Saturday, February 28, 2009

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN 14

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN
Cam Bốt và Miến Điện cản hai nhà đấu tranh nhân quyền tiếp xúc với các lãnh đạo Asean
Bảo Thạch, Thanh Phương, Trọng Nghĩa
Bài đăng ngày 28/02/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 28/02/2009 17:36 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/110/article_2681.asp
Hội nghị thượng đỉnh Hua Hin trên nguyên tắc mở đường cho việc hình thành một khối tương tự như Liên hiệp châu Âu. Nhưng các ngoại trưởng ASEAN vẫn bất đồng về cơ chế sẽ giám sát việc tôn trọng nhân quyền.

Ngày 28.02.09, thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã khai mạc hội nghị thượng đỉnh hiệp hội ASEAN tại Hua Hin. Trong bài diễn văn khai mạc, ông Abhisit đã nhấn mạnh đến ưu tiên trước mắt của hội nghị thượng đỉnh lần này là vạch ra chiến lược đối phó với khủng hoảng kinh tế, tại một vùng mà nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.
Hội nghị thượng đỉnh Hua Hin trên nguyên tắc sẽ mở đường cho việc hình thành một khối tương tự như Liên hiệp châu Âu. Nhưng các ngoại trưởng ASEAN vẫn bất đồng về cơ chế sẽ giám sát việc tôn trọng nhân quyền.
Vấn đề này vẫn phản ánh sự cách biệt về mặt chính trị giữa các nước thành viên, thể hiện qua việc hôm nay tướng Thein Sein, thủ tướng Miến Điện và Hun Sen, thủ tướng Cam Bốt đã doạ sẽ tẩy chay một cuộc họp giữa các lãnh đạo ASEAN với các đại diện xã hội công dân, nếu hai nhà hoạt động nhân quyền của hai nước này dự cuộc họp. Hai người không được chấp nhận là ông Pen Somony, điều phối viên một chương trình tình nguyện viên ở Cam Bốt và bà Khin Omar, chủ tịch Hiệp hội đấu tranh cho nữ quyền ở Miến Điện.

Biểu tình vì hòa bình và dân chủ cho Miến Điện sát tại nơi đang diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Asean lần thứ 14 - Hua Hin. (Ảnh : Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/110/asean_burma_protest.jpg

Trước thái độ cứng rắn của hai thủ tướng Miến Điện và Cam Bốt, Thái Lan áp dụng một giải pháp thỏa hiệp. Cuộc họp giữa toàn thể các lãnh đạo Asean với đại diện xã hội công dân vẫn tiến hành, nhưng không có mặt ông Pen Somony và bà Khin Omar. Thế nhưng, song song với cuộc họp đó, riêng thủ tướng Thái Lan cũng có cuộc tiếp xúc với các đại diện xã hội công dân trong đó có cả hai người bị chính quyền Miến Điện và Cam Bốt gạt bỏ.

Trả lời phỏng vấn của đặc phái viên Bảo Thạch sau cuộc gặp với thủ tướng Thái Lan, bà Khin Omar đã ngỏ lời cám ơn thủ tướng và ngoại trưởng Thái Lan, đồng thời cho rằng lẽ ra các lãnh đạo Asean khác không nên chiều theo đòi hỏi của phiá Miến Điện và Cam Bốt:
'' Chúng tôi rất biết ơn thủ tướng và ngoại trưởng Thái Lan bởi vì hai người đã bảo đảm cho chúng tôi không bị gạt ra bên ngoài cuộc họp này. Họ đã giữ đúng lời cam kết, đã dành thì giờ tiếp xúc với chúng tôi, lắng nghe ý kiến chúng tôi và cũng trả lời chúng tôi. Đã thực sự có đối thoại giữa chúng tôi với thủ tướng và ngoại trưởng Thái Lan.
Lẽ dĩ nhiên, thời giờ có hạn, chúng tôi không nói được tất cả những gì chúng tôi muốn đề cập tới, nhưng điểm chủ yếu là thái độ của chế độ Miến Điện, muốn gạt bỏ chúng tôi ra ngoài cuộc họp này, đã được nêu bật.
Đó là một bằng chứng rõ ràng về việc chính quyền Miến Điện nuốt lời cam kết khi phê chuẩn bản Hiến chương Asean, vốn cho phép chúng tôi hiện diện ở đây, để đối thoại với các lãnh đạo trong vùng Đông Nam Á.
Chúng tôi hoàn toàn không vượt quá giới hạn cho phép, thành ra khi gạt bỏ chúng tôi, chế độ Miến Điện đã cho thấy thái độ khắc nghiệt của họ.Đó cũng là bằng chứng cho thấy là chế độ Miến Điện vẫn bác bỏ các kêu gọi liên tiếp nhằm tái lập đối thoại giữa chính quyền và lãnh tụ Aung Sann Suu Kyi.
Tôi hy vọng là các lãnh đạo khối Asean thấy rõ trách nhiệm của chế độ Miến Điện, và đảm bảo sao cho Miến Điện có được dân chủ. Có như vậy thì cả khối Asean mới có thể trở thành một khu vực lấy dân làm gốc.
Quả là tôi rất thất vọng khi bị chính quyền Miến Điện phủ quyết, nhưng hành động của họ không phải là một điều gì đáng ngạc nhiên.
Điều đáng thất vọng là lẽ ra các lãnh đạo khác trong khối Asean cần phải cùng nhau đứng lên thuyết phục Miến Điện để họ đừng gạt bỏ chúng tôi. Lẽ ra họ phải nói với Miến Điện rằng đây là một không gian dành cho xã hội công dân, nên dành 30 phút đồng hồ để lắng nghe. Tôi tin chắc rằng chính quyền Thái Lan, tức là thủ tướng và ngoại trưởng Thái, đã nỗ lực làm điều đó và tôi rất biết ơn họ.
Những một lần nữa, lẽ ra các lãnh đạo Asean khác nên làm như Thái Lan, sao cho sự tham dự của chúng tôi không bị gạt bỏ.

Sự cố xẩy ra hôm nay một lần nữa nêu bật bất đồng quan điểm ngay trong nội bộ Asean trong lãnh vực nhân quyền. Các khác biệt này đã chi phối cuộc thảo luận hôm qua giữa các ngoại trưởng Đông Nam Á về Cơ chế Nhân quyền Asean.
Từ Hua Hin, đặc phái viên Bảo Thạch tường trình :
« Tuy dự trù sẽ được hoàn tất trước cuối năm, Cơ chế Nhân quyền Asean vẫn chỉ là một chiếc bóng vô hình, vô dạng thậm chí vô danh. Cho dù các lãnh đạo Đông Nam Á có ghi trong chương trình nghị sự việc thảo luận về cơ chế này, xong các quan sát viên nhận định rằng : « hội nghị lần này khó mà quyết định được điều gì cụ thể ».
Đầu tiên hết, cần nhắc lại việc thành lập cơ chế này đã được dự phóng khi Hiến chương Asean được thông qua từ cuối năm ngoái. Thế nhưng cho đến bây giờ chưa ai đồng ý với ai về cái tên của nó, cũng như về thành phần dân sự, nhiệm vụ và quyền hạn của họ.
Đây sẽ là một Ủy ban, hay là một Hội đồng ? Nhân sự do các chính phủ chỉ định hay sẽ bao gồm nhiều nhân vật độc lập đến từ xã hội công dân ? Vai trò của họ bị giới hạn ở chỗ quảng bá một số giá trị hay là trách nhiệm của họ sẽ bao quát hơn và họ sẽ có khả năng điều tra về các vụ vi phạm nhân quyền tại Đông Nam Á ? Đó là một số câu hỏi được đặt ra trong bối cảnh ai cũng biết các chính phủ Asean chỉ sẽ đạt được đồng thuận trên các tiêu chuẩn tối thiểu mà thôi, và không có một cơ chế nào của Asean có khả năng đi ngược lại với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ các nước thành viên.
Nếu ai còn nghi ngờ điều này thì ngày hôm nay, tại Hội nghị cấp cao Hua Hin có thể rút kinh nghiệm về sự cố Cam Bốt và Miến Điện đã đe doạ tẩy chay cuộc họp giữa các lãnh đạo Asean và một số đại diện xã hội công dân.
Nguyên nhân như sau : ông Hun Sen của Cam Bốt giận dữ trước việc ông Pen Somony, điều phối viên chương trình Người Cam Bốt thiện nguyện cho xã hội công dân (Cambodia Volunteers for Civil Society), có mặt trong cuộc họp. Còn thủ tướng Miến Điện, ông Thein Sein thì từ chối đối diện với bà Khin Omar của phong trào Màng lưới vì Dân chủ và Phát triển (Network for Democracy and Development), một hiệp hội đấu tranh cho nữ quyền tại Miến Điện.
Do bất đồng vừa kể, cuộc họp giữa lãnh đạo Asean và các hiệp hội bảo vệ nhân quyền, vào phút chót đã buộc phải thay đổi chương trình và chia thành hai cuộc tiếp xúc riêng biệt. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên, toàn thể các lãnh đạo Asean, trong đó có ông Hun Sen và ông Thein Sein, gặp mặt các hiệp hội mà không có sự tham dự của hai đại diện Cam Bốt và Miến Điện vừa kể. Sau đó trong một cuộc tiếp xúc thứ nhì, thủ tướng Thái, ông Abhisit Vejjajiva, gặp gỡ toàn thể các hiệp hội phi chính phủ trong đó có đại diện Cam Bốt và Miến Điện là ông Pen Somony và bà Khin Omar.
Thoả hiệp này cho phép nước chủ nhà là Thái Lan, xuất hiện như người bênh vực nhân quyền trong khối Asean mà không khiến cho thủ tướng Hun Sen và Thein Sein mất thể diện.
Cách giải quyết vừa kể, một lần nữa minh chứng cho thực tế khó phủ nhận : Asean bao gồm nhiều quốc gia phát triển không đồng đều, có sự cách biệt rất lớn lao giữa các nền dân chủ khá tiên tiến như Indônêxia, Thái Lan, Philippine, bên cạnh nhà nước độc tài là Miến Điện cùng với các chế độ độc đoán như Cam Bốt và độc đảng như Việt Nam».





THẦY GIÁO MÁC-LÊ SẮP HẾT VIỆC ?

Các thầy Mác-Lê sắp thất nghiệp hay làm không hết việc ?
Hoan và Lượng (nhóm Bách Khoa)
Posted on February 28, 2009 by admin
http://mangykien.wordpress.com/2009/02/28/cac-th%e1%ba%a7y-mac-le-s%e1%ba%afp-th%e1%ba%a5t-nghi%e1%bb%87p-hay-lam-khong-h%e1%ba%bft-vi%e1%bb%87c/
Nhờ “hầu hạ trà, nước” cho một nhóm các cụ ở câu lạc bộ Thăng Long, chúng tôi vừa có chút tiền cho cuộc sống sinh viên, lại được nghe lỏm chuyện của các cụ trước đây là cán bộ cấp cao trong đảng và chính quyền nước ta.
Chuyện các cụ cứ vô tư gọi là “thằng” những vị như Nguyễn Minh Tríp, Nguyến Lú Trọng hay Lông Đếch Mạnh… thì không có gì mới. Về mọi mặt, các vị này chỉ là hàng con cháu các cụ.

Nhưng mới nhất là chuyện Hội nghị thượng đỉnh của khối Asean lần thứ 14.
Năm nào khối này cũng họp, nhưng các vị nguyên thù chỉ đến bắt tay, nói năm câu ba điều, rồi ai về nhà nấy. Những lần họp từ xa xưa, báo chí VN còn làm rùm beng chuyện VN chủ trì, hoặc đưa ra “sáng kiến” gì gì đó cho có vẻ “vị thế VN được nâng cao”, nhưng càng ngày việc đưa tin này chỉ còn chiếu lệ.
Thì ra, nguyên tắc đồng thuận khiến khối này chẳng có được quyết định gì lớn; vì rằng ý thức hệ khác nhau giữa các nước (Miến Điện thì độc tài; VN và Lào thì độc đảng), làm sao cả 14 nước có thể đồng thuận 100% những vấn đề về thể chế, dân chủ và nhân quyền? Việt Nam ta phét lác về nhân quyền quá nhiều, nhưng khi có đề xuất thực thi theo quy định chung thì VN lại tuyên bố ở Asean rằng… “chưa sẵn sàng” (!). VN rành rành đã ký cam kết với quốc tế về thi hành bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền mà sau mấy chục năm còn chưa dám công bố cho toàn dân biết nội dung bản Tuyên Ngôn này, thì thử hỏi: Làm sao VN dám “đồng thuận” ở Asean về vấn đề này ?

Asian đã có hiến chương, đây là thời điểm phải thi hành
Vậy thì lần họp thứ 14 này của Asean có gì đặc biết mà các cụ bàn tán rôm rả đến vậy? Xin trả lời (theo tin của các cụ): Asean đã có bản Hiến Chương và năm nay phải thực thi. Hiến Chương được xem như hiến pháp của 14 nước, có nhiều điều khoản rất tiến bộ mà những nước “giả vờ tiến bộ” đành phải thông qua. Nay tới lúc phải thi hành. Chính do vậy, cuộc họp báo lần này có số phóng viên quy tụ “đông đảo hiếm thấy”. Vị tổng thư ký của Asean (chủ trì họp báo) nói: Tham vọng của Asean sau khi có hiến chương là tiến tới chỗ thống nhất thể chế - như gương EU - để tăng cường đoàn kết và sức mạnh cạnh tranh; tuy nhiên đó là tương lai rất xa…

“Thế có “bỏ mẹ” không cơ chứ”
Đó là câu đùa của cụ K, nguyên là cấp thứ trưởng ở thập niên 80. Cụ bảo: Các nước XHCN cũ ở Đông Âu khi trưng cầu dân ý để xin gia nhập EU đều biết rằng nghị viện EU đã ra quyết nghị lên án chế độ Cộng Sản là tàn ác; vậy mà họ vẫn cứ xin gia nhập có nghĩa rằng họ đã đoạn tuyệt với quá khứ XHCN rồi, giống như cố quên đi cơn ác mộng…

Xin các bạn đọc thêm tin của BBC (các cụ cũng đọc tin này ở BBC và của nhiều hãng tin khác) tại địa chỉ:
http://www.bbc.co.uk/ để biết thêm về cuộc họp báo nói trên.
Các cụ bàn thêm: Báo chí VN chắc chắn sẽ giấu tịt những tin nhậy cảm và sẽ lái dư luận sang hướng khác.Tuy nhiên, đây là cơ hội hiếm có để ĐCSVN thuyết phục Asean bắt chước VN mà “đồng thuận” bỏ chủ nghĩa tư bản và “đồng thuận” theo CNXH. Sau đó VN sẽ được tôn lên làm lãnh đạo Asean.

Chuyện cao xa, tôi không dám có ý kiến
Chỉ nghĩ rằng các thầy Mác-Lê, mà bao năm nay chúng ta cứ tưởng là vô tích sự, rất có thể được huy động sang các nước trong khối Asean để dạy cũng chưa biết chừng. Hạnh phúc mà sinh viên VN được hưởng sắp phải chia sẻ cho sinh viên các nước trong khối?

Tham khảo:
Asean chỉ nói mà không chịu làm ?
Phạm Khiêm

BBCVietnamese.com từ Hua Hin, Thái Lan
http://www.bbc.co.uk/

Khối Asean năm nào cũng họp thượng đỉnh, và như mọi năm, truyền thông phương Tây đã gọi cuộc họp lần thứ 14 này là nơi lãnh đạo đến “nói chuyện, bắt tay và ra về”.
Hiểu theo nghĩa tiếng Anh, talking shop, là như vậy.
Lần này để xem cuộc họp của Asean có khác với những lần trước hay không, tôi đã đến dự buổi gặp báo chí của Tổng thư ký khối Asean, tiến sĩ Surin Pitsuwan.
Ông là người Thái, từng giữ chứ ngoại trưởng trong chính phủ Chuan Leekpai. Và ông thuộc người của đảng Dân chủ (Thái Lan), đảng được đưa lên nắm quyền sau cuộc bao vây sân bay quốc tế Bangkok tháng 12 vừa qua.
Phòng họp của Câu lạc bộ phóng viên ngoại quốc tại Thái Lan (FCCT) tối 25.2 rất đông người. Có thể nói đây là sự kiện thu hút được sự quan tâm của phóng viên và những người theo dõi khối Asean. Vì cách ăn nói trực diện, thân tình và hấp dẫn của ông Tổng thứ ký.
Sau Supachai Panikpakdi, một người Thái từng giữ chức đồng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nay Thái Lan lại có thêm một khuôn mặt nổi danh khác trên diễn đàn quốc tế.
Trong khi cạnh tranh trên thế giới đòi hỏi nước nào cũng phải có một thương hiệu tốt, ta có thể gọi ông Pitsuwan là một sản phẩm xuất khẩu danh tiếng về văn hóa và giáo dục của Thái Lan.
Tên của ông Pitsuwan ngày nay gắn liền với quá trình thương thảo thông qua Hiến chương Asean cũng như việc Miến Điện mở cửa vùng đồng bằng Irrawaddy cho hàng cứu trợ ngoại quốc tới tay nạn nhân cơn bão Nagris, làm hơn hơn 140.000 người thiệt mạng.
Gần đây nhất ông là vị tổng thứ ký Asean đầu tiên có ‘vinh dự’ được đón và trò chuyện với ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hilary Clinton, trong chuyến thăm ‘vô cùng hiếm’ tới đại bản doanh của khối ở Jakarta.

Mục tiêu lý tưởng
Mở đầu phần trình bày, dùng tay mở cuốn Hiến chương Asean màu xanh, nhỏ bằng bàn tay, tiến sĩ Pitsuwan nói: “Thế giới đang hướng về Asean với một sự nghiêm túc mới. Vì hiện nay chúng tôi đang hoạt động theo hiến chương.”
Ông nói thêm cộng đồng quốc tế đang mong đợi lãnh đạo của khối Asean đưa ra cách làm việc hữu hiệu hơn, để trong thời gian tới, 10 nước thành viên sẽ sống trong một cộng đồng quốc gia với liên kết chặt chẽ trong mọi lĩnh vực.
Đó là từ kinh tế, thương mại cho đến văn hóa, giáo dục, hải quan và du lịch.
Ai cũng nghĩ cái đích nhắm tới của Asean sẽ là thể chế liên kết toàn diện như khối EU. Ông Pitsuwan không bác bỏ điều này. Nhưng nói thêm sẽ còn rất lâu và rất xa trước khi Asean có thể trở thành một thực thể kinh tế, chính trị hùng mạnh như Liên hiệp Âu châu.
Ông nói: “EU là mục tiêu lý tưởng mà chúng tôi nhắm tới nhưng không phải khuôn mẫu chúng tôi dựa vào.”
Quay trở lại bản hiến chương Asean, mà có lúc ông Pitsuwan gọi là hiến pháp của khối, ông giải thích: “Cuộc họp thượng đỉnh thứ 14 là phiên họp đầu tiên sau khi các ngoại trưởng thông qua hiến chương Asean. Bộ luật khung này đòi hỏi các nước thành viên phải thi hành những điều họ đã ký và cam kết.”
Theo ông, Asean ‘xứng đáng nhận lời khen’ vì từ nay các quốc gia thành viên cam kết sẽ hoạt động theo quy tắc của hiến chương.
Ý tưởng bản hiến chương làm nền tảng hoạt động của khối xuất hiện từ hội nghị Thượng đỉnh Bali năm 2003. Tại diễn đàn này lãnh đạo Asean thông qua Bali Concord II (Hòa ước Bali) xây dựng vùng đất đa dạng, rộng hơn bốn triệu rưởi cây số vuông và 570 triệu dân này thành một cộng đồng các quốc gia thân thiện.
Chúng dựa trên ba nguyên tắc: ổn định về an ninh, thịnh vượng về kinh tế, và hài hòa về văn hóa, chủng tộc.
Trong ba mục tiêu này, TTK khối Asean, tiến sĩ Surin Pitsuwan nói ông cảm thấy mục tiêu thứ ba, xây dựng một cộng đồng Asean hài hòa về văn hóa và con người, là chìa khóa cho sự thành công của hai mục tiêu đầu.
“Nếu con người Asean không có bản sắc, không cảm thấy họ đang là chủ nhân của vùng các quốc gia họ đang sống, thì làm sao họ gắn bó và có nền tảng tinh thần để đoàn kết và tiến thân được.”
Tại hội nghị cấp cao Cebu họp ở Manila, Philippines tháng Giêng năm 2007, lãnh đạo Asean đồng ý đẩy nhanh quá trình hình thành cộng đồng kinh tế Asean sớm hơn dự định, nay là 2015 thay vì 2020.

Không can thiệp
Trả lời câu hỏi của phái viên về thái độ thiếu dứt khoát của Asean trước các vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện, và liệu đây có phải là gót chân Achille làm cho tổ chức thiếu hiệu lực khi giải quyết các vấn đề trong vùng hay không, ông Pitsuwan nói trong 10 năm qua thái độ đối với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đã thay đổi từ ít cho đến đến nhiều.
Phái viên nước ngoài đổ lỗi nguyên tắc này đã gây ra sự trì trệ cho Asean, có thể sẽ làm cho khối khó đạt được mục tiêu hình thành cộng đồng kinh tế trong năm 2015.
Ông Pitsuwan nhắc đến sau trận sóng thần năm 2004, lúc ấy chính phủ Indonesia cho phép hàng cứu trợ quốc tế được vào Aceh. Aceh, theo ông, khi ấy đang là vùng chiến sự giữa quân chính phủ và phiến quân.
Thêm một diễn tiến khác liên quan đến ‘mềm mỏng hóa’ thái độ không can thiệp vào công việc nội bộ là việc chính phủ Miến Điện cho phép Asean đứng ra điều phối chiến dịch chuyển hàng cứu trợ quốc tế vào vùng Irrawady, bị cơn bão Nagris tàn phá nặng nề.
Theo ông Pitsuwan, “nói chuyện, hay liên kết với Miến Điện là tốt hơn cô lập”.
Giải thích của TTK khối Asean vẫn chưa thuyết phục được những người có quan điểm hoài nghi. Họ cho rằng cách làm việc theo kiểu đồng thuận, không dám chỉ trích nhau của người Á châu đã làm mô hình hoạt động của Asean thiếu hiệu năng.
Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra hơn một năm nay rồi mà lãnh đạo Asean vẫn chưa đưa ra một kế hoạch phối hợp để cúu nguy kinh tế, ngăn ngừa hậu quả.

Theo Bridget Welsh chuyên gia vùng Đông Nam Á tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, cho đến nay sở dĩ khối Asean chỉ đưa ra các giải pháp manh mún là vì “lãnh đạo thiếu ý chí chính trị.” Theo bà, đây là thách thức hàng đầu cho mô hình Asean. Bà không tin là hội nghị thượng đỉnh thứ 14 của khối, sẽ mang lại điều gì tích cực.
“Cuộc họp không có trọng tâm, và nhiều khả năng sẽ không đưa ra được tuyên bố gì về tình hình Miến Điện. Đây là một trong những đòi hỏi hàng đầu của quốc tế.”

Filed under:
Con đường cho đất nước

«
Giới Thiệu Báo Sinh Viên Yêu Nước - Số 1


XIN GIỮ LẠI LƯƠNG TRI

Thư ngỏ
Hãy cứ bán đi tất cả phần mình, nhưng xin giữ lại lương tri
Tuấn Khanh
http://www.daohieu.com/website/?pg=cs&id=525

Về tác phẩm Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn
NXB Văn học liên kết với Công ty văn hóa Phương Nam ấn hành 2008.


Kính gửi: Các ông Triệu Xuân và Ông Mạc Nguyên, biên tập
Ông Trần Trung Hỷ, dịch giả
Ông Nguyễn Cừ, chịu trách nhiệm xuất bản

Nội dung của lá thư ngỏ này liên quan đến cuốn sách mang tên Ma Chiến Hữu của nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) được các ngài thực hiện và hoàn chỉnh ấn hành cho người đọc Việt Nam, qua hệ thống phát hành của nhà sách Phương Nam.

Với tư cách của một người dân, tôi luôn ý thức rằng các hệ thống cầm quyền từ ngàn xưa cho đến hiện nay ở phương Bắc luôn coi Việt Nam như một đất nước phải thu hồi, và lớp lớp các thế hệ người Việt đều ý thức được đâu là kẻ thù xâm lược.

Tôi thật sự ngạc nhiên khi biết quyển sách của các ngài thực hiện, lại là một tác phẩm ngợi ca các binh lính xâm lược Trung Quốc năm 1979 đã tiến đánh Việt Nam, mà nơi đó được họ mô tả như một vùng đất hoang sơ và man rợ.

Là một công dân Việt, gìn giữ trong mình huyết thống trải ngàn đời của hàng triệu anh linh đã hy sinh những dưới tay lính Trung Quốc xâm lược, tôi tin mình có đủ tư cách là chứng nhân của phần lịch sử đẫm máu đó của dân tộc để lên tiếng với các ngài, và tôi cũng muốn nhắc rằng chính phần lịch sử bi hùng đó cũng đã bảo đảm sự an bình cho chính dòng tộc gia đình và cá nhân của các ngài.

Tôi thật sự căm phẫn khi đọc dòng quảng cáo “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” trên bìa sách. Một bìa sách được trau chuốt công phu và số phận được nâng đỡ đầy may mắn, so với những tác phẩm trong nước như tập thơ Trần Dần hay Rồng Đá của Vũ Ngọc Tiến.

Mạc Ngôn có quyền ca ngợi dân tộc mình, có quyền phủ nhận chủ quyền của các quốc gia khác. Đó là sứ mệnh của một nhà văn quốc tịch Trung Quốc, ông ta xứng đáng được kính trọng với tài năng và chủ kiến của mình. Tiến Anh Hào, nhân vật trong quyền tiếu thuyết cũng có thể là một siêu anh hùng khi giết người Việt Nam, tàn phá đất nước Việt Nam để xứng đáng với thế giới sống và suy nghĩ của một nước Trung Quốc Cộng Sản.

Nhưng chắc chắn, một người Việt Nam phải có chủ kiến của mình và biết phân định lẽ phải theo lịch sử và lòng kiêu hãnh của dân tộc mình. Phân định điều đó có thể không cần bằng học thức, mà chỉ cần bắt đầu bằng chút lương tri của người ít học ở ngoài hè phố.

Tôi tin là các ngài đã nhận được ít nhiều những phản ứng từ cộng đồng đọc. Và tôi cũng hy vọng các ngài sẽ dành chút thời gian suy nghĩ về những điều mình đã làm.

Một vài người bạn kể với tôi rằng, để trả lời với bên ngoài, ai đó trong số các ngài đã biện minh rằng quả có chút sai sót, và thật lòng chỉ sai sót trên tình thần của những người làm cái việc chạy theo đồng tiền trong ngành buôn bán sách vở.

Thật lòng, tôi cảm thấy tuyệt vọng cho một lớp trí thức của Việt Nam mỗi ngày càng cơ hội - con buôn và đang phát rồ vì lợi nhuận, một lớp người tự vẽ mặt trí thức để vượt qua mọi ngưỡng tự trọng và lương tri.

Đâu đó, có những kẻ bệnh hoạn học đòi tính nguyên tắc yêu nước theo chỉ đạo, hùa nhau dồn đuổi việc dựng tượng nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản ở Bến Tre, phỉ nhổ vào tổ tiên của mình, còn ở nơi khác thì rước những thần tượng xâm lược Trung Quốc vào để bái lạy qua văn chương, chữ nghĩa.
Những lời phỉ nhổ vào Phan Thanh Giản hay ca ngợi Tiến Anh Hào, rốt cuộc cũng chỉ là chuyện buôn bán: buôn bán anh linh hy sinh ngàn đời của tổ tiên mình phải chăng là con đường nhanh nhất để kiếm được địa vị hoặc được dự phần thái thú trong hệ thống thuộc địa kiểu mới mang nhãn hàng made in China.

Các ngài đang là kẻ chỉ đường cho bọn xâm lược dồn đuổi dân tộc mình đến chỗ khốn cùng. Vì tôi, các ngài và cùng sống chung trên một mảnh đất thấm máu cha ông. Tôi muốn nói thẳng rằng: các ngài, kể cả những ai còn giấu mặt có tham vọng bịt mắt dân tộc này, tất cả các ngài, nếu có thể, thì cứ tự do bán đi tất cả thuộc về các ngài, nhưng hãy giữ lại lương tri của tổ tiên truyền lại, để cứu chuộc cho chính bản thân mình.

Tuấn Khanh


TRẬN CHIẾN CHO TỰ DO TRÊN INTERNET

The Christian Science Monitor
Trận chiến cho tự do trên Internet đang gia tăng cường độ
Từ Trung Quốc tới Syria, những quốc gia đàn áp-kiểm soát người dân bằng bạo lực và hạn chế sự tự do của họ, đang đàn áp thẳng tay những nhà bất đồng chính kiến trên mạng internet.

Joanne Leedom-Ackerman
Từ bản báo in ngày 24-2-2009

Washington - Bà Eleanor Roosevelt * chưa bao giờ tưởng tượng ra Internet.

Mà cũng không có ai đã từng hình dung ra những khuôn mẫu khác cho bản Tuyên ngôn Nhân quyền 60 năm trước khi họ đưa ra thành luật quyền tự do phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, một cách khôn ngoan, họ đã chừa lại chỗ dành cho biến cố mới mẻ ấy bằng việc tuyên bố trong Điều thứ 19 rằng: “Mọi người đều có quyền tự do có ý kiến và phát biểu ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do giữ vững những quan điểm riêng của mình mà không có sự can thiệp của ai khác, và quyền tự do tìm kiếm, nhận được tin tức và phổ biến tin tức thông qua mọi phương tiện truyền thông và không cần chú ý đến những giới hạn”

Ngày nay, Internet vừa là phương tiện chuyển tải vừa là bãi chiến trường dành cho tự do phát biểu ý kiến ở khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến đấu giữa những người cầm bút và các chính quyền qua dòng tự do thông tin này đã và đang leo thang từ năm ngoái 2008 và hứa hẹn gia tăng cường độ mạnh mẽ hơn.

Những người hỗtrợ cho sự mở cửa các giới hạn cho những tư tưởng và thông tin cần có sự chú ý cao độ và bước những bước đi cần thiết để bảo vệ cho những ai bị buộc phải câm họng và để giữ cho Internet được tụ do không bị ngáng trở.

Năm ngoái đã trở thành thời điểm đầu tiên có nhiều nhà báo trên các trang Web bị bỏ tù hơn hẳn những đồng nghiệp làm việc trong bất cứ môi trường truyền thông nào khác, theo số liệu của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo cho biết.

Trung Quốc, Miến Điện, Việt Nam, Iran, Syria, và Zimbabwe đã dẫn đầu trong hành động ngăn chận internet này. Họ đã bắt những nhà báo, chặn các trang web và đường truy cập Internet, đặt ra các quy định khắt khe cho các quán cà phê Internet, và truy tìm bài viết của các nhà báo.

Đáp lại, một số người viết đã phải sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin theo kiểu uỷ nhiệm [proxy], mã hóa, và các phương pháp khác để cố gắng đi vòng vượt qua lưới kiểm duyệt và sự phát hiện.
“Giống như trong cuộc chiến tranh lạnh [khi] bạn đã có một Bức màn Sắt, hiện có một mối lo ngại rằng các chính quyền độc tài, đi đầu là Trung Quốc, đang phát triển một Bức màn Ảo,” theo nhận xét của ông Arvind Ganesan, giám đốc Chương trình Doanh nghiệp và Nhân quyền thuộc tổ chức Giám sát Nhân quyền. “Sẽ có một hệ thống Internet tự do ở phía bên này và một hệ thống Internet bị kiểm soát ở phía bên kia. Điều này sẽ cản trở dòng chảy tự do của thông tin trên khắp thế giới.”

Trong năm 2008, các nhà báo nói chung đã bị bắt và bỏ tù do bị vin vào những tội như “kích động lật đổ quyền lực nhà nước (ở Trung Quốc),”lăng mạ tôn giáo” (ở Iran), “đe doạ an ninh quốc gia” (Miến Điện), “phỉ báng Tổng thống nước Cộng hòa” (Hy Lạp), “lưu giữ những sản phẩm văn hóa với nội dung chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” (ở Việt Nam), và “loan truyền những tin tức sai trái” (Syria).
“Internet đang tái thay đổi xã hội từ dưới lên trên,” theo ghi nhận của Larry Siems, giám đốc chương trình Tự do Viết của Trung tâm Văn bút Mỹ. “Ví dụ như hiện nay có hai cuốn tiểu thuyết mới của các cô gái không thể ra khỏi nhà được tại Saudi Arabia, song hai cuốn sách nầy đã được công bố trên Internet.” Vấn đề còn lại là liệu những người viết có thể duy trì được quyền tự do của họ trên mạng Internet hay không, thứ quyền tự do mà họ không thể có được trong thế giới thật sự của họ.

Uỷ ban Các nhà văn đang ở trong Lao Tù của tổ chức Văn bút Quốc tế [International PEN] vẫn theo dõi thường xuyên khoảng 900 trường hợp các nhà báo trên khắp thế giới đang bị đe doạ, bắt bớ, tấn công, hoặc bị giết, với khoảng 150 trường hợp mới trong mỗi năm. “Rõ ràng có một số lượng ngày càng tăng những nhà văn, nhà báo, biên tập viên, và các blogger trên Internet bị tấn công,” theo nghi nhận của Sara Whyatt, giám đốc Ủy ban các Nhà văn-Nhà báo bị Cầm tù của tổ chức Văn bút Quốc tế. “Internet đã gây ra một cuộc bùng nổ về quyền tự do ăn nói. Các chính phủ của mọi chế độ khác nhau đang nhận ra được mối thách thức này.”

Trung Quốc, nơi đặc biệt thông thạo trong việc sử dụng hệ thống khóa chặn Internet, đang dẫn đầu danh sách các quốc gia với thời hạn tù lâu dài và dẫn đầu số lượng các nhà báo nhà văn đang bị cầm tù. Hành động đàn áp thẳng tay của Trung Quốc dành cho các nhà báo trước khi diễn ra Olympic và việc bắt giữ vào tháng 12 nhà văn bất đồng chính kiến hàng đầu Liu Xiaobo, một trong những tác giả của Hiến chương 08, bản tài liệu ủng hộ cho sự cải thiện tự do ở Trung Quốc, là trái ngược với lời khẳng định của chính phủ TQ rằng họ đang giảm bớt các sự hạn chế. Mặc dù có sự bắt giữ ông Liu, bản Hiến chương 08 đã loan truyền ra toàn cầu thông qua Internet, đang được thu thập chữ ký của những người Trung Quốc từ trong lục địa cho tới cộng đồng Hoa kiều trên thế giới.

Bởi vì Internet hoạt động bên ngoài các cấu trúc của nhà nước, nên nó thách thức tôn ti trật tự quyền lực và ban quyền lực cho tiếng nói mỗi cá nhân như (là một sự việc) chưa từng có trước đây. Có tới 40 quốc gia đã tham dự vào việc sàng lọc và kiểm duyệt Internet dưới hình thức nào đó, theo tổ chức Sáng kiến Inernet Không hạn chế [OpenNet Initiative].

Để chống lại những hạn chế này, các tổ chức nhân quyền và các công ty tư nhân, bao gồm Google, Microsoft, và Yahoo đã phát động Kế hoạch Mạng Toàn cầu [GNI-Global Network Initiative] vào mùa thu 2008 vừa qua. GNI, đặt ra những tiêu chuẩn tự nguyện để bảo vệ cho tính riêng tư và cắt giảm bớt sự kiểm duyệt, là xứng đáng được ủng hộ.

Quốc hội Hoa Kỳ đang theo dõi sát sao việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình và cũng sẽ xem xét lại đạo luật (Luật Tự do trên Mạng trực tuyến Toàn cầu) để ngăn các công ty Internet không được giúp đỡ các chính phủ ngoại quốc trong việc kiểm duyệt nội dung và tiết lộ thông tin cá nhân (tên, họ, địa chỉ) của người sử dụng internet.

Có những mối quan ngại chính đáng về những kẻ lạm dụng Internet, song một sự cân bằng có khả năng đạt được giữa bí mật riêng tư và khả năng của chính phủ để theo dõi mạng lưới tội phạm và mạng lưới khủng bố. Các chính quyền độc tài không nên sử dụng những nhu cầu phải tuân thủ pháp luật như là một lý do để dập tắt lực lượng đối lập và bịt miệng tiếng nói tự do.

Việc mở tuyến đường thông tin kỹ thuật số cho hàng trăm triệu người sử dụng hợp pháp là vấn đề sống còn cho tự do phát biểu ý kiến và luồng thông tin tự do trên khắp thế giới. Sẽ cần phải có sự cẩn trọng đề phòng, những tiêu chuẩn đồng thuận, và những đổi mới công nghệ để bảo vệ cho cấu trúc mở của Internet.

Người ta có thể tưởng tượng được bà Eleanor Roosevelt của thời nay đang ngồi bên máy tính của mình để gửi đi những lời kháng nghị, thậm chí đưa lên blog, khi bà và những người khác đang xây dựng những nguyên tắc để giữ cho cái hành lang truyền thông này không bị trói buộc và được tự do.
----------------------------------
• Joanne Leedom-Ackerman, một cựu phóng viên của tờ Chritian Science Monitor, hiện là phó chủ tịch tổ chức Văn Bút Quốc Tế (International PEN) và làm một thành viên trong ban điều hành của tổ chức Giám sát Nhân quyền [Human Rights Watch].

*
Vợ Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt (nhiệm kỳ 1933-1944)) vốn là một người nổi tiếng trong các hoạt động xã hội (xem thêm trên answers.com).


Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/02/27/tr%e1%ba%adn-chi%e1%ba%bfn-cho-t%e1%bb%b1-do-tren-internet-dang-leo-thang/

The intensifying battle over Internet freedom
From China to Syria, repressive nations are cracking down hard on digital dissidents.
By Joanne Leedom-Ackerman
from the February 24, 2009 edition
http://www.csmonitor.com/2009/0224/p09s01-coop.html

CHIẾN LƯỢC CỦA ẤN ĐỘ VÀ TRUNG QUỐC Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG

Foreign Affairs , March/April 2009
Center Stage for the Twenty-first Century
Power Plays in the Indian Ocean
By Robert D. Kaplan

Summary: Already the world's preeminent energy and trade interstate seaway, the Indian Ocean will matter even more as India and China enter into a dynamic great-power rivalry in these waters.

Robert D. Kaplan, a National Correspondent for The Atlantic and a Senior Fellow at the Center for a New American Security, in Washington, D.C., is writing a book on the Indian Ocean. He recently was the Class of 1960 Distinguished Visiting Professor in National Security at the U.S. Naval Academy.
For better or worse, phrases such "the Cold War" and "the clash of civilizations" matter. In a similar way, so do maps. The right map can stimulate foresight by providing a spatial view of critical trends in world politics. Understanding the map of Europe was essential to understanding the twentieth century. Although recent technological advances and economic integration have encouraged global thinking, some places continue to count more than others. And in some of those, such as Iraq and Pakistan, two countries with inherently artificial contours, politics is still at the mercy of geography.
So in what quarter of the earth today can one best glimpse the future? Because of their own geographic circumstances, Americans, in particular, continue to concentrate on the Atlantic and Pacific Oceans. World War II and the Cold War shaped this outlook: Nazi Germany, imperial Japan, the Soviet Union, and communist China were all oriented toward one of these two oceans. The bias is even embedded in mapping conventions: Mercator projections tend to place the Western Hemisphere in the middle of the map, splitting the Indian Ocean at its far edges. And yet, as the pirate activity off the coast of Somalia and the terrorist carnage in Mumbai last fall suggest, the Indian Ocean -- the world's third-largest body of water -- already forms center stage for the challenges of the twenty-first century.
The greater Indian Ocean region encompasses the entire arc of Islam, from the Sahara Desert to the Indonesian archipelago. Although the Arabs and the Persians are known to Westerners primarily as desert peoples, they have also been great seafarers. In the Middle Ages, they sailed from Arabia to China; proselytizing along the way, they spread their faith through sea-based commerce. Today, the western reaches of the Indian Ocean include the tinderboxes of Somalia, Yemen, Iran, and Pakistan -- constituting a network of dynamic trade as well as a network of global terrorism, piracy, and drug smuggling. Hundreds of millions of Muslims -- the legacy of those medieval conversions -- live along the Indian Ocean's eastern edges, in India and Bangladesh, Malaysia and Indonesia.
The Indian Ocean is dominated by two immense bays, the Arabian Sea and the Bay of Bengal, near the top of which are two of the least stable countries in the world: Pakistan and Myanmar (also known as Burma). State collapse or regime change in Pakistan would affect its neighbors by empowering Baluchi and Sindhi separatists seeking closer links to India and Iran. Likewise, the collapse of the junta in Myanmar -- where competition over energy and natural resources between China and India looms -- would threaten economies nearby and require a massive seaborne humanitarian intervention. On the other hand, the advent of a more liberal regime in Myanmar would undermine China's dominant position there, boost Indian influence, and quicken regional economic integration.
In other words, more than just a geographic feature, the Indian Ocean is also an idea. It combines the centrality of Islam with global energy politics and the rise of India and China to reveal a multilayered, multipolar world. The dramatic economic growth of India and China has been duly noted, but the equally dramatic military ramifications of this development have not. India's and China's great-power aspirations, as well as their quests for energy security, have compelled the two countries "to redirect their gazes from land to the seas," according to James Holmes and Toshi Yoshihara, associate professors of strategy at the U.S. Naval War College. And the very fact that they are focusing on their sea power indicates how much more self-confident they feel on land. And so a map of the Indian Ocean exposes the contours of power politics in the twenty-first century.
Yet this is still an environment in which the United States will have to keep the peace and help guard the global commons -- interdicting terrorists, pirates, and smugglers; providing humanitarian assistance; managing the competition between India and China. It will have to do so not, as in Afghanistan and Iraq, as a land-based, in-your-face meddler, leaning on far-flung army divisions at risk of getting caught up in sectarian conflict, but as a sea-based balancer lurking just over the horizon. Sea power has always been less threatening than land power: as the cliché goes, navies make port visits, and armies invade. Ships take a long time to get to a war zone, allowing diplomacy to work its magic. And as the U.S. response to the 2004 tsunami in the Indian Ocean showed, with most sailors and marines returning to their ships each night, navies can exert great influence on shore while leaving a small footprint. The more the United States becomes a maritime hegemon, as opposed to a land-based one, the less threatening it will seem to others.
Moreover, precisely because India and China are emphasizing their sea power, the job of managing their peaceful rise will fall on the U.S. Navy to a significant extent. There will surely be tensions between the three navies, especially as the gaps in their relative strength begin to close. But even if the comparative size of the U.S. Navy decreases in the decades ahead, the United States will remain the one great power from outside the Indian Ocean region with a major presence there -- a unique position that will give it the leverage to act as a broker between India and China in their own backyard. To understand this dynamic, one must look at the region from a maritime perspective.

SEA CHANGES
Thanks to the predictability of the monsoon winds, the countries on the Indian Ocean were connected well before the age of steam power. Trade in frankincense, spices, precious stones, and textiles brought together the peoples flung along its long shoreline during the Middle Ages. Throughout history, sea routes have mattered more than land routes, writes the historian Felipe Fernández-Armesto, because they carry more goods more economically. "Whoever is lord of Malacca has his hand on the throat of Venice," went one saying during the late fifteenth century, alluding to the city's extensive commerce with Asia; if the world were an egg, Hormuz would be its yolk, went another. Even today, in the jet and information age, 90 percent of global commerce and about 65 percent of all oil travel by sea. Globalization has been made possible by the cheap and easy shipping of containers on tankers, and the Indian Ocean accounts for fully half the world's container traffic. Moreover, 70 percent of the total traffic of petroleum products passes through the Indian Ocean, on its way from the Middle East to the Pacific. As these goods travel that route, they pass through the world's principal oil shipping lanes, including the Gulfs of Aden and Oman -- as well as some of world commerce's main chokepoints: Bab el Mandeb and the Straits of Hormuz and Malacca. Forty percent of world trade passes through the Strait of Malacca; 40 percent of all traded crude oil passes through the Strait of Hormuz.
Already the world's preeminent energy and trade interstate seaway, the Indian Ocean will matter even more in the future. Global energy needs are expected to rise by 45 percent between 2006 and 2030, and almost half of the growth in demand will come from India and China. China's demand for crude oil doubled between 1995 and 2005 and will double again in the coming 15 years or so; by 2020, China is expected to import 7.3 million barrels of crude per day -- half of Saudi Arabia's planned output. More than 85 percent of the oil and oil products bound for China cross the Indian Ocean and pass through the Strait of Malacca.
India -- soon to become the world's fourth-largest energy consumer, after the United States, China, and Japan -- is dependent on oil for roughly 33 percent of its energy needs, 65 percent of which it imports. And 90 percent of its oil imports could soon come from the Persian Gulf. India must satisfy a population that will, by 2030, be the largest of any country in the world. Its coal imports from far-off Mozambique are set to increase substantially, adding to the coal that India already imports from other Indian Ocean countries, such as South Africa, Indonesia, and Australia. In the future, India-bound ships will also be carrying increasingly large quantities of liquefied natural gas (LNG) across the seas from southern Africa, even as it continues importing LNG from Qatar, Malaysia, and Indonesia.
As the whole Indian Ocean seaboard, including Africa's eastern shores, becomes a vast web of energy trade, India is seeking to increase its influence from the Plateau of Iran to the Gulf of Thailand -- an expansion west and east meant to span the zone of influence of the Raj's viceroys. India's trade with the Arab countries of the Persian Gulf and Iran, with which India has long enjoyed close economic and cultural ties, is booming. Approximately 3.5 million Indians work in the six Arab states of the Gulf Cooperation Council and send home $4 billion in remittances annually. As India's economy continues to grow, so will its trade with Iran and, once the country recovers, Iraq. Iran, like Afghanistan, has become a strategic rear base for India against Pakistan, and it is poised to become an important energy partner. In 2005, India and Iran signed a multibillion-dollar deal under which Iran will supply India with 7.5 million tons of LNG annually for 25 years, beginning in 2009. There has been talk of building a gas pipeline from Iran to India through Pakistan, a project that would join the Middle East and South Asia at the hip (and in the process could go a long way toward stabilizing Indian-Pakistani relations). In another sign that Indian-Iranian relations are growing more intimate, India has been helping Iran develop the port of Chah Bahar, on the Gulf of Oman, which will also serve as a forward base for the Iranian navy.
India has also been expanding its military and economic ties with Myanmar, to the east. Democratic India does not have the luxury of spurning Myanmar's junta because Myanmar is rich in natural resources -- oil, natural gas, coal, zinc, copper, uranium, timber, and hydropower -- resources in which the Chinese are also heavily invested. India hopes that a network of east-west roads and energy pipelines will eventually allow it to be connected to Iran, Pakistan, and Myanmar.
India is enlarging its navy in the same spirit. With its 155 warships, the Indian navy is already one of the world's largest, and it expects to add three nuclear-powered submarines and three aircraft carriers to its arsenal by 2015. One major impetus for the buildup was the humiliating inability of its navy to evacuate Indian citizens from Iraq and Kuwait during the 1990-91 Persian Gulf War. Another is what Mohan Malik, a scholar at the Asia-Pacific Center for Security Studies, in Hawaii, has called India's "Hormuz dilemma," its dependence on imports passing through the strait, close to the shores of Pakistan's Makran coast, where the Chinese are helping the Pakistanis develop deep-water ports.
Indeed, as India extends its influence east and west, on land and at sea, it is bumping into China, which, also concerned about protecting its interests throughout the region, is expanding its reach southward. Chinese President Hu Jintao has bemoaned China's "Malacca dilemma." The Chinese government hopes to eventually be able to partly bypass that strait by transporting oil and other energy products via roads and pipelines from ports on the Indian Ocean into the heart of China. One reason that Beijing wants desperately to integrate Taiwan into its dominion is so that it can redirect its naval energies away from the Taiwan Strait and toward the Indian Ocean.
The Chinese government has already adopted a "string of pearls" strategy for the Indian Ocean, which consists of setting up a series of ports in friendly countries along the ocean's northern seaboard. It is building a large naval base and listening post in Gwadar, Pakistan, (from which it may already be monitoring ship traffic through the Strait of Hormuz); a port in Pasni, Pakistan, 75 miles east of Gwadar, which is to be joined to the Gwadar facility by a new highway; a fueling station on the southern coast of Sri Lanka; and a container facility with extensive naval and commercial access in Chittagong, Bangladesh. Beijing operates surveillance facilities on islands deep in the Bay of Bengal. In Myanmar, whose junta gets billions of dollars in military assistance from Beijing, the Chinese are constructing (or upgrading) commercial and naval bases and building roads, waterways, and pipelines in order to link the Bay of Bengal to the southern Chinese province of Yunnan. Some of these facilities are closer to cities in central and western China than those cities are to Beijing and Shanghai, and so building road and rail links from these facilities into China will help spur the economies of China's landlocked provinces. The Chinese government is also envisioning a canal across the Isthmus of Kra, in Thailand, to link the Indian Ocean to China's Pacific coast -- a project on the scale of the Panama Canal and one that could further tip Asia's balance of power in China's favor by giving China's burgeoning navy and commercial maritime fleet easy access to a vast oceanic continuum stretching all the way from East Africa to Japan and the Korean Peninsula.
All of these activities are unnerving the Indian government. With China building deep-water ports to its west and east and a preponderance of Chinese arms sales going to Indian Ocean states, India fears being encircled by China unless it expands its own sphere of influence. The two countries' overlapping commercial and political interests are fostering competition, and even more so in the naval realm than on land. Zhao Nanqi (Triệu Nam Khởi), former director of the General Logistics Department of the People's Liberation Army, proclaimed in 1993, "We can no longer accept the Indian Ocean as an ocean only of the Indians." India has responded to China's building of a naval base in Gwadar by further developing one of its own, that in Karwar, India, south of Goa. Meanwhile, Zhang Ming (Trương Minh), a Chinese naval analyst, has warned that the 244 islands that form India's Andaman and Nicobar archipelago could be used like a "metal chain" to block the western entrance to the Strait of Malacca, on which China so desperately depends. "India is perhaps China's most realistic strategic adversary," Zhang has written. "Once India commands the Indian Ocean, it will not be satisfied with its position and will continuously seek to extend its influence, and its eastward strategy will have a particular impact on China." These may sound like the words of a professional worrier from China's own theory class, but these worries are revealing: Beijing already considers New Delhi to be a major sea power.
As the competition between India and China suggests, the Indian Ocean is where global struggles will play out in the twenty-first century. The old borders of the Cold War map are crumbling fast, and Asia is becoming a more integrated unit, from the Middle East to the Pacific. South Asia has been an indivisible part of the greater Islamic Middle East since the Middle Ages: it was the Muslim Ghaznavids of eastern Afghanistan who launched raids on India's northwestern coast in the early eleventh century; Indian civilization itself is a fusion of the indigenous Hindu culture and the cultural imprint left by these invasions. Although it took the seaborne terrorist attacks in Mumbai last November for most Westerners to locate India inside the greater Middle East, the Indian Ocean's entire coast has always constituted one vast interconnected expanse.
What is different now is the extent of these connections. On a maritime-centric map of southern Eurasia, artificial land divisions disappear; even landlocked Central Asia is related to the Indian Ocean. Natural gas from Turkmenistan may one day flow through Afghanistan, for example, en route to Pakistani and Indian cities and ports, one of several possible energy links between Central Asia and the Indian subcontinent. Both the Chinese port in Gwadar, Pakistan, and the Indian port in Chah Bahar, Iran, may eventually be connected to oil- and natural-gas-rich Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan, and other former Soviet republics. S. Frederick Starr, a Central Asia expert at the Johns Hopkins School of Advanced International Studies, said at a conference in Washington last year that access to the Indian Ocean "will help define Central Asian politics in the future." Others have called ports in India and Pakistan "evacuation points" for Caspian Sea oil. The destinies of countries even 1,200 miles from the Indian Ocean are connected with it.

ELEGANT DECLINE
The United States faces three related geopolitical challenges in Asia: the strategic nightmare of the greater Middle East, the struggle for influence over the southern tier of the former Soviet Union, and the growing presence of India and China in the Indian Ocean. The last seems to be the most benign of the three. China is not an enemy of the United States, like Iran, but a legitimate peer competitor, and India is a budding ally. And the rise of the Indian navy, soon to be the third largest in the world after those of the United States and China, will function as an antidote to Chinese military expansion.
The task of the U.S. Navy will therefore be to quietly leverage the sea power of its closest allies -- India in the Indian Ocean and Japan in the western Pacific -- to set limits on China's expansion. But it will have to do so at the same time as it seizes every opportunity to incorporate China's navy into international alliances; a U.S.-Chinese understanding at sea is crucial for the stabilization of world politics in the twenty-first century. After all, the Indian Ocean is a seaway for both energy and hashish and is in drastic need of policing. To manage it effectively, U.S. military planners will have to invoke challenges such as terrorism, piracy, and smuggling to bring together India, China, and other states in joint sea patrols. The goal of the United States must be to forge a global maritime system that can minimize the risks of interstate conflict while lessening the burden of policing for the U.S. Navy.
Keeping the peace in the Indian Ocean will be even more crucial once the seas and the coasts from the Gulf of Aden to the Sea of Japan are connected. Shipping options between the Indian Ocean and the Pacific Ocean will increase substantially in the future. The port operator Dubai Ports World is conducting a feasibility study on constructing a land bridge near the canal that the Chinese hope will be dug across the Isthmus of Kra, with ports on either side of the isthmus connected by rails and highways. The Malaysian government is interested in a pipeline network that would link up ports in the Bay of Bengal with those in the South China Sea. To be sure, as sea power grows in importance, the crowded hub around Malaysia, Singapore, and Indonesia will form the maritime heart of Asia: in the coming decades, it will be as strategically significant as the Fulda Gap, a possible invasion route for Soviet tanks into West Germany during the Cold War. The protective oversight of the U.S. Navy there will be especially important. As the only truly substantial blue-water force without territorial ambitions on the Asian mainland, the U.S. Navy may in the future be able to work with individual Asian countries, such as India and China, better than they can with one another. Rather than ensure its dominance, the U.S. Navy simply needs to make itself continually useful.
It has already begun to make the necessary shifts. Owing to the debilitating U.S.-led wars in Afghanistan and Iraq, headlines in recent years have been dominated by discussions about land forces and counterinsurgency. But with 75 percent of the earth's population living within 200 miles of the sea, the world's military future may well be dominated by naval (and air) forces operating over vast regions. And to a greater extent than the other armed services, navies exist to protect economic interests and the system in which these interests operate. Aware of how much the international economy depends on sea traffic, U.S. admirals are thinking beyond the fighting and winning of wars to responsibilities such as policing a global trading arrangement. They are also attuned to the effects that a U.S. military strike against Iran would have on maritime commerce and the price of oil. With such concerns in mind, the U.S. Navy has for decades been helping to secure vital chokepoints in the Indian Ocean, often operating from a base on the British atoll of Diego Garcia, a thousand miles south of India and close to major sea-lanes. And in October 2007, it implied that it was seeking a sustained forward presence in the Indian Ocean and the western Pacific but no longer in the Atlantic -- a momentous shift in overall U.S. maritime strategy. The document Marine Corps Vision and Strategy 2025 also concluded that the Indian Ocean and its adjacent waters will be a central theater of global conflict and competition this century.
Yet as the challenges for the United States on the high seas multiply, it is unclear how much longer U.S. naval dominance will last. At the end of the Cold War, the U.S. Navy boasted about 600 warships; it is now down to 279. That number might rise to 313 in the coming years with the addition of the new "littoral combat ships," but it could also drop to the low 200s given cost overruns of 34 percent and the slow pace of shipbuilding. Although the revolution in precision-guided weapons means that existing ships pack better firepower than those of the Cold War fleet did, since a ship cannot be in two places at once, the fewer the vessels, the riskier every decision to deploy them. There comes a point at which insufficient quantity hurts quality.
Meanwhile, by sometime in the next decade, China's navy will have more warships than the United States'. China is producing and acquiring submarines five times as fast as is the United States. In addition to submarines, the Chinese have wisely focused on buying naval mines, ballistic missiles that can hit moving targets at sea, and technology that blocks signals from GPS satellites, on which the U.S. Navy depends. (They also have plans to acquire at least one aircraft carrier; not having one hindered their attempts to help with the tsunami relief effort in 2004-5.) The goal of the Chinese is "sea denial," or dissuading U.S. carrier strike groups from closing in on the Asian mainland wherever and whenever Washington would like. The Chinese are also more aggressive than U.S. military planners. Whereas the prospect of ethnic warfare has scared away U.S. admirals from considering a base in Sri Lanka, which is strategically located at the confluence of the Arabian Sea and the Bay of Bengal, the Chinese are constructing a refueling station for their warships there.
There is nothing illegitimate about the rise of China's navy. As the country's economic interests expand dramatically, so must China expand its military, and particularly its navy, to guard these interests. The United Kingdom did just that in the nineteenth century, and so did the United States when it emerged as a great power between the American Civil War and World War I. In 1890, the American military theorist Alfred Thayer Mahan published The Influence of Sea Power Upon History, 1660-1783, which argued that the power to protect merchant fleets had been the determining factor in world history. Both Chinese and Indian naval strategists read him avidly nowadays. China's quest for a major presence in the Indian Ocean was also evinced in 2005 by the beginning of an extensive commemoration of Zheng He (Trịnh Hòa), the Ming dynasty explorer and admiral who plied the seas between China and Indonesia, Sri Lanka, the Persian Gulf, and the Horn of Africa in the early decades of the fifteenth century -- a celebration that signals China's belief that these seas have always been part of its zone of influence.
Just as at the end of the nineteenth century the British Royal Navy began to reduce its presence worldwide by leveraging the growing sea power of its naval allies (Japan and the United States), at the beginning of the twenty-first century, the United States is beginning an elegant decline by leveraging the growing sea power of allies such as India and Japan to balance against China. What better way to scale back than to give more responsibilities to like-minded states, especially allies that, unlike those in Europe, still cherish military power?
India, for one, is more than willing to help. "India has never waited for American permission to balance [against] China," the Indian strategist C. Raja Mohan wrote in 2006, adding that India has been balancing against China since the day the Chinese invaded Tibet. Threatened by China's rise, India has expanded its naval presence from as far west as the Mozambique Channel to as far east as the South China Sea. It has been establishing naval staging posts and listening stations on the island nations of Madagascar, Mauritius, and the Seychelles, as well as military relationships with them, precisely in order to counter China's own very active military cooperation with these states. With a Chinese-Pakistani alliance taking shape, most visibly in the construction of the Gwadar port, near the Strait of Hormuz, and an Indian naval buildup on the Andaman and Nicobar Islands, near the Strait of Malacca, the Indian-Chinese rivalry is taking on the dimensions of a maritime Great Game. This is a reason for the United States to quietly encourage India to balance against China, even as the United States seeks greater cooperation with China. During the Cold War, the Pacific and Indian oceans were veritable U.S. lakes. But such hegemony will not last, and the United States must seek to replace it with a subtle balance-of-power arrangement.

COALITION BUILDER SUPREME
So how exactly does the United States play the role of a constructive, distant, and slowly declining hegemon and keep peace on the high seas in what Fareed Zakaria, the editor of Newsweek International, has called "the post-American world"? Several years ago, Admiral Michael Mullen, then the chief of naval operations (and now chairman of the Joint Chiefs of Staff), said the answer was a "thousand-ship navy . . . comprised of all freedom-loving nations -- standing watch over the seas, standing watch with each other." The term "thousand-ship navy" has since been dropped for sounding too domineering, but the idea behind it remains: rather than going it alone, the U.S. Navy should be a coalition builder supreme, working with any navy that agrees to patrol the seas and share information with it.
Already, Combined Task Force 150 (CTF-150), a naval force based in Djibouti and comprising roughly 15 vessels from the United States, four European countries, Canada, and Pakistan, conducts antipiracy patrols around the troubled Gulf of Aden. In 2008, about a hundred ships were attacked by pirates in the region, and over 35 vessels, with billions of dollars worth of cargo, were seized. (As of the end of 2008, more than a dozen, including oil tankers, cargo vessels, and other ships, along with over 300 crew members, were still being held.) Ransom demands routinely exceed $1 million per ship, and in the recent case of one Saudi oil tanker, pirates demanded $25 million. Last fall, after the capture of a Ukrainian vessel carrying tanks and other military equipment, warships from the United States, Kenya, and Malaysia steamed toward the Gulf of Aden to assist CTF-150, followed by two Chinese warships a few weeks later. The force, which is to be beefed up and rechristened CTF-151, is likely to become a permanent fixture: piracy is the maritime ripple effect of land-based anarchy, and for as long as Somalia is in the throes of chaos, pirates operating at the behest of warlords will infest the waters far down Africa's eastern coast.
The task-force model could also be applied to the Strait of Malacca and other waters surrounding the Indonesian archipelago. With help from the U.S. Navy, the navies and coast guards of Malaysia, Singapore, and Indonesia have already combined forces to reduce piracy in that area in recent years. And with the U.S. Navy functioning as both a mediator and an enforcer of standard procedures, coalitions of this kind could bring together rival countries, such as India and Pakistan or India and China, under a single umbrella: these states' governments would have no difficulty justifying to their publics participating in task forces aimed at transnational threats over which they have no disagreements. Piracy has the potential to unite rival states along the Indian Ocean coastline.
Packed with states with weak governments and tottering infrastructure, the shores of the Indian Ocean make it necessary for the United States and other countries to transform their militaries. This area represents an unconventional world, a world in which the U.S. military, for one, will have to respond, expeditionary style, to a range of crises: not just piracy but also terrorist attacks, ethnic conflicts, cyclones, and floods. For even as the United States' armed forces, and particularly its navy, are in relative decline, they remain the most powerful conventional military on earth, and they will be expected to lead such emergency responses. With population growth in climatically and seismically fragile zones today placing more human beings in danger's way than at almost any other time in history, one deployment will quickly follow another.
It is the variety and recurrence of these challenges that make the map of the Indian Ocean in the twenty-first century vastly different from the map of the North Atlantic in the twentieth century. The latter illustrated both a singular threat and a singular concept: the Soviet Union. And it gave the United States a simple focus: to defend Western Europe against the Red Army and keep the Soviet navy bottled up near the polar icecap. Because the threat was straightforward, and the United States' power was paramount, the U.S.-led North Atlantic Treaty Organization arguably became history's most successful alliance.
One might envision a "NATO of the seas" for the Indian Ocean, composed of South Africa, Oman, Pakistan, India, Singapore, and Australia, with Pakistan and India bickering inside the alliance much as Greece and Turkey have inside NATO. But that idea fails to capture what the Indian Ocean is all about. Owing to the peripatetic movements of medieval Arab and Persian sailors and the legacies of Portuguese, Dutch, and British imperialists, the Indian Ocean forms a historical and cultural unit. Yet in strategic terms, it, like the world at large today, has no single focal point. The Gulf of Aden, the Persian Gulf, the Bay of Bengal -- all these areas are burdened by different threats with different players. Just as today NATO is a looser alliance, less singularly focused than it was during the Cold War, any coalition centered on the Indian Ocean should be adapted to the times. Given the ocean's size -- it stretches across seven time zones and almost half of the world's latitudes -- and the comparative slowness at which ships move, it would be a challenge for any one multinational navy to get to a crisis zone in time. The United States was able to lead the relief effort off the coast of Indonesia after the 2004 tsunami only because the carrier strike group the USS Abraham Lincoln happened to be in the vicinity and not in the Korean Peninsula, where it was headed.
A better approach would be to rely on multiple regional and ideological alliances in different parts of the Indian Ocean. Some such efforts have already begun. The navies of Thailand, Singapore, and Indonesia have banded together to deter piracy in the Strait of Malacca; those of the United States, India, Singapore, and Australia have exercised together off India's southwestern coast -- an implicit rebuke to China's designs in the region. According to Vice Admiral John Morgan, former deputy chief of U.S. naval operations, the Indian Ocean strategic system should be like the New York City taxi system: driven by market forces and with no central dispatcher. Coalitions will naturally form in areas where shipping lanes need to be protected, much as taxis gather in the theater district before and after performances. For one Australian commodore, the model should be a network of artificial sea bases supplied by the U.S. Navy, which would allow for different permutations of alliances: frigates and destroyers from various states could "plug and play" into these sea bases as necessary and spread out from East Africa to the Indonesian archipelago.
Like a microcosm of the world at large, the greater Indian Ocean region is developing into an area of both ferociously guarded sovereignty (with fast-growing economies and militaries) and astonishing interdependence (with its pipelines and land and sea routes). And for the first time since the Portuguese onslaught in the region in the early sixteenth century, the West's power there is in decline, however subtly and relatively. The Indians and the Chinese will enter into a dynamic great-power rivalry in these waters, with their shared economic interests as major trading partners locking them in an uncomfortable embrace. The United States, meanwhile, will serve as a stabilizing power in this newly complex area. Indispensability, rather than dominance, must be its goal.

http://www.viet-studies.info/kinhte/center_stage_for_the_21_century.htm


205 ỨNG CỬ VIÊN CHO GIẢI NOBEL HOÀ BÌNH 2009

205 người đề cử cho giải Nobel Hòa Bình năm 2009
Nguyễn Khanh, phóng viên đài RFA
2009-02-28
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/205-nominations-for-2009-nobel-peace-prize-nkhanh-02282009090436.html
Tin từ Oslo cho hay số cá nhân và đoàn thể được đề cử tranh khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2009 là con số kỷ lục. Thy Nga của Đài chúng tôi gửi đến quý thính giả những chi tiết đáng chú ý sau đây.
Tổng cộng có 209 người và đoàn thể, tổ chức được đề cử tranh giải Nobel Hòa Bình năm nay. Đây là con số kỷ lục mới được Hội Đồng Tuyển Chọn công bố trong cuộc họp báo ở Oslo.

Con số kỷ lục

Ông Geir Lundestad, Thư Ký của Hội Đồng Tuyển Chọn cho biết sau ngày thời hạn cuối mùng 1 tháng Hai kết thúc, cả thảy có 172 cá nhân và 33 đoàn thể được đề cử. Tuy nhiên ông Lundestad nói rõ bất kể đông nhiều hay đông ít, công việc của Hội Đồng Tuyển Chọn vẫn như nhau, nghĩa là phải chọn được người hay tổ chức xứng đáng nhất để trao giải thưởng cao quý này. Ông cũng cho biết tháng tới Hội Đồng sẽ nhóm phiên họp đầu tiên, cắt danh sách đề cử xuống còn chừng 35 người và đoàn thể; một tháng sau đó họp phiên thứ nhì sẽ cắt xuống chỉ còn 10, và vào giữa Tháng Mười, thế giới sẽ biết giải 2009 lọt vào tay ai.
Mặc dù danh tánh những cá nhân hay đoàn thể được đề cử sẽ được giữ kín trong vòng 50 năm, nhưng tin tức cho biết Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng Thống Pháp Nicholas Sarkozy nằm trong danh sách ứng viên khôi nguyên Nobel Hòa Bình 2009. Lý do khiến thế giới có thể biết được những tin này vì nhiều người sau khi gửi thư đề cử một cá nhân hay đoàn thể nào đó, thường hay sẵn sàng tiết lộ với giới truyền thông, và tin đó tức khắc được phổ biến rộng rãi.
Không rõ Tân Thổng Thống Obama của Hoa Kỳ vừa lên cầm quyền mới hơn một tháng được đề cử vì lý do gì, nhưng theo tin tức phổ biến khắp nơi thì Tổng Thống Pháp Sarkozy được đề bạt vì ông có công giúp giải quyết căng thẳng giữa Georgia và Nga, cũng như không ngừng đi tìm hòa bình cho Trung Đông.

HT Thích Quảng Độ được đề cử

Bên cạnh hai nhà lãnh đạo Mỹ-Pháp, người ta còn biết chính phủ Macedona đề cử nhà tranh đấu nhân quyền Zivko Popovski-Cvetin, chính phủ Áo đề cử tổ chức từ thiện SOS Kinderdorf International, sáu vị dân cử Mỹ đề cử nhà hoạt động từ thiện Greg Mortenson vì công trình xây dựng trường học cho trẻ em nghèo Châu Á mà ông thực hiện trong nhiều năm qua. Ngoài ra, các vị nghị sĩ Mỹ và Nghị Sĩ Âu Châu cũng đề cử một nhân vật nổi bật của Việt Nam là Hòa Thượng Thích Quảng Độ, người được thế giới biết đến vì dành phần lớn cuộc đời của Ngài để tranh đấu cho tự do, công lý và nhân quyền.
Đây không phải lần đầu tiên Hòa Thượng Quảng Độ được đề cử. Trong một lần nói chuyện với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do, Ngài cho hay chuyện đoạt khôi nguyên Nobel Hòa Bình “không quan trọng” cho bằng chuyện thế giới vẫn nghĩ đến những người Việt Nam nhỏ bé “chưa được hưởng tự do, chưa được thấy dân chủ và quyền làm người của họ cũng chưa được tôn trọng”.


HỒI ỨC VỀ NHÀ TÙ CỘNG SẢN VIỆT NAM (Phần 10)

Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [10]
Huỳnh Ngọc Tuấn
Đăng ngày 28-2-2009
http://danchimviet.com/articles/897/1/Hi-c-v-nha-tu-cng-sn-Vit-Nam-10/Page1.html

Tôi gặp một người bác sĩ làm việc ở đây, anh ta người thấp đậm, nước da trắng, hiền lành. Sau khi vạch mắt tôi để nhìn (vì ở đây không có thiết bị soi đáy mắt cũng chẳng có thiết bị gì cả) vị Bs kia kết luận mắt tôi không bị gì cả, vẫn tốt. Mắt bị đau và thị lực giảm vì va chạm mạnh nhưng không bị tổn thương.
Tôi không biết ông ta nói có đúng không? Hay nói theo chỉ thị của cấp trên nhưng nhìn khuôn mặt nhân hậu của anh ta tôi tin anh ta nói thật và tôi yên tâm được một chút, rất may mắt tôi không có vẫn đề gì.
Khi anh Đăng từ bệnh xá nông trường về kể cho mọi người biết về tình trạng sức khoẻ của anh Long, ai cũng buồn vì họ biết rằng sẽ mất đi một người bạn, một chiến hữu đã từng chia xẻ những tháng ngày gian nguy (kể từ đó chúng tôi chẳng có tin tức gì về anh Long nữa.). Chúng tôi có kiến nghị lên BGT xin cho anh Long được chữa ở một bệnh viện tốt hơn, đầy đủ phương tiện và bác sĩ chuyên khoa, chứ ở cái bệnh xá đó thì làm sao chữa trị được. Họ trả lời để xin ý kiến cấp trên.
Mấy tháng sau đó chúng tôi mới biết là anh Long đã từ trần vào lúc 22 giờ ngày mồng 1 tháng tư âm lịch năm 1997, sau ngày anh Đăng ra thăm mấy hôm.
Như vậy là chế độ CSVN đã thành công mỹ mãn trong việc loại trừ anh Nguyễn Kim Long -một tù nhân chính trị kiên cường.

Chúng tôi biết mình như cái gai trong mắt của Đảng CS và họ cố làm mọi cách để triệt hạ, loại trừ chúng tôi, những anh em nào vẫn giữa lập trường, vẫn đứng ngay thẳng hiên ngang trong nhà tù như tôi, anh Đăng, anh Thành, anh Phương, anh Chinh, anh Long đều là mục tiêu ưu tiên để tiêu diệt. Những anh em hải ngoại thì được ưu tiên hơn một chút chứ không hoàn toàn”bất khả xâm phạm”

Mùa Đông năm 1997, tôi bị ốm mấy hôm liền không ăn uống gì được. Phía bên phải của bụng dưới đau dữ dội, đau từng cơn quặng cả người. Tôi xuống bệnh xá để khám, họ không nói gì, chỉ tiêm thuốc giảm đau rồi cho tôi về, cứ như vậy mấy ngày trời, tôi bị cơn đau hành hạ, mấy ngày sau đó không đi được nữa, anh em phải cõng tôi xuống trạm xá nhưng cán bộ Vỹ (lúc đó là Thượng uý trực trại đã nhiều lần xung đột với tôi vì thái độ nghiệt ngã và hống hách của y) trực tiếp chỉ đạo việc điều trị cho tôi. Gọi là “điều trị”, thực ra họ chỉ tiêm thuốc giảm đau rồi để tôi nằm đó. Rất may cho tôi là có một người tôi xin được giấu tên vì an ninh của anh ta báo cho tôi biết là y sĩ phụ trách trạm xá là Doãn Hồng Phong bảo rằng tôi bị viêm đường tiết niệu.
Tôi hỏi anh ta viêm đường tiết niệu thì dùng thuốc gì..anh ta bảo dùng Peniciline hoặc Amociline. Tôi về nói với anh em như vậy và đi hỏi anh em ai có thuốc đó không. Rất may Phạm Văn Thành có..hộp Amox của Pháp. Anh Thành đưa cho tôi mấy hộp. Tôi uống mỗi ngày 4 viên chia làm hai lần, thêm mấy chục viên Peniciline tôi mua của một người thường phạm giúp việc tại trạm xá của trại.
Một ngày sau cơn đau dứt hẳn, một hôm tôi đi tiểu thấy đau buốt, một mảnh sạn rơi ra cùng với một ít máu..vậy là hết hẳn.
Nhưng hoạ vô đơn chí, những căn bệnh như từ trên trời rơi xuống. Tôi bị thừa axit , ăn vào là đau bụng dữ dội, sau đó buồn nôn, thức ăn vẫn còn nguyên, tôi ói ra rau thịt cá, mặc dầu ăn rất ít nhưng từ sáng đến khuya vẫn không tiêu được. Anh Đăng có dự trữ mấy hộp thuốc đau bao tử, cả thuốc viên và thuốc dạng sữa..anh đưa cả cho tôi, toàn là thuốc Canada tôi uống vào vẫn không có tác dụng gì..vẫn đau và không ăn được.
Tôi uống sữa thì thấy khoẻ, anh Phan Văn Lợi mang cho tôi mấy muỗng thuốc của anh, thuốc trị dạ dày của Thanh Hoá, hình như là Binamon gì đó, một thứ thuốc gia truyền, hôi và mặn kinh khủng nhưng thật may, tôi uống vào mấy muỗng là hết ngay. Tôi ăn uống trở lại bình thường nhưng ông trời không thương tôi, chắc là cái nghiệp của tôi đến hồi phải trả. Một buổi chiều khi đi dạo ngoài sân, tôi cảm thấy choáng như bị sụt xuống, người mất thăng bằng, tôi đi vào nằm và có cảm giác như bị cảm cúm.
Một tháng sau cái bệnh cảm cúm này vẫn không hết, tôi thấy đau ở ngực từng cơn, phía sau lưng cũng đau một vài chỗ nhất định. Ban đêm thỉnh thoảng thức giấc, mồ hôi ướt áo, người lạnh toát. Tôi bị sốt buổi chiều và mệt lã cho đến 9 giờ tối người mới khoẻ lại. Tôi nghĩ đến bệnh lao phổi.
Tôi xuống bệnh xá để khám, y sĩ Doãn Hồng Phong nói tôi nhiễm lao phổi. Tôi yêu cầu được điều trị, anh ta đồng ý ngay và tiêm cho tôi mỗi ngày (đây là sai lầm của tôi) một lọ Streptomicin, 20 ngày sau tôi thấy người khoẻ hẳn, ăn rất ngon, mặt mày rạng rỡ, ai cũng khen. Doãn Hồng Phong bảo tôi, bệnh đã khỏi không cần tiêm Streptomicine nữa, tôi phản đối, tôi nói bệnh lao người ta chữa cả một năm, ít ra cũng 8 tháng, mới 20 ngày mà nghỉ sẽ dẫn đến kháng thuốc.
Đoàn Hồng Phong vẫn lạnh lùng nói:
- Tôi không lý luận với anh, ở đây tôi là người quyết định, tôi đã xin ý kiến của BGT rồi.
Một số anh em đi khám bệnh với tôi cũng phản đối. Anh Đăng nói:
- Thà cán bộ đừng chữa, còn chữa thì phải dứt khoát, nếu không con vi trùng lao sẽ kháng thuốc sau này không chữa được.
Doãn Hồng Phong vẫn như người điếc, không hề nghe thấy gì. Tôi nói:
- Đề nghị cán bộ tiêm cho tôi đúng 6 tháng, tiền thuốc tôi chịu trả.
Đoàn Hồng Phong trịch thượng:
- Ở đây chúng tôi thừa thuốc chữa cho anh, vẫn đề là bệnh của anh đã hết, trường hợp của anh tôi điều trị 20 ngày, người khác tôi điều trị 10-15 ngày là hết.
Nghe vậy anh Đăng nỗi nóng:
- Cán bộ nói như thần tiên: Trên thế giới này có quốc gia nào kể cả Mỹ chữa bệnh lao 15 ngày.
Hắn ngạo mạn:
- Ở đây chúng tôi chữa như thế đấy, không hài lòng các anh cứ đi kiện.
Hắn vừa nói vừa bỏ đi.
Trên đường về anh Đăng nói với tôi:
- Đây là kế hoạch họ dùng để loại trừ ông vì những việc ông làm, vẫn đề là mình chủ quan quá, không lường trước ý đồ của họ.
Tôi cảm thấy choáng váng. Tại sao tôi lại mắc sai lầm ấu trĩ như vậy?
Làm gì có chuyện người ta chữa bệnh cho tôi. Họ sẽ dùng căn bệnh quái ác này để tiêu diệt tôi.
Đây là một tội ác..nhưng nói đến tội ác làm gì..ở cái chế độ CS này, tôi ác của chúng cao hơn núi. Có thể nói: “Trúc Lam sơn không ghi hết tội -Nước Nam hải không rửa sạch mùi”. Tay chúng đã nhúng vào máu để xây dựng chế độ này và chúng tiếp tục nhúng tay vào máu để giữ chế độ CSVN, nhận thức được một việc: Tội ác của chúng trời không dung-đất không tha. Chúng không còn đường lui..Tội ác nối tiếp tội ác, dùng tội ác để bảo vệ tội ác.

Tôi ở nhà không còn đi làm nữa, họ biết tôi bị bệnh nên không nói gì (anh em vẫn đi làm), ở nhà với những người bệnh..Sulayman cũng bị lao như tôi..anh Trần Minh Tuấn cũng vậy: hai người này thể trạng khoẻ hơn tôi. Anh Tuấn vẫn còn chơi đàn ghi ta và làm công việc trồng trọt mà anh ưa thích.
Sulayman và tôi thì đánh cờ cho đở buồn, Sulayman cùng tuổi với tôi. Anh không vợ không con nên cuộc sống thanh thản nói cười suốt ngày. Còn tôi tuy được ở nhà dưỡng bệnh nhưng trong đầu lúc nào cũng nặng nề. Các con tôi còn bé, việc học hành tốn kém..không biết các cháu có được ăn uống đầy đủ không, đường đi học lại xa, vừa đi vừa về hơn 10km, con đường lầy lội không đi xe đạp được nên các cháu phải đi bộ. Hình dung các cháu co ro trong chiếc áo mưa trên con đường heo hút như thế lòng tôi đau quặn. Tôi không hiểu CS họ làm gì với cái đỉnh cao trí tuệ của họ mà sao sau 20 năm “giải phóng” họ vẫn chưa làm nỗi một con đường cho dù đơn sơ nhất cho học sinh đi học. (Cho đến khi ngồi viết những dòng này vào mùa Đông 2008, con đường đó vẫn còn lầy lội như xưa).

Tôi suy nghĩ nhiều về cuộc đời, về thân phận con người. Anh Lê Hoàng Sơn vẫn động viên tôi, không bao giờ quên được những gì anh dành cho tôi, tôi thấy mình không xứng đáng với tình cảm đó. Tôi vẫn chưa hiểu anh, một con người nhân hậu, cuộc sống của anh đôi lúc dễ dãi ham vui. Tôi thấy mình đòi hỏi ở anh quá nhiều (tuy không phải là quá đáng). Con người không ai toàn bích cả. Tất nhiên với điều kiện của anh anh có thể làm được nhiều hơn thế và có một vị trí cao hơn thế trong anh em tù chính trị..Có thể anh có những thiếu sót nhưng với tôi anh là một người anh tốt.
Có một lần tôi bị bại liệt một bên vai trái với những cơn đau dữ dội...cả người.
Tôi đã kiệt sức vì nhiều căn bệnh..bây giờ lại thêm căn bệnh quái ác này, tôi như người sắp chết.
Anh hỏi tôi đau như thế nào, tôi nói những triệu chứng cho anh biết, anh bảo không sao..anh nói là bị nhiễm gió gì đó. Chỉ cần xoa bóp và bấm huyệt là khỏi.
Anh mang qua một lọ cao xoa bóp và bấm huyệt cho tôi, thật lạ lùng, lần thứ nhất tôi đỡ đau 50% qua ngày hôm sau, ngày hôm sau nữa thì hết hẳn. Nếu không có anh tôi không biết phải làm sao. Khi viết những dòng này, hồi tưởng lại những gì anh dành cho tôi tôi thấy xấu hổ vì đã không hiểu anh không biết trân trọng những gì anh dành cho tôi.
Cuộc sống trong tù thật nghiệt ngã, thật căng thẳng, giữ được sự bình tĩnh sự sáng suốt để nhận định về một con người thật khó.
Mong anh thông cảm cho tôi. Xin anh nhận nơi đây lời cảm ơn và xin lỗi của tôi.

Tôi vẫn nhận được thư và hình của các con..năm nay cu Hiếu lên 9 tuổi, đã viết thư được cho ba, chỉ có hai dòng ngắn ngủi với vài nét vụng về “con là cu Hiếu của Ba đây -Con rất nhớ ba rất thương ba” cầm tấm hình trên tay, tôi thấy cu Hiếu thật đẹp trai, thật dễ thương. Tôi không sao cầm được nước mắt.
Tôi chỉ có một ước mơ là được về với các con, chỉ có thế thôi. Tôi đã làm gì, chỉ viết một tập truyện mà phải đi tù sao? Thử hỏi trên thế giới này có luật pháp nào như thế, nỗi bất hạnh và đau đớn này của ba con chúng tôi ai chịu trách nhiệm đây?
Tôi tự bảo mình. Không được. Mình phải cứng rắn lên, cố giữ gìn sức khoẻ để trở về với các con, để tiếp tục đấu tranh, để cho công lý được thực thi, để người dân làm chủ được vận mệnh của mình, làm chủ đất nước mình, để Tự do Nhân quyền trở thành những giá trị tối thượng..và cái ác phải bị trừng trị. Tôi phải cố gắng sống cho đến cái ngày ấy, cái ngày gông cùm xiềng xích của chế độ CS đang trói buộc dân tộc tan ra từng mảnh vụn và cái lâu đài tội ác kia sụp đổ trước sức mạnh của giá trị tự do và sức mạnh quần chúng và tôi tin rằng ngày đó sẽ đến ..không quá lâu xa.
Mùa Đông năm 1997 đã qua, Tết đã gần kề, hằng ngày tôi vẫn đi dạo quanh vườn (khu giam giữ chúng tôi đã trở thành một mảnh vườn nhỏ với đủ loại hoa trái do anh em trồng,ngoài mấy chậu hoa của trại mang vào như tùng, cúc, hồng, quỳnh, và mấy chậu phong lan nhỏ không hoa, anh em đã trồng rất nhiều rau xanh, bí đao, mướp, đu đủ, chuối, khổ qua, cúc tần). Trời càng lạnh mấy luống cải xà lách càng xanh, càng ngon.
Một ngày, anh Đăng nói nhỏ với tôi là gia đình thông báo cho anh biết đã có sự tiến bộ trong đòi hỏi của các nước về số phận những công dân của họ. Phía VN cũng đã có sự tương nhượng, anh hy vọng sẽ được trở lại Canada trong năm 1998. Tôi không dám tin vào những gì anh nói vì từ trước đến nay CS vẫn hay nói một đằng làm một nẽo, không thể biết chắc đuợc điều gì nơi họ, cũng có thể họ thay đổi vào phút chót thì sao? Đã có bao nhiêu những hiệp ước công ước họ đã ký kết, ký xong là vứt vào thùng rác luôn. Không ai có thể buộc họ phải thực hiện cả. Tôi không nói ra những gì tôi nghĩ sợ anh buồn nhưng trong lòng tôi không tin.
Tôi không biết anh Đăng có đuợc thông tin gì hay anh có một trực giác nhạy bén mà anh chuẩn bị ăn Tết rất to...anh nói:
- Ăn cái Tết cuối cùng với anh em ở đây.
Anh có tài nấu ăn, anh nấu rất ngon rất khéo, làm gì cũng khéo léo cẩn thận.
Anh mua mấy con gà mái to nhốt trong chuồng ở gần nhà bếp (chuồng gà Cường và anh Đăng tự làm) bằng những vật liệu thô sơ, để cho gà không chạy mất, anh đánh một cái vòng sắt nhỏ vào chân với một sợi dây cột hờ.
Anh tự tay nấu xôi để làm rượu ngâm trước Tết một tuần, mùi rượu thơm lừng. Những ngày cuối năm thật là vui, anh rất siêng đi căng tin, mỗi lần ở căng tin về anh mang theo đủ thứ. Tôi thấy chúng tôi đầy đủ quá, tôi giật mình nhìn lại một số anh em không có gì, họ buồn xo với bữa cơm rau muối hằng ngày..tôi nói với anh Đăng khi anh vừa gặp gia đình ra thăm nuôi với rất nhiều quà:
- Anh nên chia xẻ với anh em, mình đầy đủ quá, tôi sợ anh em buồn, họ chẳng có gì.
Anh Đăng là một người vui vẻ, đôi lúc anh vui quá quên mất những gì đang diễn ra chung quanh anh.
Nghe tôi nói anh giật mình:
- Ông không nhắc, tôi quên mất, không khéo thành ra vô tình. Tôi nhờ ông lên danh sách những anh em nào thiếu, họ cần gì để tôi mua cho họ, như vậy thiết thực hơn.
Vậy là tôi đi nói chuyện với một số anh em để biết họ cần gì. Sau đó anh Đăng xuống Căng tin mua rất nhiều hàng, tôi và Cường đi cùng anh để mang về..tay cán bộ bán căng tin hỏi.
- Anh Đăng mua làm gì nhiều thế, mới thăm nuôi mà.
Anh Đăng nửa đùa nửa thật, nhưng xét kỹ đây là câu trả lời khôn ngoan nhất:
- Tôi sắp về Canada rồi, đây là cái Tết cuối cùng ở VN tôi phải ăn thật lớn chứ, phải không cán bộ?
Tay cán bộ hằng ngày vẫn cau có, cười rất tươi, nhưng hắn vẫn không quên tính với giá cắt cổ.
Tôi phục anh Đăng, bình thường anh ăn nói dễ sơ suất nhưng khi cần anh lại có những câu trả lời rất khôn khéo, nếu là tôi, tôi không biết trả lời sao trong tình huống như vậy.
Chúng tôi đã ăn một cái Tết thịnh soạn nhất trong những năm tháng ở tù.

Rồi những ngày Tết cũng đi qua nhưng cái lạnh vẫn còn. Những ngày này tôi rất buồn, ở trong tù tôi có hai người thân thiết là anh Nguyễn Kim Long và anh Nguyễn Ngọc Đăng. Một người thì đã ra đi vĩnh viễn để lại hai cô con gái tuổi mới đôi mươi...Tôi và anh Long có nhiều kỷ niệm, có một lần tôi thấy anh Long khóc khi đọc thư, tôi không biết là có việc gì, muốn hỏi anh nhưng ngại. Anh hiểu ý tôi..anh vẫy tôi lại..giọng anh vẫn còn xúc động:
-Mình làm một ly cà phê chứ anh bạn?
Tôi mang bình nước và bộ ấm chén ra, tôi và anh nằm gần nhau sát chiếu nên không cần phải di chuyển, ai ngồi chổ người ấy. Anh Long lấy ra 3 gói cà phê, 2 cho anh và 1 cho tôi. Anh nghiện cà phê, mỗi lần chế hai gói, tôi không thích cà phê lắm, chỉ thích uống trà.
Anh nhấp một ngụm cà phê nói: Ngon quá và cười để lộ hàm răng thưa thớt vì đã rụng nhiều, nụ cười vẫn không giấu được nỗi buồn. Anh nói quan hệ giữa anh và vợ có trục trặc, đây cũng là điều mà rất nhiều anh em chúng tôi gặp phải khi họ đi tù. Người vợ ở nhà cô đơn trong một thời gian quá dài..cuộc sống thì nghiệt ngã, cũng đành vậy thôi. Anh đưa lá thư của con gái anh cho tôi xem. Chúng tôi vẫn hay trao đổi thư từ của gia đình cho nhau đọc..tôi không đọc hết thư, chỉ đọc mấy dòng: Cô con gái tâm sự với ba..là cô có bạn trai và người ấy đã bỏ cô. Cô buồn và viết thư chia xẻ với ba những lời thật thắm thiết. Tôi nhận ra cái tình cảm cha con thật thiêng liêng làm sao! Khoảng cách của không gian và thời gian có thể làm thay đổi nhiều mối quan hệ, nhưng với tình cha con thì khoảng cách đó càng làm cho họ gần nhau hơn.
Tôi có 3 con nhỏ, Thục Vy lúc đó (1997) 12 tuổi, Khánh Vy 10 tuổi, Trọng Hiếu 8 tuổi cho nên tôi rất hiểu anh, đồng cảm với anh và tôi đã khóc, anh cũng khóc. Bây giờ bên cạnh tôi chỉ có anh Đăng là tri kỷ.

(còn tiếp)

Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [1]
Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [2]
Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [3]
Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [4]
Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [5]
Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [6]
Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [7]
Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [8]
Hồi ức về nhà tù cộng sản Việt Nam [9]



HOA KỲ VẪN LÀ No. ONE

Hoa Kỳ vẫn là No. One
Lê Phan
Thursday, February 26, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=91406&z=97
Chỉ khoảng hai năm trước, đã có lúc một số nhà bình luận nói là thăng bằng kinh tế thế giới đã đi đến chỗ là ngay cả nếu Hoa Kỳ có đi vào suy thoái thì Á Châu, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản có thể đứng ra thay thế làm động cơ cho kinh tế thế giới. Ngay đầu năm ngoái, ở Âu Châu vẫn còn những người nói là chính khối đồng Euro và Liên Hiệp Âu Châu sẽ tách rời khỏi những vấn đề kinh tế của Hoa Kỳ và sẽ giúp duy trì ổn định cho nền kinh tế thế giới. Nhưng nay thì không thấy ai nói đến điều đó nữa.

Một nhà bình luận đã dí dỏm nhận xét: Muốn thấy nền kinh tế Hoa Kỳ thực sự bệnh hoạn đến mức nào chúng ta phải nhìn ra ngoại quốc. Sự việc đột nhiên người dân Mỹ từ chối chi tiêu đang gây khủng hoảng từ Nhật Bản đến Trung Quốc ở Á Châu đến Ðức ở Âu Châu. Và đột nhiên những biểu đồ khác biệt nhau giữa mức tiêu thụ của người dân Hoa Kỳ và mức xuất cảng của Nhật Bản, Trung Quốc và Ðức Quốc đều bất ngờ giống nhau, đi xuống ở một mức độ chóng mặt. Xuất cảng ở Nhật giảm đến một mức kỷ lục 46% tính toàn năm. Một nhà phân tích của Societé Générale đã bật cười khi những thống kê từ Trung Quốc được đưa ra, bởi theo ông ta, hẳn là con số sụt giảm của Bắc Kinh cũng tệ bằng hay hơn Nhật Bản nữa. Ðức, quốc gia đầu tầu của khối Euro, lại cũng là một quốc gia lệ thuộc vào xuất cảng. Xuất cảng chiếm đến một nửa GDP của Ðức, thành ra khi xuất cảng giảm 7.3% trong riêng Tháng Giêng vừa qua, nền kinh tế giàu có nhất Âu Châu đang lâm nguy.

Ðiều những nhà bình luận và những chính trị gia của nhiều quốc gia trên thế giới nay đột nhiên mới lại khám phá ra là ít nhất trong tương lai gần Hoa Kỳ vẫn là No. One. Tất cả những lời nói là Hoa Kỳ đã đến ngày mất vị trí độc tôn nay không nghe thấy nữa. Hiện nay tất cả con mắt thế giới không đổ dồn vào Tokyo, Bắc Kinh, Brussels, Berlin hay Moscow, mà đang chú mục vào Hoa Kỳ. Mọi người đều trông đợi vào Hoa Kỳ để đưa thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Một nhà bình luận trên tờ New York Times nhận xét: Trong vòng 50 năm nay chưa bao giờ chúng ta (người Mỹ) cảm thấy mình yếu đến thế, ấy vậy mà chưa bao giờ trong vòng 50 năm nay, thế giới lại cảm thấy Hoa Kỳ quan trọng đến thế.

Trong khi quả đúng là từ sau Chiến Tranh Lanh kết thúc đến nay, những nhà trí thức, những nhà bình luận, nhất là ở Âu Châu, than phiền là Hoa Kỳ hùng mạnh quá. Nhưng bây giờ đột nhiên không thấy ai than phiền cả. Có lẽ là vì hầu hết mọi người công nhận chỉ có Hoa Kỳ hồi phục lại nền kinh tế thì mới có khả năng kéo được nền kinh tế toàn cầu ra khỏi một cuộc khủng hoảng trầm trọng, có thể dẫn đến biến động chính trị. Thật dễ nói đến Hoa Kỳ quá hùng mạnh khi không phải sống trong một thế giới mà Hoa Kỳ quá yếu. Và vào lúc này, điều mà mọi người đang sợ là Hoa Kỳ không đủ mạnh chứ không phải là Hoa Kỳ quá mạnh.

Cũng có thể trong thâm tâm mọi người trên thế giới bây giờ đã ý thức rằng một thế giới không có Hoa Kỳ chế ngự không có nghĩa là một thế giới không có ai chế ngự hay đúng hơn không có ai khác tốt hơn chế ngự. Ðó sẽ là một thế giới không có lãnh đạo. Cả Nga lẫn Trung Quốc đều không có đủ ý chí cũng như phương tiện để trông nom cho lợi ích của toàn thế giới như Hoa Kỳ vẫn bình thường cung cấp. Cái gọi là Liên Hiệp Âu Châu ngày càng lộ diện là một tập hợp của các quốc gia mà quyền lợi quốc gia vẫn được đặt cao hơn quyền lợi của Liên Hiệp.

Ở một khía cạnh nào đó, thế giới đã vừa trải qua khoảng một tháng trời như vậy khi Tổng Thống Bush sắp mãn nhiệm mà Tổng Thống Obama chưa cầm quyền. Trong giai đoạn đó, thế giới quả là cảm thấy thiếu lãnh đạo. Khi Mumbai bị khủng bố tấn công, khi Israel tấn công vào giải Gaza, ai nấy đều ngóng về Hoa Kỳ chờ đợi.

Và có lẽ cũng vì ý thức được điều đó, nên mặc dầu Hoa Kỳ đang gặp khủng hoảng kinh tế, một sự khủng hoảng do chính nợ nần xấu của Hoa Kỳ tạo nên, nhưng cả thế giới nay lại quay trở lại sự an toàn của đồng đô la.

Một viên chức Nam Hàn, trong lúc tâm sự với một nhà báo tháp tùng phái đoàn của bà Clinton, đã khẳng định “Không có quốc gia nào trên thế giới có thể thay thế Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vẫn là số 1 về quân sự, số 1 về kinh tế, số 1 về thúc đẩy nhân quyền và số 1 về lý tưởng. Chỉ có Hoa Kỳ mới có thể lãnh đạo thế giới. Không có quốc gia nào có thể thay thế. Trung quốc không thể làm được điều đó. Âu Châu thì quá chia rẽ, vả lại khả năng quân sự của Âu Châu quá yếu kém. Thành ra chỉ có Hoa Kỳ. Chúng ta chưa bao giờ sống ở một thế giới đơn cực bằng giai đoạn hiện nay.”

Người Á Châu có thể bực mình vì đã từng bị Hoa Kỳ “dạy dỗ” khi họ trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế hồi cuối thập niên 1990. Âu Châu có thể khó chịu khi Hoa Kỳ vung vít vay tiền cứu nguy kinh tế. Nhưng tất cả mọi người đều cầu mong sao Hoa Kỳ thành công trong việc phục hồi lại nền kinh tế.

Nhà bình luận của tờ New York Times kể lại là trong những câu chuyên ở Seoul, nhiều người, từ các nhà kinh doanh đến các nhà báo, đều tỏ ra rất lo lắng. Họ hỏi ông ta là có quả thật là Hoa Kỳ không biết đối phó ra sao với tình hình, hay là tệ hơn nữa, họ biết nhưng vấn đề lớn hơn là họ tưởng.

Và dĩ nhiên tất cả mọi người đều lo là Hoa Kỳ sẽ theo đuổi con đường bảo vệ mậu dịch, bởi nếu chuyện đó xảy ra thì hệ thống mậu dịch toàn cầu sẽ sụp đổ. Ông Lee Hong-koo, một cựu đại sứ Nam Hàn tại Hoa Kỳ, giải thích “Không ai có thể thay thế Hoa Kỳ. Không có sự lãnh đạo của Hoa Kỳ là không có lãnh đạo. Ðiều đó đặt một gánh nặng rất lớn lên người dân Hoa Kỳ phải có hành động tích cực. Quí vị không thể bị lôi cuốn vào con đường quốc gia quá khích. Vẫn biết khi mọi sự khó khăn, người ta thường rất dễ bị lôi cuốn trở thành quốc gia quá khích. Và trong thế giới kinh tế, quốc gia quá khích sẽ trở thành bảo hộ mậu dịch. Chúng tôi rất mừng khi Tổng thống Obama không theo con đường đó. Người dân Mỹ, dân tộc Mỹ, phải hiểu là niềm hy vọng và sự trông đợi của tất cả các dân tộc khác nay đặt trên vai họ.”

Dĩ nhiên làm lãnh đạo mệt lắm, nhưng đó là thân phận cường quốc độc tôn.

Lê Phan


CÔNG AN ĐÁNH CHẾT TÍN ĐỒ TIN LÀNH TÂY NGUYÊN

Vietnam Police “Kill” Christian Farmer Amid Rural Crackdown
By Stefan J. Bos
Chief International Correspondent BosNewsLife
Friday, February 27, 2009
http://www.bosnewslife.com/6212-vietnam-police-kill-cristian-farmer-amid-rural-crackdown
Degar Montagnard Christians are facing persecution in Vietnam, MFI says.

HANOI, VIETNAM (BosNewsLife)-- Degar Montagnard Christians and other believers in several areas of Vietnam's Central Highlands faced another day of persecution Friday, February 27, after at least one Christian peasant was hacked to death by security forces and an angry mob, missionary workers and a key official told BosNewsLife.
The U.S.-based Montagnard Foundation Incorporated (MFI), which has close ties with Christians in the area, told BosNewsLife it has just learned that Siu Krot, 65, was killed outside his farm, after refusing to sell his land.
Local authorities have often pressured indigenous Christians to sell their lands below market value, or nationalized them, according to MFI and other advocacy groups. "The Vietnam law is craftily designed to kill the indigenous Degar [Montagnard] people but protect ethnic Vietnamese as you can see with our Christian brother Siu Krot," MFI President Kok Ksor told BosNewsLife.
In Krot's case, a group of Vietnamese police and around 10 Vietnamese civilians reportedly awaited him at his hut and demanded he would sell his farmland to them.
When Krot refused they abducted the Christian for about three kilometers before killing him by "whacking him with their machetes on the back of his head, on his forehead, on his nose, both sides of his cheek...until he died," MFI said in a statement.

IN RIVER
"Then they tied a big rock to his corpse and sunk him to the bottom of the river." His body was apparently discovered the next day by a doctor who "took all of his intestines, heart, and liver from his body before throwing them back inside and telling his family" including Krot's son, "to take the corpse home and burry it," MFI claimed.
Vietnamese officials had no comment. MFI said authorities have also confiscated money sent to Christians from the United States, including from an old sick mother.
MFI explained that it has learned that last year Y-Pliu Nie, who is now living in Greensboro, North Carolina as a refugee, sent $350.00 to his sick mother, H’Krek Nie, who is living in Daklak province.
His mother wanted to use the money to buy medicine and rise, but local police took the $350.00 and forced her to give finger prints, before releasing her, MFI added.

WIDER CAMPAIGN
Missionaries suggested the incidents are part of a wider campaign targeting believers in especially rural areas of the Communist-run Asian nation. Christian Aid Mission (CAM), which represents native missionaries in the area, said in some provinces, "believers are still being persecuted not only by the government, but also by Buddhists."
Communist officials have denied persecution is taking place, calling the reports Western propaganda. However CAM quoted local Christians, including a pastor, as saying that homes have been destroyed and burned and that believers have been detained and tortured.
"Just a few years ago, more than 300 tribal pastors were put in prison – or simply vanished. No one has ever heard from them since," CAM added. MFI said hundreds of Christian Degar Montagnards are detained in several prisons, mainly because of activities related to their Christian faith or attempts to escape the country.
The missionaries were apparently able to make contact with 87 families where husbands received sentences ranging from 3 to 11 years for "preaching the Gospel," CAM said. "We learned that many of these men were seriously ill. Several died in prison and others were sent home to die.”

IMPOVERISHED WIVES
Ministry workers said they were able to help a dozen of impoverished pastors’ wives to visit their husbands for the first time.
It remains difficult for tribal churches to operate, CAM suggested. To become "legal" they have to register themselves register with the government and receive official permission for Christian activities, CAM said.
"This allows the government to closely monitor the churches."
Yet despite the setbacks, CAM stressed that some missionaries have noted a "sudden change" in attitudes of authorities towards Christians in some areas of the country, where so far tribal house churches were banned.
"The ministry used this time of "freedom" for traveling into remote areas. One of my most gratifying experiences was the ability to speak in areas previously prohibited from worshiping God at all," a missionary said, speaking on condition of anonymity.
While Vietnam as undergone reforms, advocacy groups suggest that Communist authorities remain weary of allowing the unlimited spread of Christianity.

Copyright 2008 BosNewsLife. All rights reserved.