngân sách. Vì vậy, người ta nên nghĩ đến kích thích sản xuất hơn là tiêu thụ, nghĩa là giải tỏa ách tắc hành chính và giảm bớt gánh nặng thuế khóa để nâng số cung hơn là chỉ nghĩ đến số cầu và đây là một lời phê phán đúng.
- Nhưng, ta nên công bằng nhìn vào một sự thể khách quan khác. Đó là trong tổng sản lượng Mỹ hơn 14.000 tỷ, tiêu thụ chiếm tới hơn 11 ngàn và thị trường tiêu thụ Mỹ là lớn nhất thế giới, là nguồn sống cho nhiều quốc gia xuất khẩu. Cả ba quốc gia đang có kinh tế giàu nhất sau Hoa Kỳ, là Trung Quốc, Nhật và Đức, đều ráo riết đầy mạnh xuất khẩu để phục hồi và họ không hài lòng với việc Mỹ kim sụt giá. Trung Quốc và Nhật đều can thiệp vào thị trường ngoại hối để nâng mức cạnh tranh và thực tế để dễ bàn hàng vào Mỹ.
- Nhưng ngày nay, Hoa Kỳ không thể chi tiêu và nhập khẩu rộng rãi như xưa nên Chính quyền Obama mới có chiến lược phát triển xuất khẩu và Quốc hội thì có phản ứng bảo hộ mậu dịch. Vì vậy thế giới mới e sợ chiến tranh ngoại hối và tranh chấp mậu dịch, là điều chúng ta đã tìm hiểu trên diễn đàn này từ Tháng Chín vừa qua.
Việt Long: Tức là nếu nói về lượng thì biện pháp này không lớn lao như thiên hạ nghĩ. Thế thì tại sao lại có người phản đối, ngay trong nội bộ của nước Mỹ, chứ chưa nói đến xứ khác?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tại Hoa Kỳ, từ cả xu hướng bảo thủ lẫn cấp tiến của chính trường và thị trường Mỹ đều có người phản bác biện pháp này nên ta càng khó hiểu ra thực tế.
- Thực tế theo như tôi nghĩ thì Ngân hàng Trung ương Mỹ là một định chế độc lập và không bị chi phối bởi tính toán chính trị nhất thời mà phải đảm bảo phát triển kinh tế trong ổn định giá cả. Khi thấy vật giá không có hướng gia tăng - là nguy cơ lạm phát còn thấp - và đây đó đã chớm nở hy vọng hồi phục, định chế này cần trấn an dư luận và thị trường. Rằng chính trường Mỹ có thể bị ách tắc nhất thời nên không dám lấy quyết định kích thích kinh tế, chứ Ngân hàng Trung ương vẫn còn khả năng can thiệp và bơm tiền vào kinh tế. Con số 600 tỷ vì vậy có tác dụng tâm lý hơn thực tế, và quả nhiên là có làm cho thị trường chứng khoán tăng vọt sau đó.
Việt Long: Nhưng hậu quả thực tế thì cũng làm Mỹ kim mất giá và gây phản ứng từ các nước. Thí dụ như Tổng trưởng Tài chính Đức đả kích Hoa Kỳ là gây bất ổn trên thị trường ngoại hối và Chính quyền Mỹ đã vay mượn và tiêu xài quá mức nay lại đòi thu hẹp khả năng xuất khẩu của xứ khác bằng biện pháp hạ giá đồng bạc. Ông nghĩ sao về lời phê phán này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng mọi lời phê phán đều có một phần hữu lý, nhưng chỉ một phần thôi. Chúng ta hãy trở lại vài con số thực tế vì điều ấy cũng có lợi cho Việt
- Kinh tế Mỹ một năm sản xuất ra hơn 14.000 tỷ Mỹ kim, trong số này tiêu thụ chiếm đến 70% và khi sản xuất đình đọng, người ta ưa nghĩ đến việc nâng sức tiêu thụ để kích thích sản xuất, với hậu quả là lại gia tăng sự vay mượn và nâng cao bội chi ngân sách. Vì vậy, người ta nên nghĩ đến kích thích sản xuất hơn là tiêu thụ, nghĩa là giải tỏa ách tắc hành chính và giảm bớt gánh nặng thuế khóa để nâng số cung hơn là chỉ nghĩ đến số cầu và đây là một lời phê phán đúng.
- Nhưng, ta nên công bằng nhìn vào một sự thể khách quan khác. Đó là trong tổng sản lượng Mỹ hơn 14.000 tỷ, tiêu thụ chiếm tới hơn 11 ngàn và thị trường tiêu thụ Mỹ là lớn nhất thế giới, là nguồn sống cho nhiều quốc gia xuất khẩu. Cả ba quốc gia đang có kinh tế giàu nhất sau Hoa Kỳ, là Trung Quốc, Nhật và Đức, đều ráo riết đầy mạnh xuất khẩu để phục hồi và họ không hài lòng với việc Mỹ kim sụt giá. Trung Quốc và Nhật đều can thiệp vào thị trường ngoại hối để nâng mức cạnh tranh và thực tế để dễ bàn hàng vào Mỹ.
- Nhưng ngày nay, Hoa Kỳ không thể chi tiêu và nhập khẩu rộng rãi như xưa nên Chính quyền Obama mới có chiến lược phát triển xuất khẩu và Quốc hội thì có phản ứng bảo hộ mậu dịch. Vì vậy thế giới mới e sợ chiến tranh ngoại hối và tranh chấp mậu dịch, là điều chúng ta đã tìm hiểu trên diễn đàn này từ Tháng Chín vừa qua.
Bất công trong kinh tế
Việt Long: Ngoài hồ sơ ngoại thương buôn bán giữa các nước, ta còn có vị trí của Mỹ kim trong luồng giao dịch toàn cầu. Khi tiền Mỹ sụt giá thì nhiều quốc gia tất nhiên là phải phản đối chứ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta đụng vào một chuyện bất công khác!
- Hoa Kỳ tiêu thụ hào phóng, gọi là "như Mỹ", và đóng góp tới gần 60% cho đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Khi mọi chuyện kém vui thì thiên hạ lại trông chờ vào "miệng túi càn khôn" là sức tiêu thụ của dân Mỹ, rồi lại oán Mỹ là vay mượn quá nhiều làm Mỹ kim mất giá khiến tài sản mà họ tồn trữ bằng Mỹ kim bị hao hụt. Từ nhiều năm nay, người ta nói đến việc thay thế Mỹ kim bằng một loại ngoại tệ dự trữ khác và những phản ứng đó sẽ tác động vào hai Thượng đỉnh tới.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Chúng ta đụng vào một chuyện bất công khác!
- Hoa Kỳ tiêu thụ hào phóng, gọi là "như Mỹ", và đóng góp tới gần 60% cho đà tăng trưởng của kinh tế thế giới. Khi mọi chuyện kém vui thì thiên hạ lại trông chờ vào "miệng túi càn khôn" là sức tiêu thụ của dân Mỹ, rồi lại oán Mỹ là vay mượn quá nhiều làm Mỹ kim mất giá khiến tài sản mà họ tồn trữ bằng Mỹ kim bị hao hụt. Từ nhiều năm nay, người ta nói đến việc thay thế Mỹ kim bằng một loại ngoại tệ dự trữ khác và những phản ứng đó sẽ tác động vào hai Thượng đỉnh tới.
- Thực tế thì thế giới chưa có khả năng hạ bệ Mỹ kim vì không có ngoại tệ và thị trường mua bán trái phiếu nào đủ lớn bằng thị trường Hoa Kỳ. Mỹ kim là phương tiện giao hoán hay thanh toán cho hơn 40% luồng giao dịch toàn cầu, chiếm gần 70% khối dự trữ ngoại tệ của cả thế giới và là đồng tiền định giá các loại thương phẩm - là nguyên nhiên vật liệu, nông sản - phổ biến nhất. Đây là một lợi thế khách quan của Mỹ kim, mà cũng là mặt trái của sự bất công toàn cầu khi cả thế giới đều mong bán hàng cho Mỹ để làm giầu!
- Cho nên, khi Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết định bơm tiền thì ngoài việc trấn an thị trường, đấy cũng có thể là tín hiệu cho các xứ khác là đừng mua vào Mỹ kim và bán tiền của mình ra để chiếm lợi thế ngoại thương nhờ đồng bạc rẻ vì Mỹ chỉ cần in bạc là đô la lại còn sụt thêm! Với Bắc Kinh thì quyết định này còn thổi luồng tư bản đầu cơ hay "nóng" vào thị trường tài chính Trung Quốc để kiếm mức lời cao hơn và có thể làm bong bóng đầu tư căng phồng rồi bể, là chuyện Bắc Kinh đang sợ!
Việt Long: Chúng ta quả không ngờ là một biện pháp tiền tệ từ Hoa Kỳ lại có hiệu ứng toàn cầu như vậy. Câu hỏi cuối, thưa ông, các nước sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào trong hai Thượng đỉnh sắp tới tạiSeoul và Yokohama ?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây là loại vấn đề trường kỳ và toàn cầu nên không có giải pháp lập tức thuộc lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Nếu người ta nhìn ra thực tế rắc rối và phi lý của hiện tại thì may ra sẽ có hướng giải quyết sau này.
- Tổng trưởng Tài chính Mỹ đề nghị các nước cùng áp dụng định mức chung là không đạt xuất siêu quá 4% Tổng sản lượng GDP để tái lập quân bình ngoại thương toàn cầu và hai nước đạt xuất siêu cao nhất là Trung Quốc và Đức đều chống nên phía Hoa Kỳ đã rút lại đề nghị này. Thực tế thì thế giới khó chấp nhận một chỉ tiêu có vẻ duy ý chí như vậy, nhưng xứ nào cũng biết là sẽ phải thay đổi trong tương lai kể cả nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa.
- Tại Ấn Độ, ông Obama có lời phát biểu bất thường hôm Thứ Hai là gián tiếp ủng hộ quyết định bơm tiền của định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương Mỹ. Nhưng ông Obama không nói sai tại Indonesia hôm Thứ Ba khi nhận định rằng thất quân bình ngoại thương và bất ổn ngoại hối có cản trở đà phát triển của kinh tế toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó, các quốc gia cần nhìn thẳng vào vấn đề và tìm thế hợp tác mới, thay vì cứ trông chờ vào giới tiêu thụ Mỹ rồi lại oán hận Hoa Kỳ khi Mỹ kim sụt giá.
- Một giải pháp ngược ngạo đã được một giới chức Hoa Kỳ là Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đề nghị, là phải tìm ra mấy cái neo khác, kể cả phần nào ghim giá Mỹ kim vào vàng, để tránh những giao động quá lớn của tiền Mỹ. Loại sáng kiến bất thường này cho thấy sự phức tạp của vấn đề và đô la chỉ lên giá khi kinh tế Mỹ phục hồi trên cơ sở lành mạnh hơn. Từ nay đến đó, các nước nên lấy sức mạnh của mình làm chính thay vì cứ đòi chui vào miệng tui càn khôn của Hoa Kỳ rồi lại than là bị Mỹ xiết dây thòng lọng bằng cách hạ giá Mỹ kim!
- Cho nên, khi Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết định bơm tiền thì ngoài việc trấn an thị trường, đấy cũng có thể là tín hiệu cho các xứ khác là đừng mua vào Mỹ kim và bán tiền của mình ra để chiếm lợi thế ngoại thương nhờ đồng bạc rẻ vì Mỹ chỉ cần in bạc là đô la lại còn sụt thêm! Với Bắc Kinh thì quyết định này còn thổi luồng tư bản đầu cơ hay "nóng" vào thị trường tài chính Trung Quốc để kiếm mức lời cao hơn và có thể làm bong bóng đầu tư căng phồng rồi bể, là chuyện Bắc Kinh đang sợ!
Việt Long: Chúng ta quả không ngờ là một biện pháp tiền tệ từ Hoa Kỳ lại có hiệu ứng toàn cầu như vậy. Câu hỏi cuối, thưa ông, các nước sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào trong hai Thượng đỉnh sắp tới tại
Nguyễn Xuân Nghĩa: Đây là loại vấn đề trường kỳ và toàn cầu nên không có giải pháp lập tức thuộc lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Nếu người ta nhìn ra thực tế rắc rối và phi lý của hiện tại thì may ra sẽ có hướng giải quyết sau này.
- Tổng trưởng Tài chính Mỹ đề nghị các nước cùng áp dụng định mức chung là không đạt xuất siêu quá 4% Tổng sản lượng GDP để tái lập quân bình ngoại thương toàn cầu và hai nước đạt xuất siêu cao nhất là Trung Quốc và Đức đều chống nên phía Hoa Kỳ đã rút lại đề nghị này. Thực tế thì thế giới khó chấp nhận một chỉ tiêu có vẻ duy ý chí như vậy, nhưng xứ nào cũng biết là sẽ phải thay đổi trong tương lai kể cả nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa.
- Tại Ấn Độ, ông Obama có lời phát biểu bất thường hôm Thứ Hai là gián tiếp ủng hộ quyết định bơm tiền của định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương Mỹ. Nhưng ông Obama không nói sai tại Indonesia hôm Thứ Ba khi nhận định rằng thất quân bình ngoại thương và bất ổn ngoại hối có cản trở đà phát triển của kinh tế toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó, các quốc gia cần nhìn thẳng vào vấn đề và tìm thế hợp tác mới, thay vì cứ trông chờ vào giới tiêu thụ Mỹ rồi lại oán hận Hoa Kỳ khi Mỹ kim sụt giá.
- Một giải pháp ngược ngạo đã được một giới chức Hoa Kỳ là Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đề nghị, là phải tìm ra mấy cái neo khác, kể cả phần nào ghim giá Mỹ kim vào vàng, để tránh những giao động quá lớn của tiền Mỹ. Loại sáng kiến bất thường này cho thấy sự phức tạp của vấn đề và đô la chỉ lên giá khi kinh tế Mỹ phục hồi trên cơ sở lành mạnh hơn. Từ nay đến đó, các nước nên lấy sức mạnh của mình làm chính thay vì cứ đòi chui vào miệng tui càn khôn của Hoa Kỳ rồi lại than là bị Mỹ xiết dây thòng lọng bằng cách hạ giá Mỹ kim!
Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia . All rights reserved.
.
.
.
No comments:
Post a Comment