Tuesday, November 23, 2010

LÝ TỐNG : PHIÊN TÒA LẦN THỨ 6 NGÀY 22-11-2010

Thứ Hai, 22 Tháng 11 năm 2010

Luật sư Nguyễn Tâm (trái) và luật sư Cary Phạm trong phòng xử của phiên tòa ngày 22/11/2010

LTS – Như qúy đồng hương đã biết, hôm nay thứ Hai ngày 22 tháng 11 năm 2010 là phiên toà lần thứ 6 anh Lý Tống đã tham dự phiên xử tại toà Thượng Thẩm Santa Clara County, thành phố San Jose, về vụ xịt hơi cay ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng hôm 18 tháng 7, 2010 vừa qua.

Mặc dù trời mưa lạnh, nhưng vẫn có rất đông đồng bào đến tham dự ủng hộ tinh thần Lý Tống trong vụ đấu tranh chống tuyên vận CS nầy.

Phiên xử tại phòng số 30 trên lầu 4, dưới sự chủ toạ của chánh án Phillip Pennypacker. Bên công tố có LS Kevin Cogbill. Bên biện hộ cho Lý Tống có LS Nguyễn Tâm và LS Cary Phạm.

Phiên xử hôm nay là một phần trong thủ tục tố tụng hình sự mà hai bên phải ngồi lại với nhau, dưói sự chủ toạ của một chánh án, để chính thức thương lượng đàm phán và đưa ra những đề nghị giải quyết.

Phiên xử bắt đầu vào lúc 2g30 chiều. Chánh án Pennypacker đăng đàn, kêu hồ sơ án sự số #12: People vs. Lý Tống, và mời luật sư hai bên vào thư phòng riêng của toà nằm phía sau phòng xử. Anh Lý Tống vẫn ngồi lại trong phòng tòa cùng với số đông đồng bào tham dự.

Sau một cuộc hội thảo kéo dài khoảng nửa tiếng bên trong thư phòng, phiên xử được kết thúc và mọi ngườì tập họp bên ngoài toà án để nghe các luật sư giải thích nội vụ và kết quả phiên xử.

Xin mời đồng bào cùng theo dõi cuộc phỏng vấn với LS Nguyễn Tâm như sau:

H: Xin LS cho biết ý nghĩa của phiên xử kỳ 6 nầy.

LS Tâm: Trước hết xin thay mặt cho ban ủy ban pháp lý trân trọng cám ơn tất cả qúy đồng hương đã tham dự đông đủ để ủng hộ tinh thần Lý Tống, và tiếp tục nêu cao chính nghĩa đấu tranh của chúng ta.
Phiên xử nầy được gọi là Pretrial Settlement Conference, hay còn gọi là Pretrial Readiness Conference, thường gọi tắt là Pretrial. Mục đích là cho hai bên, công tố và biện hộ, có dịp chính thức ngồi lại với nhau lần đầu tiên để thương lượng trao đổi, với sự chứng giám của một chánh án, kín đáo trong thư phòng (in Judge’s chamber), nhằm khuyến khích hai bên đi đến một sự giàn xếp và giải quyết ổn thỏa hồ sơ, để tránh đi đến giải pháp tối hậu là xử án với 12 hội thẩm đoàn (jury trial). Một số rất nhiều nếu không nói là hầu hết các án sự đều được giải quyết ở giai đoạn nầy. Tức là bên công tố bằng lòng giảm án, và bên bị cáo bằng lòng nhận một tội nào đó nhẹ hơn, với hình phạt cũng nhẹ hơn rất nhiều. Nếu là thân chủ bình thường, thì bổn phận của luật sư biện hộ chúng tôi là sẽ thưong lượng giảm án tối đa để thân chủ được nhẹ tội càng xuống thấp càng tốt. Nhưng như qúy vị đã biết, anh Lý Tống sẽ không chấp nhận những đề nghị thương thảo không hợp lý, vì anh sẵn sàng đi ra toà để tiếp tục lên tiếng đấu tranh.

H: Xin LS cho biết nội dung cuộc đàm phán ra sao.
LS Tâm: Xin được lược sơ nội vụ như sau: Như qúy vị đã biết, anh Lý Tống bị cáo buộc với 6 nghi án (counts) trong đó có 5 nghi án đại hình (5 Felonies) và 1 nghi án tiểu hình (1 Misdemeanor).
Với 5 nghi án đại hình, mỗi án có thể kêu hình phạt tù từ 2, 4, hoặc 6 năm. Riêng nghi án tiểu hình thì hình phạt tù từ 6 tháng đến 1 năm. Nếu tính ra tổng cộng tối đa, trên nguyên tắc, án tù nặng nhất gộp lại có thể lên đến 11 năm, tối thiểu là 3 năm. Nhưng theo kinh nghiệm trực tế thì giảm xuống trung bình còn từ 1 tới 2 năm là cao.
Chính vì thế mà trước đây toà án đã kêu tiền thế chân (Bail) lên đến $100,000, và chúng tôi đã nộp đơn xin giảm xuống còn $75,000.
Sau khi các bên an toạ trong thư phòng, ông chánh án Pennypacker yêu cầu bên công tố khai mạc bằng cách đưa ra đề nghị thương thảo trước kể cả việc cần xét lại yếu tố pháp định của một số nghi án mà thấy không hội đủ yếu tố cấu thành tội. Nhưng bên công tố vẫn muốn tiếp tục truy tố với các tội danh như trên, và bác bỏ đề nghị của LS Cary rằng yêu cầu phải bủy bỏ một số  cáo trạng không cần thiết.
Như qúy vị đã biết, anh Lý Tống sẵn sàng chấp nhận mọi hậu quả cho riêng bản thân của anh, miễn là góp phần nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh cho chính nghĩa quốc gia. Do đó bổn phận của chúng tôi là phải tranh đấu đến cùng, mục tiêu tối hậu là hoá giải toàn bộ các án tù như bên công tố đã muốn đeo duổi, để cho anh Lý Tống được tự do bên ngoài, và tiếp tục cuộc chiến đấu. Nhưng bên công tố vần muốn kêu án tối đa.

H: Cuộc đàm phán có đến một kết quả nào chưa, thưa Luật sư Tâm?
Đ: Thưa chưa. Bên công tố thì một mực không chịu giảm cáo trạng, khăng khăng giữ nguyên trạng, không hề muốn bỏ bất cứ tội danh nào, kể cả tội tiểu hình là kháng cự nhân viên công lực. Ngược lại, tôi và LS Cary Phạm đã trình bày những nét cụ thể, trong vòng giới hạn, về những nỗ lực tranh cãi, biện hộ, với các tang chứng, lời khai, và nhân chứng, v.v.., để cho thấy sự truy tố nầy là một áp lực không cân xứng với hành động của nghi can trong một vụ đấu tranh chính trị nầy.
Vì hai bên vẫn giữ thái độ căng thẳng không nhượng bộ, chánh án Pennypacker đã đưa ra một đề nghị cho cả hai bên, với mục đích là :Thứ nhất, bên công tố cần phải cần phải xét lại 6 tội danh đã ghi trong bản cáo trạng, và giảm được cái nào hay cái ấy. Hai, ngược lại, ông chánh án cũng đề nghị bên biện hộ cũng phải làm việc với thân chủ, để tìm một giải pháp nào mà mình đồng ý chấp nhận một bản án mà mình xét thấy nhẹ nhất, và chấp nhận được.

H: Nhưng bên công tố vẫn muốn kêu án từ 3 đến 11 năm, thì ta phải đối phó làm sao?
Đ: Nếu ta không chấp thuận đàm phán và hai bên không giải quyết ở giai đoạn nầy, và vẫn tiếp tục ra tranh cãi với 12 hội thẩm đoàn, thì có hai trường hợp: Nếu thắng hoàn toàn, thì không bị án gì cả. Nếu thua, thì có thể phải chịu án từ 1 đến 3 năm như đã nói trên đây.  Hai, là nếu ta thuyết phục được bên công tố đồng ý giảm án xuống một mức tối thiểu nào đó, mà anh Lý tống thoát được án tù, thì coi như ta cũng đã đạt được mục tiêu như thắng án vậy, tức là không hề bị án tù. Đó chính là mục tiêu mà chúng tôi đang ráo riết tranh đấu cho anh Lý Tống.

H: Như thế nếu anh Lý Tống khỏi bị tù, thì là kết quả tốt nhất trong trường hợp nầy.
Đ: Thưa đúng vậy. Như đã nói, nếu đi ra toà xử 12 thẩm đoàn, mà thua, thì án tù sẽ là từ 1 đến 3 năm. Còn thắng thì mới không bị tù. Ngược lại, nay nếu chúng tôi cố gắng hết sức để tranh đấu thương thảo, và đạt được mục tiêu là anh Lý Tống không bị kêu án tù, và chỉ nhận một nghi án tượng trưng nào đó, thay vì lãnh trọn 6 nghi án, thì tôi thiết nghĩ rằng đó chính là một thắng lợi lớn, và ta đã đạt được mục tiêu của mình rồi.

H: Khả năng đạt được mục tiêu đàm phán như thế ra sao?
Đ: Thú thật tôi chưa biết được. Cho đến chiều nay thì tình hình còn rất găng. Bên công tố thì vẫn khăng khăng không chịu nhượng bộ. Ngay cả khi chánh án Pennypacker thúc giục ông Kevin Cogbill phải tỏ ra hợp tác một chút, và toà cũng vạnh ra một vài yếu tố sơ hở của bản cáo trạng (để làm áp lực), nhưng LS Cogbill đã lễ phép thưa với toà là xin được trình lại với cấp trên, rồi mới trả lời.

H: Bên công tố mà lại muốn xin phép cấp trên?
Đ: Đúng thế. Tội cũng hơi ngạc nhiên. Thông thường thì khi bước vào phòng hội nghị, hai bên phải có thẩm quyền giải quyết. Như bên biện hộ, thì chúng tôi phải có sự hiện diện của thân chủ, và luôn bàn bạc với thân chủ. Có lúc phải chạy ra chạy vào nhiều lần trao đổi, tham khảo ý kiến, và có khi klhuyên bảo thân chủ nên nhân hay không nhận, v.v.. Nhưng ngược lại, khi nghe nói bên công tố cần phải thỉnh ý cấp trên, thì chúng tôi hiểu ngay nội vụ có rắc rối. Có nghĩa là tuy vụ nầy tương đối nhỏ theo nghĩa của luật hình sự (xịt hơi cay), nhưng lại có tới 6 nghi án (6 counts), và lại có giám thị bên trên của LS công tố nữa. Chứng tỏ có nhiều áp lực từ nhiều phía, khiến cho LS Công tố không được quyền tự do giải quyết đàm phán, mà còn phải hội ý với cấp trên. Tôi thắc mắc cấp trên của họ là ai. Và những áp lực bên trong là những gì.

H: Như thế thì phiên toà hoà giải coi như dở dang?
Đ: Thưa không. Chánh án Pennypacker đã kết thúc với một lệnh tiếp tục (order to continue) cho đến ngày 6 tháng 12, 2010, tức là 2 tuần nữa, để hai bên cùng ngồi lại và trả lời cho ông ta biết kết quả đi đến đâu, và cho chúng tôi 2 tuần lễ để làm việc ấy.

H: Tức là tiếp tục đàm phán trong vòng 2 tuần tới.
Đ: Đúng vậy. LS Cary và tôi sẽ hội thảo và bàn bạc chi tiết với anh Lý Tống, duyệt qua các điểm lợi hại, v.v.., và tiếp tục thương thảo với bên công tố. Như đã thưa, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức tranh đấu, mục tiêu tối hậu là làm sao cho anh Lý Tống thoát được án tù.

H: Giống như thắng kiện trắng án, phải không?
Đ: Giống nhưng chỉ giống một nửa thôi. Có thể ta phải chấp nhận một cái án nhẹ nào đó, nhưng quan trọng hơn hết là thoát án tù. Về điểm nầy (trên phương diện không bị hình phạt tù) thì cũng bằng như trắng án vậy. Nhưng xin lưu ý rằng quyết định tối hậu vẫn là do anh Lý Tống. Chúng tôi chỉ làm vai trò biện hộ, và tranh đấu hết sức mình cho anh Tống. Quyết định là của riêng anh ấy. Anh say yes, là yes; no là no, chúng tôi sẽ vui vẻ tuân theo.

H: Miễn là cho anh Lý Tống thoát án tù.
Đ: Thưa đúng vậy. Nếu anh Lý Tống thoát án tù, thì chúng tôi coi như đã đạt được thành công tối đa trong hoàn cảnh nầy.

LTS: - Trân trọng cám ơn LS Nguyễn Tâm đã vui lòng giải đáp.
http://vietvungvinh.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1808:ly-tng-phien-toa-ln-6-ls-nguyn-tam-tr-li-phng-vn-&catid=74:vietnam-hai-ngoai&Itemid=122
.
.
.

No comments: