Friday, October 16, 2020

XIN TRAO ĐỔI CÙNG ÔNG ÂU DƯƠNG THỆ (Nguyễn Đình Cống)

 


Xin trao đổi cùng ông Âu Dương Thệ

Nguyễn Đình Cống

16/10/2020

https://baotiengdan.com/2020/10/16/xin-trao-doi-cung-ong-au-duong-the/

 

Vừa rồi nhiều nguồn giới thiệu văn bản “Cải cách toàn diện để phát triểu đất nước”. Bài của 14 trí thức người Việt hải ngoại công bố năm 2011, cho rằng tình hình đất nước đang rất xấu và nguy hiểm, cần Cải cách toàn diện có tính cách mạng, trong đó có giải pháp “ở thời điểm này chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới thực hiện được cuộc cách mạng này”!!!

 

Trong Thư gửi Huệ Chi và các bạn thân hữu, ông Âu Dương Thệ cho rằng “GIẢI PHÁP của 14 anh em này nêu ra để giải quyết những tình hình rất xấu và rất nguy hiểm này lại cực kỳ sai lầm!” Đó là Đảng Cộng sản Việt Nam không thể làm cải cách dân chủ.

 

Ý kiến của ông Thệ là khá chính xác, trên cơ bản tôi tán thành, nhưng xin dành một chút để trao đổi.

 

Chủ nghĩa cộng sản (CNCS) chỉ có thể bị đánh đổ chứ không thể cải tạo. Đây là một quy luật xã hội. Nhưng Quy luật xã hội thường có ngoại lệ. Trường hợp nước Mông Cổ là một. Lại có nhận định rằng để đánh sập CNCS thì chỉ những người trong đảng Cộng sản mới có khả năng, Đó là trường hợp của Gorbachev và Yeltsin của Liên Xô.

 

Tôi đồng ý với Nguyên Ngọc rằng, ĐCSVN cơ bản là “phản nước hại dân”, nhưng tôi tin rằng trong đó cũng còn những đảng viên có lương tri. Phải chăng ngoài lực lượng hoạt động cho dân chủ thì những đảng viên ấy cũng có thể đóng góp cho tiến bộ xã hội.

 

Tôi nghĩ rằng, vào năm 2011, khi viết: “Ở thời điểm này chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới thực hiện được cuộc cách mạng này”!!! thì 14 tác giả của đề án Cải cách toàn diện không phải “cực kỳ sai lầm”, mà họ đã phản ánh suy nghĩ của số đông, vẫn còn có chút hy vọng vào trường hợp đặc biệt như Mông Cổ, như một số nước Đông Âu.

 

Qua mười năm, hy vọng đó tan thành mây khói, nhưng cũng chưa tan biến hết. Hơn nữa nó có mặt tích cực là tạo điều kiện cho toàn dân thấy rõ sự bảo thủ, ngoan cố, lì lợm, phản nước hại dân của một số lãnh đạo ĐCS.

 

Để dân chủ hóa xã hội, có hai con đường: Từ trên xuống, đó là cải cách và từ dưới lên, đó là đấu tranh, là cách mạng. Trong hai con đường thì cải cách đáng mong ước hơn. Bài của 14 trí thức người Việt hải ngoại năm 2011, chủ yếu bàn về cải cách nên có đề cập đến vai trò của ĐCS cũng là thường tình.

 

Nói rằng bài “Cải cách toàn diện…” viết năm 2011 đến nay vẫn có giá trị. Đó là nói về phần đánh giá tình hình và các biện pháp cải cách cụ thể. Riêng về hai nguyên nhân cơ bản, tôi đã có bài “Phải chăng họ né tránh”. Và Âu Dương Thệ đã chỉ ra việc trông chờ vào lãnh đạo ĐCS là sai lầm. Tuy có vài lời trao đổi nhưng tôi xin bày tỏ lòng cảm phục và biết ơn ông.

 

 

 


No comments: