Sunday, June 14, 2009

KHÔNG THỂ BÀN CÃI

Không thể bàn cãi
Người Buôn Gió
Jun 13, '09 12:28 AM
http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/30/30
Đáp lại lời đề nghị từ phía Việt Nam mong muốn Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Tần Cương phát ngôn của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thẳng thắn bác bỏ lời đề nghị này dứt khoát.
- Đây không phải là việc có thể bàn cãi.

Thật trịch thượng và đầy ngạo mạn, lời phía Trung Quốc là cái cách nói của ông chủ đối với kẻ nô lệ làm thuê. Không được bàn cãi gì hết.

Sau khi thiếp lập lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Việt Nam bỗng nhiên phải thảo luận với Trung Quốc về chủ quyền trên đất liền và ngoài biển. Trong cuộc thương thảo này có 3 vấn đề
- Vấn đề biên giới trên bộ
- Vấn đề Bắc Bộ
- Vấn đề biển Đông và hải đảo.

Hai vấn đề đầu tiên đã được giải quyết và ký kết. Phía Việt Nam cho rằng đó là một thắng lợi sau cuộc đấu trí gay go. Trên bộ Việt Nam mất những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử và nhiều điểm quốc phòng xung yếu…trên vùng Bắc Bộ so với ranh giới ký từ thời Pháp Thanh. Việt Nam phải nhường lại một vùng biển lớn cho Trung Quốc. Đồng thời còn phải chấp nhận một vùng gọi là đánh cá chung giữa hai nước.

Với hiệp định trên bộ Việt Nam cho rằng đáng lẽ ta mất 10, nay mất 5 thế là thắng lợi. Còn trên vịnh Bắc Bộ phía Việt Nam cho rằng chia lại như vậy là hợp lý. Vì trước kia đế quốc Pháp đã lợi dụng nhà Thanh suy yếu mà có hiệp ước không công bằng.

Việt Nam còn ca ngợi hai hiệp ước này là cơ sở để xác định ranh giới hai nước rõ ràng, tạo điều kiện cho nhân dân hai nước yên ổn làm ăn, phát triển kinh tế…..quan trong hơn là không ảnh hưởng tới tình hữu nghị thắm thiết giữa chính phủ hai nước với nhau.

Vấn đề thứ ba, đôi bên đang bàn thảo, phía Trung Quốc hối thúc Việt Nam nhanh chóng ký kết hiệp ước Biển Đông và chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Khi dùng chiêu bài hữu nghị để đạt được hai thỏa thuận trên thành công, giành được nhiều đất đai và lãnh hải của Việt Nam. Trung Quốc nóng lòng thôn tính nốt hai quần đảo của Việt Nam và vùng biển lân cận.

Trong vấn đề thứ ba, vấn đề cuối cùng về Biển Đông và quần đảo. Trung Quốc vẽ một đường ranh giới hình lưỡi bò bao trùm tất cả vùng biển, đảo của Việt Nam và cho đó đương nhiên là của mình. Hành động đưa tàu tuần tiễu, bắn giết, bắn bớ ngư dân Việt Nam, triệt hạ tàu thuyền ngư dân Việt Nam, ngang nhiên đưa lệnh cấm…nói lên một điều. Trung Quốc sẵn sang vất bỏ 16 chữ vàng, vất bỏ tình hữu nghị Việt- Trung để thực hiện bản chất của một kẻ cướp.

Về phía Việt Nam, sau hai hiệp ước trên biên giới và vịnh Bắc Bộ. Nhiều bao biện được nêu ra , một trong những bao biện ấy là một tư tưởng run sợ dưới cái mác yêu chuộng hòa bình,mong muốn yên ổn. Sống cạnh nước lớn phải chịu thiệt thòi, khéo léo để tránh va chạm bất lợi cho nước yếu.
Nếu đây là tư tưởng bạc nhược của một số kẻ, thì hành động lấn tới ngày hôm nay của Trung Quốc đã cho thấy những kẻ này hoàn toàn đã sai lầm.
Còn đối với những kẻ núp dưới cái chiêu bài yêu chuộng hòa bình này , để được bảo đảm quyền lợi, địa vị bản thân. Chúng thực sự là những tên bán nước.

Nếu cho rằng quan hệ Việt Trung là tinh thần hữu nghị tôn trong lẫn nhau , thì cần phải giải thích rõ rằng. Chừng nào cuộc cướp bóc diễn ra còn êm thấm, kẻ bị cướp còn khoanh tay chịu đựng bị tước đi từng thứ một. Chừng ấy quan hệ Việt – Trung, quan hệ giữa kẻ cướp và kẻ bị cướp vẫn được gọi là hữu nghị.


No comments: