Wednesday, June 17, 2009

PHẢN ỨNG CỦA NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI về vụ LS LÊ CÔNG ĐỊNH BỊ BẮT

Phản ứng của người Việt hải ngoại về vụ LS Lê Công Định bị bắt
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-06-16
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/listeners-comment-on-Vietnam-capture-of-lawyer-LeCongDinh-TVan-06162009161849.html
Việc Bộ Công an Việt Nam bắt giữ luật sư Lê Công Định, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, hôm 13 tháng 9 vừa qua đã khiến dư luận cả trong lẫn ngoài Việt Nam rúng động.

Người Việt trong và ngoài nước phát động phong trào vận động chữ ký phản đối việc bắt giam LS Lê Công Định. RFA PHOTO
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/listeners-comment-on-Vietnam-capture-of-lawyer-LeCongDinh-TVan-06162009161849.html/Vietnamese-Oversea-LeCongDinh-305.jpg

Sau khi những lý do được cho là khiến Bộ Công an Việt Nam phải tổ chức bắt, đồng thời khám xét nơi làm việc và tư gia của luật sư Lê Công Định theo phương thức “bắt khẩn cấp”, được chính bộ này loan báo rộng rãi, một số thính giả của Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do, sống bên ngài Việt Nam, đã yêu cầu chúng tôi chuyển ý kiến, suy nghĩ của họ về sự kiện này đến chính quyền Việt Nam.

Tại sao phải bắt giam?
Qua báo giới Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam loan báo, luật sư Lê Công Định có dấu hiệu phạm hai tội “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, người phạm tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có thể bị phạt tù đến 20 năm và theo điều 79 của bộ luật này, người phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” có thể bị tử hình.

Tại sao luật sư Lê Công Định bị bắt, một thính gỉa tên là Vũ Đức Khánh, đang hành nghề luật sư ở Ontario, Canada bày tỏ:
“Tôi là bạn của luật sư Lê Công Định. Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là thời điểm chính quyền bắt anh Định. Theo tôi được biết, chính quyền biết hết những điều anh Định làm trong thời gian vừa qua nhưng họ làm ngơ. Tại sao chính quyèn lại bắt anh Định vào thứ bảy vừa qua?
Theo như tôi được biết là hồi đầu tuần vừa qua, hội nghị của các nhà tài trợ cho Việt Nam họp ở thành phố Buôn Mê Thuật. Họ đã khyến cáo chính quyền Việt Nam về vụ bauxite ở Tây Nguyên.
Có lẽ chính quyền Việt Nam đang rất bực bội trước chuyện họ không dập tắt được những làn sóng chống đối ngày càng mạnh mẽ của tất cả các thành phần trong cũng như ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, nên họ quyết tâm dập tắt ngay vì nếu không, họ sẽ khó mà trả lời trước các nhà tài trợ.
Bắt anh Định chứng tỏ rằng chính phủ đang rất bức xúc trước vấn đề là ngày càng có nhiều tiếng nói chống đối chính quyền ở tại Việt Nam. Tôi nghĩ là chính quyền đang rất lúng túng trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách của tình hình hiện tại.”

Trang blog kêu gọi trả tự do cho LS Lê Công Định.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/The-case-of-LeCongDinh-interview-Mr-NguyenSyBinh-NKHanh-06152009110810.html/free-lecongdinh-blog-305.jpg

Nhiều bất bình, phản đối
Một thính giả khác là ông Võ Lâm Thái Bình, chuyên viên IT, ngụ ở Virginia, Hoa Kỳ, nhận xét về việc bắt luật sư Định:
“Tôi có đọc một số bài viết của ông ta ở trên mạng. Là một người trẻ, một luật sư, hiẻu rõ về thể chế, hiến pháp, luật pháp Việt Nam và bằng khả năng của mình, ông Định viết để làm sao cho đất nước tốt hơn, để làm sao cho thể chế của Việt Nam càng ngày càng hoàn thiện.
Tôi nghĩ điều này phù hợp với những gì mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn làm. Tức là ông Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn càng ngày càng hoàn thiện thể chế để hạn chế tham nhũng, để mang lại những lợi ích cho người dân.
Những gì ông Định viết, ông Định đả phá chính sách không phải là điều sai. Đả phá chính sách để giúp nó hoàn thiện và theo tôi, đó là điều tốt. Việc làm của ông Định là việc làm tốt và ông là một người có lòng với quê hương. Tôi không thấy có gì sai trong việc ông làm và việc bắt ông là không cần thiết.”


Có lẽ đây cũng là nguyên nhân khiến thính giả Văn Việt, một chuyên viên kế toán, ngụ ở Vancouver, Canada, tỏ ra bất bình và nghi ngại, ông Văn Việt nói:
“Luật sư Định bị bắt vì điều 88 của Bộ Luật Hình sự. Tôi thấy điều này rất là vô lý và nó phản ánh một nhà nước rất là độc tài. Tự do ngôn luận không có! Tôi cảm thấy rất là may mắn khi mà mình sống ở đây. Nếu mình kh6ng thích xã hội này, mình có quyền nói mình không thích xã hội này. Ở bên kia, nếu mà mình nói như vậy thì vì điều 88 đó, mình sẽ bị bắt. Tôi thấy điều đó là một chuyện không chấp nhận được.”

Cùng bàn về những khía cạnh pháp lý, liên quan đến vấn đề bắt giữ luật sư Lê Công Định, ông Vũ Đình Trọng, biên tập viên tờ Viet Herald Daily News tại Nam California, Hoa Kỳ, cho rằng:
“Theo tôi, việc bắt luật sư Lê Công Định là một sự kiện đáng chú ý bởi uy tín của ông. Tôi thấy chứng cứ mà cơ quan an ninh đưa ra là hoàn toàn trái pháp luật, tôi nghĩ là sẽ tạo nên một phản ứng rất gay gắt.
Theo tôi, những tội đã quy chụp cho luật sư Định không xác đáng. Thu thập chứng cứ qua việc đọc lén email là trái luật. Nếu thu thập chứng cứ trái pháp luật để bắt người thì việc bắt cá nhân đó hoàn toàn trái luật.”


Dư luận xúc động

Không riêng thính giả của Đài Á Châu Tự do, việc luật sư Lê Công Định bị bắt chủ yếu chỉ vì đã bày tỏ suy nghĩ của cá nhân mình qua các đài phàt thanh quốc tế, những bài viết trên một số diễn đàn điện tử và hàng loạt tờ báo vốn thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Việt Nam đang làm người Việt ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam xúc động.

Chiều thứ bảy 13 tháng 6, trong một buổi gặp gỡ giữa ông Michael Michalak với các vị đại diện cộng đồng Việt Nam và phóng viên một số cơ quan truyền thông ở Virginia, Hoa Kỳ, tình trạng chính quyền Việt Nam tiếp tục bắt bớ hàng loạt những người chỉ góp ý với chính quyền đã được nêu ra. Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Yểm trợ Cao trào Nhân bản, kể:
“Một trong những câu hỏi được nêu ra là ông Đại sứ có theo sát tình hình ở Việt Nam và những vụ bắt bớ gần đây nhất thì ông ta cho biết rằng, tuy ông có được báo cáo mỗi ngày về những tin tức không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nơi trên thế giới có ảnh hưởng tới Việt Nam nhưng ông không thể trả lời chính xác trong lúc này, bởi vì ông cần phải có thêm những dữ kiện.
Tôi biết rằng, trường hợp của luật sư Định, dù ông ta có biết nhưng ông ta không thể cho báo chí cũng như cộng đồng biết đích xác những gì ông nghĩ lúc đó được. Phải để ông có thời giờ bàn bạc thêm với Bộ Ngoại giao. Có lẽ là như vậy.
Tuy nhiên nếu chúng ta đặt thẳng vấn đề này với Bộ Ngoại giao và gửi những là thư qua Quốc hội của Mỹ thì có lẽ Bộ Ngoại giao và ngay cả cá nhân ông Đại sứ cũng sẽ phải có một lời phát biểu hoặc là một bản tuyên cáo.”


Khi trò chuyện với chúng tôi, một số thính giả bảo rằng họ bày tỏ ý kiến vì muốn được thấy chính quyền Việt Nam chứng tỏ thiện chí đổi mới để phát triển quốc gia, sau khi đã nhiều lần kêu gọi đại đoàn kết và cam kết lắng nghe, tôn trọng những ý kiến khác biệt.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

No comments: