Tiến Hồng
Đăng ngày 17/11/2010 lúc 13:10:12 EST
Đăng ngày 17/11/2010 lúc 13:10:12 EST
Ngày 3/11/2010 sẽ là một ngày đáng nhớ kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 lên tới đỉnh điểm vào tháng 10/2008.
Đây là ngày mà Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra quyết định bơm 600 tỷ USD để mua lại công khố phiếu dài hạn (2-10 năm) trong thời hạn 8 tháng (đến tháng 6/2011) theo mức độ 75 tỷ mỗi tháng và có thể điều chỉnh (1). Uỷ ban chính sách tài chính của FED đã không đồng thuận khi đưa ra quyết định này (11 phiếu thuận, 1 phiếu chống của chủ tịch FED bangKansas cho rằng quyết định này gây nguy cơ lạm phát dài hạn và lợi bất cập hại).
Đây là đợt « nới lỏng định lượng » (Quantitative Easing-QE) thứ hai. Trong đợt QE1, mặc dù FED đã giảm lãi suất (0-0,25%) và tung ra 1700 tỷ USD (cuối 2008-2009) để mua trái phiếu nợ bất động sản và công khố phiếu nhưng kế hoạch này đã chưa đem lại kết quả mong muốn. Việc bơm tiền cho các ngân hàng khủng hoảng chỉ giúp để tái cơ cấu và sinh lời chứ chưa giúp các xí nghiệp cần vay. Lĩnh vực cơ bản là xe hơi và xây dựng cũng còn chưa hồi phục. Dầu vậy, chỉ số Dow Jones quả đã lên tới mức 11435 điểm, cao ngang với thời gian trước khủng hoảng năm 2008 (so với mức thấp nhất 650 0điểm). Một số chỉ dấu về mức phát triển cũng có chiều hướng cải thiện nhưng còn yếu : 2% (quí 3 2010) so với 1,7% quí trước. Mức lạm phát còn thấp (0,8%) chưa giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp kỷ lục như châu Âu 9,6%( so với 5% trước khủng hoảng).
Đây là ngày mà Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra quyết định bơm 600 tỷ USD để mua lại công khố phiếu dài hạn (2-10 năm) trong thời hạn 8 tháng (đến tháng 6/2011) theo mức độ 75 tỷ mỗi tháng và có thể điều chỉnh (1). Uỷ ban chính sách tài chính của FED đã không đồng thuận khi đưa ra quyết định này (11 phiếu thuận, 1 phiếu chống của chủ tịch FED bang
Đây là đợt « nới lỏng định lượng » (Quantitative Easing-QE) thứ hai. Trong đợt QE1, mặc dù FED đã giảm lãi suất (0-0,25%) và tung ra 1700 tỷ USD (cuối 2008-2009) để mua trái phiếu nợ bất động sản và công khố phiếu nhưng kế hoạch này đã chưa đem lại kết quả mong muốn. Việc bơm tiền cho các ngân hàng khủng hoảng chỉ giúp để tái cơ cấu và sinh lời chứ chưa giúp các xí nghiệp cần vay. Lĩnh vực cơ bản là xe hơi và xây dựng cũng còn chưa hồi phục. Dầu vậy, chỉ số Dow Jones quả đã lên tới mức 11435 điểm, cao ngang với thời gian trước khủng hoảng năm 2008 (so với mức thấp nhất 650 0điểm). Một số chỉ dấu về mức phát triển cũng có chiều hướng cải thiện nhưng còn yếu : 2% (quí 3 2010) so với 1,7% quí trước. Mức lạm phát còn thấp (0,8%) chưa giúp cải thiện tình trạng thất nghiệp kỷ lục như châu Âu 9,6%( so với 5% trước khủng hoảng).
Đó là lý do mà ông chủ tịch FED, Ben Bernanke, đưa ra để biện minh cho quyết định bơm tiền (đã dự kiến từ tháng 8/2010). FED là một định chế độc lập với chính phủ và chỉ hành động theo đúng mục tiêu đã đề ra. Vì đòn bẩy lãi suất dẫn đạo không thể sử dụng được do nó ở mức thấp nhất (0-0,25%) từ hai năm nay, do đó chỉ còn đòn bẩy bơm tiền. FED hy vọng khi bơm tiền, lãi suất ngắn hạn sẽ giảm 0,5%, và sẽ dẫn đến kích thích tiêu thụ và gia tăng đầu tư, giảm thất nghiệp. Tổng thống Mỹ Obama biện minh cho hành động của FED tại hội nghị G20 ở
Một quyết định bị tấn công từ mọi phía
Hầu hết các kinh tế gia hàng đầu đều phê phán quyết định của FED. Ông Joseph Stiglitz trên tờ The Economist cho đây là một quyết định không hiệu quả và nguy hiểm. Ông Volkner, cựu chủ tịch FED và hiện là cố vấn kinh tế của ông Obama thì cho rằng quyết định của FED chỉ có hiệu quả không đáng kể và còn tùy thuộc vào những biện pháp khác. Ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch FED, cho rằng chương trình nới lỏng định lượng lần 2 của FED có thể không đủ để giúp dòng tiền vận động và kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng, trong khi vấn đề thâm hụt ngân sách của Mỹ hết sức nguy hiểm và chính quyền liên bang cần cắt giảm chi tiêu.
Ông Ben Bernanke cho rằng QE1 đã có kết quả phục hồi phần nào nền kinh tế (nhưng chưa đủ) thì QE2 sẽ phát huy ảnh hưởng. Ông không thấy rằng QE1 đã có tác dụng nhất định trong tình hình kinh tế Mỹ bị tê liệt khi các ngân hàng nguy ngập, còn như hiện nay tác dụng sẽ kém hơn nhiều. Trong tình hình nợ công và khiếm hụt ngân sách của Mỹ và các nước châu Âu đang ở mức không thể chấp nhận được thì một quyết định bơm ồ ạt tiền này trước mắt sẽ gia tăng món nợ công khổng lồ hiện có (gần 100% GDP). Ông Jean-Claude Juncker, chủ tịch Eurozone coi quyết định mới của FED không phải là quyết định đúng đắn. Ông cho rằng Mỹ đang đối phó với nợ nần bằng cách làm cho gánh nặng nợ nặng hơn. Nó có thể tác động bất lợi đến tính thanh khoản của thị trường công khố phiếu của Mỹ vốn được giới đầu tư coi là nơi an toàn. Hiện tại FED chiếm giữ 12,5% công khố phiếu và có khả năng tăng lên 27%.
Trong việc phê phán quyết định của FED, chúng ta cần có cái nhìn toàn cảnh về tình hình kinh tế tài chính của thế giới và Mỹ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, do ít bị hậu quả nợ subprimes nên chỉ có Trung Quốc (và cả Đại Hàn) là phục hồi mau chóng qua các gói kích cầu hiệu quả kích thích tiêu thụ trong nước và giữ tỉ giá đồng yuan thấp/USD để thu lợi về xuất khẩu. GDP của Trung Quốc năm nay có thể lên tới 10% so với mức khoảng 1,5 -2,5% tại các quốc gia phát triển trong tổ chức OECD. Vì là những nước trực tiếp chịu hậu quả nợ subprimes của Mỹ, các quốc gia châu Âu đã bị gánh nặng nợ công tăng gần 40% (khoảng trên 80% GDP trong khi mức cho phép là 60%) và thâm hụt ngân sách lên mức khoảng 6-8% (so với mức cho phép là 3%) qua các gói kích cầu lớn lao. Và cuộc khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp tháng 3/ 2010 là một đòn đánh vào kinh tế châu Âu và khiến hầu hết các quốc gia phải thực hiện một chương trình thắt lưng buộc bụng gây biểu tình nhiều nơi. Tại Anh, chính phủ quyết định giảm 500.000 công chức và tăng gấp ba học phí đại học. Châu Âu và Nhật bản cho rằng nếu không mau chóng cắt giảm nợ và khiếm hụt ngân sách thì khả năng vỡ nợ dây chuyền là khá cao. Và điều tiên đoán đó đã thành sự thật. Cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay tại Ái Nhĩ Lan (3) có thể lan toả như cháy rừng sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Nó sẽ làm đồng euro mất giá (với cả lợi xuất khẩu và hại cho sức mạnh toàn khối), và làm thị trường chứng khoán giảm sút. Ở đây, Mỹ là nước có nợ công gần 100% GDP và khiếm hụt ngân sách 10% là quá cao so với các nước Âu châu. Tình hình này rất nguy hiểm cho nền kinh tế Mỹ. Kinh nghiệm về nợ công quá mức cùa Nhật (mặc dù chủ yếu là nợ trong nước) đã cản trở việc phục hồi mức tăng trường hai chục năm nay là một bài học cho Mỷ và khiến nhiều kinh tế gia dè dặt trong việc thẩm định hiệu quả biện pháp của FED.
Trong tình hình nêu trên, mặc dù Mỹ chủ trương đặt ưu tiên cho phát triển cao qua quyết định của FED nhưng cũng phải đồng thuận trong quyết định G20 tại Toronto tháng 7/2010: giảm một nửa thâm hụt ngân sách vào năm 2013 và ổn định nợ công vào năm 2016. Chi tiết hơn, Mỹ cố gắng giảm thâm hụt ngân sách còn 4,2% năm 2013 (so với 10,1% GDP hiện nay). Sự thắng thế của phe Cộng Hoà tại Hạ viện sẽ khiến cho nỗ lực tiết giảm ngân sách trở nên dứt khoát. Tân chủ tịch Hạ viện John Bohner hứa sẽ đưa ngân sách về mức năm 2008. Ủy ban lưỡng đảng vừa đưa ra đề nghị cứu nguy như: cắt giảm medicare, tiền an sinh xã hội, sa thải 10% công chức liên bang, cắt giảm ngân sách quốc phòng, tăng thuế ... Đức, Pháp, Anh, … cũng đưa ra nỗ lực tương tự.
Sự chỉ trích quyết định của FED còn cho rằng ông Bernanke đã lập lại sai lầm năm 2003-2004 khi quá hoảng sợ khả năng giảm phát và đánh giá thấp khả năng lạm phát cao khi mức phát triển khả quan hơn. Theo dự đoán của OECD, GDP của Mỹ phải đến 2012 mới tăng lên 2,75-3,25%. Vào năm 2012, theo một cựu chuyên gia của FED, mức lạm phát sẽ lên tới 2,8%, cao hơn nhiều mức dự đoán 2% của FED. Một số chuyên gia tỏ ra bi quan về khả năng giảm thất nghiệp mau chóng vì nó còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Có thể phải mất 5 năm để phục hồi. Cho đến năm 2012 là năm bầu cử Tổng Thống, rất ít hy vọng có cải thiện đáng kể về lãnh vực này và chính nó sẽ quyết định số phận cùa ông Obama.
Quyết định của FED còn bị phê phán ở chỗ dòng tiền bơm ra có thể không đi vào nền kinh tế thực. Do giá USD rẻ so với các tiền khác, nó sẽ hướng sang lãnh vực đầu cơ có lợi tức cao (đồng tiền nóng) như thị trường bất động sản, chứng khoán tại các quốc gia châu Á mới nổi và thúc đẩy bong bóng bất động sản và tài chính tại đây. Người ta chứng kiến giá vàng trên thị trường thế giới đã lên đến mức kỷ lục 1.424USD/ounce. Trong tuần qua, thị trường chứng khoán tại Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan thu hút hơn 5 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Quyết định của FED và cuộc chiến tiền tệ - thương mại
Bơm 600 tỷ USD tất nhiên làm đồng USD mất giá và khich lệ xuất khẩu của Mỹ, nhưng lại có hại đối với các nước khác. Ông Greespan cho đây là chính sách hạ giá USD của Fed trong khi ông Bộ trưởng Tài chính Mỹ biện bạch rằng Mỹ không cố ý làm vậy ! Dù cố ý hay không thì hậu quả cũng giống nhau và được coi là cạnh tranh bất chính. Tất cả các nước như Trung Quốc, Ấn Độ,
Thực vậy, việc đồng USD mất giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị các công khố phiếu được một số nước mua với khối lượng lớn như: Trung Quốc (868 tỷ USD), Nhật Bản (836 tỷ), Anh (448 tỷ), các quốc gia xuất khâu dầu (226 tỷ). Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị khối dự trữ ngoại tệ 2600 tỷ USD của Trung Quốc.
Sau khi FED công bố quyết bơm tiền, đồng Euro đã mất giá kỷ lục, lên đến 1,41 USD (dù sau đó đã giảm còn 1,36 USD vì tình trạng gần vỡ nợ của Ái Nhĩ Lan). Điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Âu châu sang Mỹ, nhất là đối với một số nước yếu về kinh tế như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ái Nhĩ Lan, Ý. Giá dầu tính theo USD cũng tăng. Chỉ số theo dõi 10 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất tại châu Á (không tính đồng yen) tăng 0,4%, lên mức cao nhất trong 2 năm (sau đó có sụt xuống vì khả năng vỡ nợ của Ái Nhĩ Lan).
Riêng đối đồng yuan của Trung Quốc, quyết định của FED sẽ khiến việc tăng giá là không thể chậm trễ dù ông Hồ Cẩm Đào hứa sẽ điều chỉnh từ từ theo bối cảnh. Lý do là muốn giữ ổn định đồng yuan, Trung Quốc sẽ phải tung ra rất nhiều đồng tiền này để mua USD và gây áp lực lạm phát. Mức lạm phát hiện trên 4%, cao nhất trong hai năm. Trung Quốc hiện đang áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ chống lạm phát khiến thị trường chứng khoán toàn cầu giảm, tương tự như lo ngại tình hình nợ của Ái Nhĩ Lan. Mặt khác, Trung Quốc đã bắt đầu mua vào tiền won của Đại Hàn và yen của Nhật làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các nước này. Các nước Nhật, Hàn đang có biện pháp đối phó.
Ngân hàng trung ương châu Âu ECB sẽ gặp khó khăn với chính sách thận trọng cố hữu qua lãi suất dẫn đạo thấp 1%, chưa biết đến lúc nào và cũng không dự tính nới lỏng định lượng như Mỹ. Nhưng cũng có dự định mua vào một số trái phiếu. Riêng Ngân hàng trung ương Nhật bản đang dự trù công bố nới lỏng tiền tệ trong tháng 11 này.
Cuộc chiến tiền tệ đã bắt đầu và có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại trong đó sẽ có kẻ được người mất. Đó cũng là lời đe doạ của Quốc Hội Mỹ với Trung Quốc gần đây. Nói cách khác, nếu các quốc gia không tìm ra phương án giải quyết tối ưu cho vấn đề tỷ giá hối đoái, mà cứ tiếp tục đối lập thì bảo hộ mậu dịch sẽ quay trở lại và có thể sẽ kéo theo một khủng hoảng kinh tế mới.
Thoả hiệp tối thiểu tại hội nghị G20 ở Seoul theo đó các nước« đồng ý kiềm chế việc “giảm giá tiền tệ để cạnh tranh” và tiến tới áp dụng tỷ giá tùy thuộc vào thị trường » chỉ có tính cách hướng dẫn và khó được áp dụng triệt để. Vì G20 không có biện pháp chế tài. Có một điểm tích cực của hội nghị này là IMF sẽ thành lập một cơ chế cho vay dự phòng và linh hoạt để giúp các quốc gia gặp khủng hoảng tài chính.
Điều chúng ta cần lưu ý là sự lớn tiếng của Trung Quốc. Ông Lục Thức Cạnh (Liu Shijin), Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho rằng quyết định làm suy yếu đồng USD của Mỹ sẽ dẫn đến rối loạn lớn trong hệ thống tiền tệ toàn cầu và cuộc chiến tiền tệ khó tránh. Hậu quả đối với Trung Quốc là tăng trưởng kinh tế nước này trong từ 3 đến 5 năm tới sẽ chỉ còn khoảng 7% so với mức 10% hiện nay. Mức tăng trưởng dưới 8% của kinh tế Trung Quốc được đánh giá là không đủ để bảo đảm ổn định xã hội và tạo việc làm.
Trường hợp Việt
Tại Việt
Về tỉ giá hối đoái, tuy USD mất giá nhưng VND vẫn tiếp tục mất giá so với USD. Trong khi tỉ giá chính thức là 19.500 VND /1USD thì thị trường tự do vẫn ở mức cao chung quanh 21.000VND. Lý do chủ yếu là dù USD mất giá nhưng VNĐ mất giá nhiều do tình trạng lạm phát ngày càng cao và khiến phải điều chỉnh tỷ giá 3 lần. Lạm phát sẽ tăng trên 8% trong năm nay (so với GDP tăng khoảng 6-7%) chủ yếu do khiếm hụt ngân sách cao 6% và nợ công khoảng gần 50% GDP. Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%. Tất nhiên VNĐ mất giá so với USD cũng một phần do chính sách khuyến khích xuất khẩu ( xuất khẩu tăng trên20%).
Tỉ giá USD còn tùy thuộc vào mức cung cầu ngoại tệ và khối dự trữ ngoại tệ. Vì nhu cầu ngoại tệ cuối năm tăng nhiều và để giữ ổn định VNĐ, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định bơm thêm USD nhưng chưa công bố số lượng và thời gian. Đồng thời cũng có quyết định thả nổi lãi suất cho vay cho thị trường ngân hàng và người vay. Cần lưu ý là khối dự trữ ngoại tệ của Việt
Đến đây, chúng ta có thể đưa ra vài nhận định chính. Chúng ta thấy quyết định bơm thêm 600 tỷ USD của FED có rất nhiều rủi ro và hiệu quả không đáng kể nếu không đi kèm một số biện pháp khác ( nỗ lực tiết giảm khiếm hụt ngân sách). Nó cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 chưa đi đến chỗ hồi phục, nhất là nó đi kèm với cuộc khủng hoảng nợ ở Ái Nhĩ Lan. Nó cũng chứng minh câu nói: « Khi kinh tế Mỹ hắt hơi, kinh tế thế giới sổ mũi » là không đúng (trường hợp Trung Quốc, Đại Hàn). Nó cũng cho thấy kinh tế Mỹ dù có tăng trưởng hơn nhưng kinh tế thế giới sẽ bị thiệt thòi và khủng hoảng nếu không có một sự phối hợp chính sách tiền tệ giữa các quốc gia chủ đạo.
Tiến Hồng
Rennes , 18/11/2010
(1) Nếu tính thêm 300 tỷ USD mà FED dự tính sẽ dùng để mua một số nợ chứng khoán cho đến giữa năm 2010 thì số tiền bơm vào sẽ là 900 tỷ USD.
(2)Tổng sản lượng quốc gia PIB của Mỹ năm 2007 : 2,1% ; 2008 : 0,4% ; 2009 :-2,4% (âm);2010 :khoảng 2,5% ;2011 :dự kiến c ủa OECD 1,75-2,25% ;2012 :dự kiến 2,75-3,25%. OECD là Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển.
(3) Nợ công 2010 lên tới 144% GDP. Thâm hụt ngân sách lên tới 32% GDP trong năm nay, gấp đôi so với Hy Lạp là do Ái Nhĩ Lan phải cứu các ngân hàng nguy ngập. Lãi suất công khố phiếu tăng vọt tới mức chưa từng có. Nước này dù muốn giữ chủ quyền nhưng chắc sẽ phải nhờ tới 60 tỷ trong quỹ cứu trợ 750 tỷ euro của châu Âu và cả IMF. Hiện Hy Lạp đang nhận đợt 3 của số tiền trợ giúp 150 tỷ euro của châu Âu và nỗ lực giảm chi cũng chưa thàng công nhiều.
© Thông Luận 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment