Người ủng hộ luật sư
Phổ Chí Cường biểu tình bên ngoài phiên tòa xét xử luật sư bảo vệ nhân quyền,
ngày 14/12/2015.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Tòa án được một hàng
rào cảnh sát dày đặc bảo vệ. Giới báo chí và các nhà đấu tranh bị đẩy ra xa khỏi
khu vực tòa án một cách thô bạo. Trên đây là quang cảnh xung quanh phiên tòa xử
nhà đấu tranh nhân quyền luật sư Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang), được mở ra ngày
14/12/2015 tại Bắc Kinh, một năm rưỡi sau khi ông bị bắt giam vì các cáo buộc
viết bài chỉ trích chính quyền trên các trang mạng xã hội.
Ông
Phổ Chí Cường, 50 tuổi, luật sư từng biện hộ cho nhiều nạn nhân các trại cải tạo,
cũng là luật sư biện hộ cho nghệ sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị (Ai Weiwei). Tội của
ông là dám viết bài lên án đảng Cộng sản "bất tài và dối trá” ,
cũng như chính sách trấn áp Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.
Theo
nhận định của thông tín viên RFI, Heike Schmidt, tại Bắc Kinh, với 7 bài viết
đăng trên các trang mạng xã hội, luật sư nổi tiếng này có nguy cơ lãnh án
tù nặng:
Ông
Phổ Chí Cường chẳng làm gì sai ngoài việc đưa ra ý kiến của mình về tình hình
thời sự Trung Quốc. Bảy bài viết ngắn được đăng trên các trang mạng xã hội đủ để
cáo buộc ông tội ‘kích động thù hằn sắc tộc’ và " gây tranh cãi và rối loạn".
Bảy bài viết đó có một điểm chung: Chỉ trích chế độ hiện nay.
Một
trong số các bình luận, luật sư này phản đối chính sách đàn áp nhắm vào sắc
tộc Duy Ngô Nhĩ, cộng đồng người Hồi giáo và nói tiếng Thổ tại Tân Cương. Nhất
là, ông chỉ trích việc cấm đội khăn trùm đầu và lên án chế độ có thái độ hành xử
như là những tên ‘xâm lược’ đến cướp bóc vùng tự trị này. Trong một lời bình
khác, Phổ Chí Cường thắc mắc tại sao chân dung Mao Trạch Đông phải được treo
trong các đền chùa Tây Tạng.
Vị
luật sư này còn gây phiền toái khi ông đặt câu hỏi khiêu khích đó trên mạng
Sina Weibo, một dạng Twitter Trung Quốc: “ Liệu mọi thứ có thật sự sẽ trở nên tồi
tệ hơn nếu như không có đảng Cộng sản?”, đảng chính trị mà ông cáo buộc là giả
dối.
Trong
một hệ thống mà ở đó tự do ngôn luận đã bị chà đạp một cách có hệ thống và ở đó
đảng duy nhất là bất khả xâm phạm, ít có cơ may để ông thoát được một bản
án nặng nề. Vị luật sư chuyên bảo vệ nhân quyền có nguy cơ lãnh đến 8 năm tù
giam.
-------------------------------------
BBC Tiếng
Việt
14-12-2015
Đã
xảy ra đụng độ bên ngoài tòa án ở Bắc Kinh trong lúc diễn ra phiên xử một trong
những luật sư nhân quyền nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Ông
Phổ Chí Cường bị cáo buộc “kích động hận thù sắc tộc” và “gây gổ và quấy rối”.
Phiên
xử kết thúc mà chưa có phán quyết, gia đình ông nói với phóng viên.
Cảnh
sát đã xô xát với phóng viên nước ngoài. Nhà ngoại giao và người biểu tình cũng
bị chặn không được vào bên trong.
Ông
Phổ phải ra tòa do một số bình luận viết trên mạng xã hội - là trường hợp gần
đây nhất trong loạt đàn áp các luật sư, nhà bất đồng chính kiến và những người
bị buộc tội tham nhũng.
Nếu
bị xử có tội, ông Phổ Chí Cường sẽ phải chịu tám năm tù.
Gia
đình ông cho biết ông tuyên bố vô tội đối với mọi tội danh. Vợ ông được phép
tham dự phiên tòa.
VIDEO : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/12/151214_luat_su_nhan_quyen_trung_quoc_pho_chi_cuong
Bị
lôi đi
Tòa
không nói khi nào sẽ công bố luận tội. Phóng viên BBC, John Sudworth cho rằng với
kiểm soát chặt chẽ của chính quyền ở tòa án, có lẽ khó có cơ hội vị luật sư được
tha bổng và ông có lẽ sẽ phải đối mặt với nhiều năm tù.
Ông
Phổ đã đăng một số bình luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, đặt ra câu
hỏi trước những vụ đàn áp “bạo lực quá đáng” đối với người Uighur ở vùng Tân
Cương.
Ông
cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc không thành thật, và nói giễu chính quyền
trong vụ tranh chấp vùng đảo Điếu Ngư, Senkaku mà phía Nhật Bản cũng tuyên bố
chủ quyền.
Vị
luật sư bị tạm giữ từ tháng 5/2014, sau khi ông tham dự sự kiện kỷ niệm 25 năm
xảy ra đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn.
Ông
cũng từng là sinh viên tham dự các cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn
lúc đó.
Gia
đình ông nói với phóng viên rằng tuy vị luật sư đã sụt cân và bạc tóc, ông có vẻ
vẫn trong tình trạng sức khỏe tốt và tinh thần tỉnh táo.
Trong
phát biểu cuối cùng ở phiên tòa, ông Phổ cảm ơn bạn bè và trung tâm giam giữ đã
“đối tốt với tôi”, và nói ông sẵn sàng xin lỗi nếu những đoạn viết của ông làm
hại bất kỳ ai, luật sư Thượng Bảo Quân, đại diện cho ông Phổ nói.
Bên
ngoài tòa án, nhóm bạn và người ủng hộ ông Phổ đã tiến hành biểu tình vào sáng
thứ Hai 14/12.
Một
số người bị cảnh sát dẫn đi, và đoàn thực hiện phóng sự của BBC chứng kiến ít
nhất một phụ nữ bị lôi đi khỏi hiện trường.
Phóng
viên BBC John Sudworth từ Bắc Kinh:
Phóng viên John
Sudworth bị xô đẩy trong lúc thực hiện phóng sự bên ngoài phiên tòa
Đây
là cảnh bất thường ngay cả với tiêu chuẩn của chính Trung Quốc, đối với phóng
viên.
Đám
đông cảnh sát hung hăng, mặc thường phục - rất nhiều trong số họ dán phù hiệu mặt
cười màu vàng - xô đẩy, đấm và gây khó dễ với phóng viên, các nhóm quay phim và
các nhà ngoại giao để họ đi khỏi bên ngoài tòa án.
Một
nhà ngoại giao Hoa Kỳ, người cố gắng dự phiên tòa với tư cách nhà quan sát, bị
đẩy đi dọc phố trong lúc ông định đọc tuyên bố lên án cách cư xử của Trung Quốc
đối với ông Phổ Chí Cường.
Không
khí ngày càng xấu đi cho tự do ngôn luận ở Trung Quốc đã được nhiều người nhận
thấy trong vài năm qua, nhưng vụ xử ông Phổ, và những gì diễn ra xung quanh đó,
có thể được coi là điểm thấp mới.
Người che mặt đã xô đẩy
phóng viên và che camera của BBC ở Bắc Kinh
Nhân
viên ngoại giao Hoa Kỳ và EU bị chặn bên ngoài tòa án trong lúc cố gắng lên tiếng
chỉ trích phiên xử.
Những
người này sau đó nói luật sư và lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự ở Trung Quốc
không nên là mục tiêu của "đàn áp tiếp diễn" và kêu gọi Bắc Kinh duy
trì các quyền theo hiến pháp.
Câu
lạc bộ Phóng viên Nước ngoài ở Trung Quốc đã cho đăng thông cáo lên án vụ xô đẩy
với phóng viên, nói ít nhất một phóng viên bị nhân viên an ninh “ấn mạnh xuống
đất” trong lúc những người khác bị xô đẩy, kéo và đấm vào lưng.
Các
tổ chức theo dõi về quyền trên thế giới gọi vụ của ông Phổ Chí Cường là đàn áp
chính trị.
Tổ
chức Ân xá Quốc tế nói đã xảy ra “những bất thường lặp đi lặp lại trong thủ tục”
truy tố.
Ông
Phổ Chí Cường từng là luật sư đại diện cho nghệ sỹ Ngải Vị Vị trong vụ cáo buộc
ông này trốn thuế, mà các chỉ trích gia cho là có động cơ chính trị.
Ông
cũng tham gia vận động bãi bỏ hệ thống trại lao cải mà những người bị tình nghi
có thể bị giam giữ tới hàng năm mà không qua xử án.
No comments:
Post a Comment