Sunday, August 16, 2009

TƯƠNG QUAN GIỮA TAM TOÀ (VINH) và BÁT NHÃ (LÂM ĐỒNG)


Những Móc Nối giữa Công Giáo Phản Đối Chiếm Hữu Đất Đai và Biến Động Tu Viện Phật Giáo
Translated by LuKhu
San Diego of California

http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1337:1337&catid=37:bandoc&Itemid=56

Thayer Catholic Buddhist Linkage in Vietnam
Tác giả Carlyle A. Thayer
6 tháng Tám, 2009
http://www.scribd.com/doc/18183446/Thayer-Catholic-Buddhist-Linkage-in-Vietnam

[đục bỏ tên thật của người khách]

Câu hỏi thứ 1: Tình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay có vẻ nóng bỏng trên bình diện tôn giáo. Quí vị đánh giá căng thẳng giữa chính phủ và các Giáo Dân Công Giáo phát sinh từ vấn đề nhà thờ Tam Tòa (tỉnh Quảng Bình) như thế nào? Chuyện này đơn thuần là chính sách địa phương hay hoặc nó phản ánh 'chính sách quốc gia '?
Trả lời: Sự vụ Tam Tòa chỉ là sự việc gần đây nhất liên quan đến một cuộc xung đột giữa thẩm quyền Công Giáo và chính phủ Việt Nam về đất đai bị chế độ cộng sản tịch thu. Năm ngoái, đã có các cuộc đụng chạm giữa cộng đồng Công Giáo và các quan chức chính quyền địa phương về quyền sở hữu tư sản tại Thái Hòa và địa điểm của cựu Va-Ti-Căng Nunciate tại Hà Nội. Thế nhưng các cuộc tranh chấp đất đai tại tỉnh An Giang, Hà Đông và Vĩnh Long đã ít được giới truyền thông loan tin hơn.
Sự vụ Tam Tòa, tuy nhiên, là một trong những nguồn phát sinh xẩy ra gần đây nhất tính từ thập niên 1990 khi chính quyền địa phương đã ấn định những sự đổ nát của ngôi nhà thờ tại Tam Tòa làm 'Di Tích Tội Ác Chiến Mỹ'. Mãnh đất đó, theo nguồn tin cho biết, đã bị tịch thu vào năm 1995, nhưng Giáo Dân địa phương đã được cho phép tụ tập thường xuyên cầu nguyện. Tháng Ba năm 1997, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Bình đã ban hành một nghị định tuyên bố ngôi nhà thờ làm di tích [tội ác chiến tranh.]
Sự vụ Tam Tòa dường như chẳng quan là vấn đề địa phương nhưng nó mang nhiều điểm chung với các tranh chấp đất đai giữa tôn giáo và chính quyền. Đó là, tranh chấp hiện nay phát sinh từ việc bất khả năng làm việc của chính quyền địa phương để một cách xây dựng đáp ứng các lời yêu cầu của nhà thờ Công Giáo địa phương về mãnh đất đó để xây dựng thành nơi thờ phượng.
Tranh chấp hiện tại đã đã xẩy ra vào ngày 20 tháng Bảy khi Giáo Dân địa phương đã cố gắng dựng lên một tent để dùng làm nhà nguyện tạm thời. Cảnh sát đã cố gắng dập nát công sự này và cuộc xô đẩy giữa cảnh sát và Catholics đưa đến cuộc bạo lực. Thẩm quyền Giáo Hội cho biết rằng công an đã sử dụng hơi cay, súng tê liệt và baton để đánh đập những người biểu Công Giáo địa phương đã can thiệp và dùng sức mạnh cứu thoát nhiều giáo dân ra khỏi bàn tay công an bắt giam.
Công an dã man và giam giữ mười một nghi can để rồi đã trở thành một tâm điểm cho các cuộc biẻu tình địa phương. Các cuộc biểu tình đông đảo đã được tổ chức tại các giáo phận tại khu vực ba tỉnh (Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình) vào hai ngày Chủ nhật liên tục, 26 tháng Bảy và 2 tháng Tám. Những buổi đốt nến cầu nguyện có vài ngàn người đã được tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phản ứng của chính quyền địa phương theo sau một mô hình bằng chứng các cuộc tranh chấp đất đai giữa tôn giáo và chính phủ trước đây. Trước tiên, các nhà thẩm quyền Nhà Nước đã bung ra chiến dịch truyền thông qui mô bôi nhọa cộng đồng Công Giáo Tam Tòa bao gồm cả việc buộc tội rằng họ đã phản động và là một mối đe dọa đoàn kết quốc gia. Và như trong các tranh chấp đất đai khác, công an chìm mặc thường phục và các băng đảng đã tấn công các vị linh mục Công Giáo cùng các giáo dân.

Câu hỏi thứ 2:
Vấn đề Tam Tòa đối với Công Giáo dường như xẩy ra cùng một lúc các vấn đề tại Tu Viện Bát Nha (tỉnh Bảo Lộc) liên quan đến Thích Nhất Hạnh, vị thiền sư Buddhist Zen nổi tiếng khắp thế giới. Ông làm sao giải thích sự chống đối Phật Giáo và Công Giáo cùng một lúc?
Câu Trả lời: Biến cố ở Tu Viện Bát Nhã Đan thuộc tỉnh Bảo Lộc dường như có liên quan đến các động thái khác nhau. Ban đầu Tu Viện Bát Nha đã được quản trị bởi Phật tử thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được nhà nước đở đầu. Sư chủ trì Bát Nha đã mời các đệ tử Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đến tu viện để huấn luyện và cầu nguyện, nhớ rằng Thích Nhất Hạnh đã được phép trở lại Việt Nam đón tiếp long trọng vào năm 2005. Để rồi kể từ khi Thích Nhất Hạnh lên tiếng hổ trợ Đại La Lạt Ma luôn cả lời kêu tăng thêm quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam đã khiến các quan chức thẩm quyền cộng sản nỗi giận. Dường như là cán bộ công an đã đè áp lực lên chính quyền địa phương và thẩm quyền Phật giáo để trục xuất đệ tử Thích Nhất Hạnh. Vào cuối tháng Sáu chính quyền địa phương đã cắt đứt điện, nước và đường giây điện thoại. Sau đó, một đám côn đồ do chính quyền địa phương cùng các dụng cụ khác đã tấn công và đập phát tu viện Bát Nhã. Truyền thông nhà đã xử dụng luận điệu rằng biến cố này thuộc phạm trù giữa các phe nhóm Phật Giáo với nhau. Nhưng rõ ràng là, tuy nhiên, có bàn tay của công an ninh trung ương có thể được khám phá qua cuộc điều động xử dụng chính sách nặng tay bao gồm cả bạo lực.

Câu hỏi thứ 3: Nếu chúng tôi kết hợp móc nối đề tài 'tôn giáo' với các cuộc bắt bớ Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và những người khác, thái độ đàn áp dường như là câu trả lời Việt Nam hiện nay. Các nguyên do nào đứng đằng sau việc này?
Câu trả lời: Những Biến cố tại Tam Tòa và Bát Nha đã diễn ra tại cùng một thời điểm khi chính phủ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến thiên dân chủ, nỗi bật nhất là là Lê Công Định. Những ba sự kiện riêng biệt được liên kết bởi ý nghìa rộng lớn hơn, nơi thẩm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị mất đi bởi việc giải quyết vấn đề bauxite quá tồi tệ. Vấn đề bauxite liên quan đến không những là một thách thức trực tiếp đến khả năng chính phủ đề ra các dự án phát triển, nhưng lại còn là các vấn đề bao quát và nhạy cảm hơn liên quan đến các mối quan hệ giữa Việt Nam với Trung Hoa.
Cả hai nhà lãnh đạo Công Giáo và Phật Giáo cân nhắc nhúng tay vào trong các vấn đề này, yểm trợ một liên minh lỏng lẽo giữa các nhà môi trường, nhà kinh tế, khoa học gia và bộ đội hưu trí, họ là người phản đối dự án bauxite. Các vị viên chức Công Giáo và quí lãnh tụ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (UBCV) từng trực tiếp chỉ trích các cuộc trao đổi mậu dịch của chính phủ với Trung Hoa. Lê Công Định và các nhà vận động thiên dân chủ cũng từng nêu ra đề tài Trung Hoa trong các trang blog của họ. Việc mới đây khẳng định thực quyền lệnh cấm đánh cá ở Biển Đông hưởng đến ngành ngư nghiệp đánh cá của Việt Nam chỉ có làm các nhà lãnh đạo tại Hà Nội mất mặt. Ngược lại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ này đang trực diện với một 'cơn bão chí lý' qua câu hỏi thắc mắc đầy cảm tính về các mối quan hệ giửa Việt Nam với Trung Hoa.
Những diển biến đang xảy ra khi Đảng Cộng sản Việt Nam vừa công bố bắt đầu chuẩn bị cho đại hội đảng toàn quốc năm 2011. Có vẽ là phe bảo thủ và phe công an đang ra tay trước hầu dập tan những vấn đề được xem là có thể trở thành sự chia rẽ trong nội bộ đảng. Phe cải cách Đảng phải cẩn thận bước trong bầu không khí đầy lý tưởng mới này.

Văn Phòng Cố Vấn Thayer
ABN # 65 648 097 123


No comments: