Monday, June 8, 2009

BÁO LÃNH ĐẠN VÌ KHÔNG ĐEO "KHẨU TRANG"

Báo lãnh đạn vì không đeo "khẩu trang"
Bút Lông’s Site
Jun 5, '09 12:03 AM
http://butlong.multiply.com/journal/item/20/20
Hôm 3-6, thảo luận ở Tổ các đại biểu Quốc hội to ra băn khoăn về đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Ngày 4-6, báo chí tường thuật như sau:
Tăng học phí chất lượng giáo dục liệu có tăng theo, mức tăng học phí như thế nào để phù hợp với mức thu nhập của người dân và công bằng trong khi khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng... là băn khoăn của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận ở tổ về Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009-2014.
Theo tờ trình của Chính phủ về đề án này, với mức thu học phí như hiện nay thì giá trị thực tế của học phí so với năm 2000 chỉ còn 54%. Để học phí hiện nay tương đương giá trị 180.000 đồng/tháng năm 2000 thì mức thu học phí sẽ phải là 331.000 đồng/tháng. Một số đại biểu cho rằng, cần phải cân nhắc kỹ mức học phí này. Bởi lẽ, Việt Nam vừa thoát khỏi danh sách các nước kém phát triển, nhiều người dân và đồng bào khu vực miền núi, nông thôn chỉ đủ ăn. Học phí hiện vẫn được xem là sự chia sẻ giữa người dân với Nhà nước, vì vậy vấn đề tăng bao nhiêu thì Bộ Giáo dục - Đào tạo phải tính toán thêm.
Nếu cứ tính bình quân 6% thu nhập của hộ gia đình thì không công bằng. Có thể 6% của những gia đình có thu nhập cao lại bằng 50% của những gia đình có thu nhập thấp, bởi khoảng cách giàu nghèo hiện đang tăng lên rất nhiều. Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) lập luận, đề án này ảnh hưởng đến chi tiêu của các hộ gia đình trên cả nước. Từ năm 1990-2008, đầu tư ngân sách cho giáo dục tăng 40 lần, trong khi GDP/đầu người tăng trưởng chưa đến 3 lần. Vấn đề là đầu tư đó có tương ứng với chất lượng giáo dục hay không và ngành giáo dục đã có rất nhiều khoản chi lãng phí.
Một số ý kiến cho rằng, chính sách giáo dục của chúng ta hiện nay đang gây lãng phí lớn mà không đáp ứng được yêu cầu, chất lượng. Việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa Bộ Giáo dục - Đào tạo đã tiêu tốn nhiều tiền mà chỉ làm cho chương trình học nặng thêm. Chương trình thiên về hướng đào tạo các nhà khoa học, hàn lâm, trong khi chỉ có khoảng 5% học sinh sau này theo con đường khoa học, còn lại 95% học sinh cần được đào tạo các kỹ năng vào đời. Nếu với cách chi tiêu như hiện nay thì đóng bao nhiêu tiền cũng không đủ.
v.v...
Đọc những dòng này PTTg kiêm bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân chắc rầu lòng lắm. Bởi lẽ vài phút ít ỏi ở Quốc hội chả đủ để ông thuyết phục những đại biểu của dân thông qua đề án tăng học phí đã được cả TƯ và BCT rồi CP thông qua.
Chả lẽ đại biểu Quốc hội thiếu thông tin nên mới băn khoăn thế?

Thì đây, "thủ phạm" gây băn khoăn cho Quốc hội đã được chỉ rõ. Nhà báo của ANTĐ đã cả gan chả chịu đeo "khẩu trang" nên vội vã đưa lên báo rằng đấy là đề án "bốc mùi". Hic, dù mũi của anh phóng viên có thuộc dạng thính nhưng trước khi đưa ra công luận anh phải dựa vào kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứ, phải đưa ra được cơ quan nào giám định, rùi nồng độ H2S là bi nhiêu, vượt TCVN mấy lần v.v...
Vì thế BL rất hoan nghênh lịnh xử lý nhà báo chả bịt mũi này!

BL cũng rất hoan nghinh thông tin (chưa kiểm chứng) rằng đồng chí bộ trưởng đã yêu cầu 64 giám đốc Sở GD-ĐT gởi thơ cho đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh nhà vận động thông qua Đề án.
Nhân dịch H1N1 đang hoành hành, tớ quyết mở DN kinh doanh khẩu trang!

--------------------------

Công Văn của Văn Phòng Chính Phủ về việc báo ANTĐ đăng bài “Một đề án có mùi”
http://i376.photobucket.com/albums/oo209/phanloihanoi/scan0011.jpg?t=1244173629

------------------------------

Bài báo "Một đề án có mùi" -- đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục -- đăng trên báo An Ninh Thủ Đô đã bị xoá nhưng vẫn nằm ở đây :

Một đề án có mùi
Thứ Tư, 20/05/2009, 08:33
http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.anninhthudo.vn/Mot-de-an-co-mui/2748079.epi?refer=anninhthudo
(ANTĐ) - Xin nói ngay đó là mùi thị trường trong cái đề án tăng học phí. Chỉ căn cứ vào hai lập luận sau đây làm căn cứ để tăng học phí là đã phát hiện ra mùi.

Một là căn cứ vào tốc độ tăng của giá cả tương cà mắm muối... nghĩa là giá tiêu dùng bình quân đã tăng 1,62 lần kể từ năm 2000 đến năm 2008.
Hai là chất lượng giáo dục gắn với huy động ngày càng tăng nguồn lực Nhà nước và xã hội (nguồn lực xã hội đồng nghĩa với tăng học phí).
Hiểu cho thực chất có nghĩa là thế.

Thị trường ai cũng hiểu là một động lực trong bậc thang phát triển của xã hội. Nhưng các “quốc sách” của Nhà nước thì không thể chạy theo thị trường. Nhà nước có chính sách và pháp luật để thị trường hội đủ các yếu tố vận hành theo đúng quy luật, để thị trường đúng là thị trường. Đối với con người tham gia thị trường thì thị trường theo đúng quy luật là mọi người được chính sách, pháp luật tạo cho các cơ hội như nhau.

Quốc sách về giáo dục không chạy theo thị trường và không thể là thị trường là như thế nào?

Chưa nói đến tính ưu việt mà ta thường nói thì: Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông là không phải trả tiền, không phân biệt giàu nghèo, trước hết là đối với các trường công. Mọi khoản thu phí, dù dưới danh nghĩa gì, kể cả danh nghĩa xã hội hóa thì “quốc sách” không còn là “quốc sách”, “quốc sách” hình như cũng chạy theo thị trường chăng?

Còn giáo dục đại học, giáo dục dạy nghề, nôm na đều là dạy nghề. Học nghề thì phải trả tiền công học nghề.

Nhưng trả bao nhiêu tiền công là một bài toán, trước hết phải tính đến dân, tính đến nước và một tinh thần phụ trách trước dân về quản lý tài sản quốc gia. Nôm na là: Mức thu hoặc miễn học phí đảm bảo cho người dân thu nhập thấp nhất cũng có thể chọn cho mình một nơi học nghề, bất kể tỷ giá tiêu dùng như thế nào. Bởi đây vừa là học nghề vừa là tạo ra nguồn nhân lực của quốc gia.

So sánh sau đây có thể là khập khiễng, nhưng ai ai cũng hiểu tại sao Nhà nước lại bỏ ra hàng trăm tỷ, thậm chí là hàng ngàn tỷ đồng để trợ cấp cho hoạt động kinh doanh xe buýt, dù nó là tư nhân kinh doanh hay Nhà nước kinh doanh. Bởi xe buýt được hiểu không phải chỉ là một nghề kinh doanh, mà còn là hạ tầng giao thông đô thị, nhất là trong tình trạng tắc nghẽn như hiện nay.

Giáo dục từ mầm non đến đại học (hoặc dạy nghề) là hạ tầng thuộc về cái đầu và sự khéo léo của thân thể con người ta đối với một thứ nghề, mà như tổ tông ta từng dạy, “ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay”. Hạ tầng này là hạ tầng nguồn lực nên nhất định phải được đối xử cao hơn nghề kinh doanh xe buýt.

Còn luận cứ “nguồn lực” cao hơn thì chất lượng cao hơn xin miễn bàn. Vì khác đường thì khó bàn.

Vấn đề nhất định bàn dân thiên hạ phải bàn là tinh thần phụ trách tài sản quốc gia, quốc dân như thế nào để bậc học mầm non, bậc học phổ thông không phải trả tiền và xu thế của học phí không phải là giảm đi hay tăng lên mà là làm sao như Bác Hồ dạy đại ý rằng, suy ra rằng: Dân ta đến tuổi lao động ai cũng được học nghề, cũng có thể học nghề. Thị trường dứt khoát không phải là căn cứ để tăng hay giảm học phí học nghề.

Anh Tuấn


No comments: