Friday, June 19, 2009

TẠI SAO LẠI LÀ LS ĐỊNH ?

Tại sao Luật Sư Định?
Trần Khải
Đăng ngày 19/06/2009 lúc 02:55:00 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3870
Tại sao Luật sư Lê Công Định bị bắt? Có thực là vì những nghiên cứu học thuật, hay vì hoạt động đảng phái, hay vì ảnh hưởng trên giới trí thức, hay để răn đe các tầng lớp khác? Hay là để trấn áp các tiếng nói quan tâm về dân chủ, nhân quyền, Bauxite Tây Nguyên và Biển Đông?

Hay để nêu câu hỏỉ một cách khác: nếu thực sự rằng luật sư Lê Công Định "vi phạm điều 88 của Bộ Luật Hình Sự" thì tại sao nhiều người khác cũng có các ngôn ngữ hay hành vi tương tự mà không bị bắt? Và tại sao nhà nước không để yên cho những người như luật sư Định nói, viết và hành động như nhiều người khác để "trình diễn” bộ mặt cởi mở đa dạng của chế độ?

Thí dụ, nói và viết để chỉ trích nhà nước CSVN thì có nhiều, và các tác giả đa số đều được để yên. Như tác giả các bài viết trên những báo ngoài luồng như báo Tổ Quốc, nơi ban biên tập đa số đều liên hệ tới Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ở hải ngoại và nhóm trí thức Đà Lạt; hay như báo Tự Do Ngôn Luận, nơi ban biên tập đa số đều liên hệ tới Khối 8406 và nhóm linh mục Huế; hay như các trang nhà của một số nhà văn quốc nội, như trang của nhà văn Đào Hiếu hay blog của nhạc sĩ Tô Hải… Tất cả đều rực lửa dân chủ, đều tràn ngập những khát vọng nhân quyền và đều mơ ước về một chế độ dân chủ đa nguyên. Nhưng không ai bị bắt, mà chỉ bị công an làm phiền, gây rối. Thậm chí, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy viết nhiều bài nêu đích danh ông Hồ ra chỉ trích, và sau một thời gian ngồi tù cũng được cho ra và rồi bà vẫn viết tiếp.

Công an biết rằng họ không thể bắt hết, giam hết. Cho nên, công an phải có lựa chọn. Làm sao để bắn một viên sỏi mà rớt nhiều con chim. Nơi đây, luật sư Lê Công Định là một lựa chọn mà công an tin là đúng thời điểm, đúng người.

Bản tin trên báo VietnamNet, và báo Nhân Dân - kèm với 2 đoạn băng hình, trong đó băng hình trên VietnamNet là trích đoạn ngắn, nhưng trên báo Nhân Dân dài đầy đủ trọn cả bản văn "nhận tội vi phạm điều 88 Luật Hình Sự", cho thấy hình ảnh và giọng nóí luật sư Lê Công Định trong này. Nếu nói về việc làm đảng phái, hay mang tính tổ chức (Khối 8406), thì từng có cụ Hoàng Minh Chính, cụ Trần Khuê, hay Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, LM Phan Văn Lợi, Đỗ Nam Hải, và cả ngàn người khác. Thực tế, nếu nói là vi phạm như thế, phải nói là hàng ngàn người vi phạm. Tại sao không bắt những người trong ban biên tập các báo ngoàì luồng và các trang web, blog nêu trên? Hay mời gọi ký tên đòi dân chủ… Thậm chí, những cuộc biểu tình của dân oan ba miền, bắt rồi thả về địa phương, hay "tuần hành cầu nguyện" của giáo dân Hà Nội vẫn được để thả lỏng? Như thế, tại sao bắt luật sư Lê Công Định?

Tất nhiên, không phải thuần tuý vì luật sư Lê Công Định đã biện hộ cho hai luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cùng với nhà báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, vì thế giới sẽ hài lòng thấy hình ảnh một luật sư nhân quyền bào chữa cho các nhà hoạt động nhân quyền. Cũng không phảỉ thuần tuý vì các bài viết đòi hỏi dân chủ đa nguyên của luật sư Lê Công Định trên đàì BBC hay các báo khắp thế giới, cũng không phảỉ góp ý về bản hiến pháp A hay B hay C nào hết, vì chuyện nghiên cứu học thuật tư tưởng là chuyện bình thường… Thế thì tại sao bắt luật sư Lê Công Định?

Thực tế, dưới mắt Bộ Công An CSVN, luật sư Lê Công Định không có gì nguy hiểm trực tiếp. Hãy hình dung thế này, tới biểu tình hàng trăm ngàn người ở quảng trường Thiên An Môn trong nhiều tuần lễ cuối tháng 5 và đầu tháng 6 của năm 1989 vẫn không làm suy suyển chế độ CS Trung Quốc, thì cớ gì chế độ Hà Nội sợ một luật sư ở Sài Gòn? Tất nhiên là, luật sư Lê Công Định không nguy hiểm, theo cách nhìn này.

Thứ nữa, dù có tạo ra biến động ở Sài Gòn, nơi luật sư Lê Công Định cư trú, thì cũng không bao giờ có tầm mức lớn như phong trào dân chủ Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Thế nên, nhìn dưới khía cạnh quân sự, hay về sức mạnh quần chúng… thì luật sư Lê Công Định không nguy hiểm gì.

Thậm chí, giả như luật sư Lê Công Định có dọn văn phòng ra Hà Nội làm việc, để lâu dài móc nối thế lực, thì với giọng nói Miền Nam rặt, không bao giờ có thể tạo thế lực gì giữa cả mấy dòng họ nội ngoại của ông Hồ từ Nghệ An đang thao túng quyền lực ở Hà Nội, và khi truyền tới hoàng tử họ Nông thì các ghế quyền lực đã bắt rễ. Không thể nào có chuyện luồn sâu, trèo cao với chế độ này. Họ tuyển nhân sự để truyền ngôi từ khi còn thiếu niên.

Do vậy, người cộng sản chỉ sợ nội bộ giết nhau. Vì phong tràò có rộng lớn như Thiên An Môn cũng thua, dù biểu tình hàng trăm người như dân oan hay hàng ngàn người như Tháí Hà cũng vẫn vô ích. Chỉ có nội bộ cộng sản mới biến đổi chế độ của họ được, và họ chỉ sợ nhau mà thôi.

Đó là lý do phong trào phản đối các dự án bauxite Tây Nguyên mang tính cách độc đáó trong các vận động dân chủ: đích thân Tướng Võ Nguyên Giáp gửi 3 lá thư và nhiều ngàn nhà trí thức ký tên đòi hỏi hủy bỏ dự án mở cửa bên hông nhà cho "dự kiến nhiều ngàn người" Trung Quốc vào cửa ngõ quan yếu. Một chữ ký của Tướng Giáp, chắc chắn có thể thuyết phục hàng chục hay hàng trăm tướng lãnh trong hàng ngũ quân đội và công an CSVN. Và chỉ cần vài trăm chiến binh đặc công, thí dụ như một tiểu đoàn quân đội nổi dậy, chiếm vài trụ sở chính phủ, vây bắt 15 người trong Bộ Chính Trị CSVN là xong. Do vậy, phong trào bauxite mang một thế lực mới, rất mới, với tiềm năng dễ dàng làm sụp đổ chính phủ CSVN. Đơn giản, chính nghĩa bảo vệ tổ quốc lúc nào cũng có sức thuyết phục.

Nhưng, trong khi CSVN còn lúng túng với phong trào bauxite Tây Nguyên, thì tình hình nhà nước TQ cấm ngư dân Việt ra Biển Đông lưới cá ba tháng lại bồi thêm một đòn đau cho lý do chế độ tồn tại. Không bảo vệ nổi ngư dân, laị không dám lớn tiếng như nhà nước Phi Luật Tân, Indonesia… nhà nước Hà Nội đã bị đẩy vào đường cùng của tai tiếng bán đất, bán biển. Các tội này muôn đời không gột rửa được, và về mặt khẩn cấp, lại có thể làm chế độ sụp đổ.

Thế nên, trong giây phút hoảng hốt đó, có phải công an đã gài bẫy được luật sư Lê Công Định đi sâu vào các diễn tiến mới, hay có phải luật sư Lê Công Định vì nóng lòng đã tự lựa chọn một bước đi ra ngoài chức năng luật sư, để trở thành người hoạt động nhân quyền? Thí dụ, góp ý vào các sơ thảo Hiến Pháp - chuyện nghiên cứu tư tưởng là chuyện ở các đạị học vẫn làm, nhưng muốn lấy cớ bắt thì vẫn bắt. Thí dụ, nhận chức vụ ở một đảng phái (theo lời nói trên băng video) - việc này thì có các đảng và các tổ chức đang hoạt động, với nhiều vị trí thức minh danh như cụ Hoàng Minh Chính (đã quá cố), Trần Khuê, Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung, Linh Mục Phan Văn Lợi, vân vân… vẫn chưa bị bắt, nhưng muốn lấy cớ bắt thì vẫn bắt. Thậm chí, thực tế, không cần lý cớ gì, vẫn có thể bắt quản thúc được, huống gì là đủ thứ cớ.

Như thế, chúng ta có thể thấy chuyện công an bắt luật sư Lê Công Định thực ra là vì 3 lá thư của Tướng Võ Nguyên Giáp, vì hiệu lệnh của Tướng Giáp mới là tiềm năng làm sụp đổ chế độ? Chứ còn, một luật sư ở Sài Gòn thì làm được gì, nếu chúng ta so với tầm mức của Thiên An Môn ở Bắc Kinh?

Một câu hỏi cũng nát óc khác: khi hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân và nhà báo tự do Điếu Cày bị bắt, đã có luật sư Lê Công Định đứng ra bào chữa. Phong trào dân chủ thấy rõ rằng cần có một luật sư Lê Công Định hoạt động độc lập với mọi tổ chức, để duy trì hoạt động chuyên môn về luật... như thế sẽ giúp ích rất nhiều. Phong trào dân chủ, nói cho cùng không cần một ông Lê Công Định đi ném truyền đơn, hay đi họp mật hay lo bàn mưu tính kế để đấu trí với chính trị bộ CSVN. Bây giờ, ai sẽ đóng vai trò bào chữa cho các nhà hoạt động dân chủ?

Chúng ta cần một luật sư Lê Công Định để nói lớn cho toàn dân và cho khắp thế giới biết rằng pháp luật của VN là bất toàn, và rằng cơ chế cần dân chủ hóa... Phong trào dân chủ VN không cần một anh Lê Công Định vào bất kỳ đảng nào. Tại sao anh từ chối vai trò luật sư để chọn một bí danh và một chức vụ, nếu cáo buộc của công an là sự thực và nếu lời anh nói trên video là không sai? Ai đã, hay hoàn cảnh nào, đã thuyết phục anh dấn thân thêm một bước để rời bỏ vai trò chuyên môn luật gia?
Thực tế, hiện thời, chúng ta không tìm được câu trả lời.
Đó chỉ là vài suy đoán, cùng với lời cầu nguyện cho luật sư Lê Công Định và cho tất cả những người quan tâm về dân chủ đều được bình an và sẽ thành công.

Trần Khải
© Thông Luận 2009

No comments: