Hội Nghị Trung Ương 13 kéo dài 8 ngày từ 14/12 đến 21/12/2015, có thể nói là dài hơn thường lệ để giải quyết vấn đề nhân sự cấp cao, với ý muốn dứt điểm để đi vào Đại Hội 12 từ 20-28/1/2016 mà không cần có thêm Hội Nghị Trung Ương 14. Tuy nhiên, nó đã không thành công và buộc phải có thêm TU14, có lẽ là vào đầu tháng Giêng 2016.
Qua
bài phát biểu bế mạc TU13 của ông TBT Nguyễn Phú Trọng (1) và
tường trình của Thông Tấn Xã VN (2)
nó cho ta thấy những nét đáng chú ý sau đây:
Nổi
bật nhất là sự tương tranh bất phân thắng bại giữa phe ông Trọng và phe ông
Dũng để quyết định ai trong tứ trụ, nhất là chức vụ Tổng bí thư, cho nên TU13
dù đã kéo dài bất thường nhưng bế mạc như thằn lằn cụt đuôi và phải cần thêm
TU14 dù ngày đại hội chỉ còn đúng một tháng. Vì vậy TU14 sẽ có hai nét chính:
giải quyết nhân sự cho tứ trụ và có vai trò như một tiền đại hội. Các phe sau TU13 trở về hậu cứ
chuẩn bị thêm binh mã để đánh tiếp.
TU13
đã thông qua các văn kiện đại hội, các văn kiện này vẫn theo đường mòn cũ,
không có gì gọi là đột phá, vẫn là "kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa", chỉ nhấn mạnh "chủ trương phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần", vẫn "Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa" tức đảng vẫn đứng trên luật pháp và sử dụng
luật pháp như một công cụ, vẫn báo động "tình trạng suy thoái về chính trị,
tư tưởng, đạo đức lối sống, 'tự diễn biến', 'tự chuyển hóa' trong nội bộ".
Lo
sợ ông Dũng tập trung quá nhiều quyền lực mà dẹp bỏ cơ chế vua tập thể, cũng
như kín đáo phê bình ông Dũng vi phạm kỷ luật đảng, ông Trọng nói "thực
hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật,
kỷ cương", và muốn quản lý chặt chẽ việc giới thiệu cán bộ mới "thực
hiện chủ trương quản lý biên chế thống nhất trong toàn hệ thống chính trị."
Ông
Trọng nói rằng "Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
đã kịp thời, linh hoạt điều chỉnh trọng tâm chỉ đạo, điều hành theo hướng tập
trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp
lý, bảo đảm an sinh xã hội", "Những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ
qua là kết quả sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của cả
hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng". Ông không nhắc gì đến
vai trò của Chính Phủ, nghĩa là tất cả các thành tựu, kể cả thành tựu kinh tế
là công của Đảng do ông Trọng lãnh đạo chứ không phải là công của Chính Phủ do
ông Dũng lãnh đạo.
Ông Trọng ca ngợi chủ trương quỵ luỵ
Trung Quốc và cho đó cũng là công của Đảng do ông lãnh đạo "Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã bình tĩnh, tỉnh táo, xử lý các
tình huống một cách khôn khéo, đúng đắn... bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển đất nước."
Ông Trọng vẫn theo chủ trương độc tài
(dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức dân chủ tập trung) độc đảng (đại đoàn kết dân tộc
hay chấp nhận hệ thống chính trị hiện tại để có đoàn kết) qua câu ông nói "Dân
chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được phát
huy", "Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn kiên định,
vững vàng về chính trị, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ".
Sự
mâu thuẫn có tính cách khôi hài là một mặt ông hô hào "đẩy mạnh đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí", nhưng một mặt ông bảo vệ
giai cấp thống trị không để nhà nước pháp quyền dùng công cụ luật pháp để đụng
tới những cán bộ tham nhũng, nên chỉ kêu gọi "Với tinh thần thẳng
thắn tự phê bình và phê bình", tức kỹ luật bằng sợi dây kinh nghiệm
rút hoài không hết như ông Nguyễn Bá Thanh đã nói.
Ông
Trọng cho biết TU13 đã thông qua danh sách các đảng viên trong Ban Chấp Hành TU
cũ còn tuổi cũng như đã quá tuổi nhưng được hưởng sự ngoại lệ, để vào BCHTU mới
của ĐH12. TU13 cũng thông qua danh sách những đảng viên vào Bộ Chính Trị, Ban
Bí thư, Ủy ban Kiểm tra TU. TU13 có giới thiệu (nhưng chưa thông qua) các đảng
viên trong Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư cũ (K11) vào tứ trụ của ĐH12.
Trên
RFA, blogger Kami (3) cho
rằng "màn đấu đá tranh chức, giành quyền trong nội bộ ban lãnh đạo
Đảng CSVN đang diễn ra hết sức quyết liệt và đầy kịch tính"và "việc
Việt nam thoát ra khỏi sự cương tỏa của Trung quốc về mọi mặt là điều không hề
dễ dàng chút nào". Tuy đề nghị đảng CSVN nên tách ra làm hai, blogger
Kami có vẻ nghiêng về giải pháp ông Dũng khi viết "phải chọn được
những người lãnh đạo có dũng khí và trình độ, có bản lĩnh chính trị để có những
quyết định đột phá cho tương lai. Để mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước
và dân tộc trong thời điểm mà người ta hy vọng sẽ có việc cải cách mạnh mẽ từ
ông Nguyễn Tấn Dũng."
Tuy
nhiên, blogger Kami cho rằng ông Dũng là "cái gai trong mắt nhà cầm
quyền Bắc kinh, một thế lực chính trị khổng lồ trên thế giới thì ông Dũng là
quá nhỏ bé. Ông Nguyễn Tấn Dũng có muốn cũng khó có thể trái ý Bắc Kinh".
Điều này có hai ý nghĩa, thứ nhất là ông Dũng không thể chống nỗi TQ nếu ông
Dũng thực sự muốn chống, cho nên ông sẽ bị loại trong cuộc tranh chấp quyền lực
này. Thứ hai, ông Dũng chống TQ là động tác giả, như nhà báo Huy Đức đã post
video cảnh ông Dũng và ông Tập Cận Bình ôm nhau thắm thiết khi ông Tập qua thăm
VN hôm 5-6/11/2015 trong khi các ông Trọng, Sang, Hùng chỉ bắt tay mà thôi, và
việc ông Tập chỉ mời duy nhất ông Dũng qua thăm TQ.
Tin
chưa được kiểm chứng nói rằng ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ công du TQ truớc cuối
tháng 12 này. Điều này, nếu thật, cho thấy yếu tố TQ trong vấn đề ảnh hưởng lên
ĐH12, nhất là vấn đề nhân sự là yếu tố không thể được xem nhẹ. Ông Hùng có lẽ sẽ
rút lui sau ĐH12 và ông Hùng có ân oán với ông Dũng vì sân sau của ông là ngân
hàng Đại Dương (Hà Văn Thắm bị bắt) bị ông Dũng đánh. Điều khôi hài là trong
khi ông Hùng trả đòn ông Dũng, ông Hùng tỏ ra là một nhà cải cách và cởi mở
(trước khi về vườn).
Một
điều khá lạ là blogger Kami cho rằng việc trang Ba Sàm "phát tán bức
Thư của TT Nguyễn Tấn Dũng gửi TBT Nguyễn Phú Trọng... là một tính toán có chủ
ý. Vì ai cũng biết chủ trang blog này vốn là tay chân của 4Sang, kẻ thù của 3X
và người ta muốn dư luận hiểu rằng lá thư trên là do phe chống Nguyễn Tấn Dũng
tuồn ra ngoài. Đây là một chiêu 'gắp lửa bỏ tay người' của phe ông Dũng." Đây
là một tin khá mới và người phụ trách trang Basam phủ nhận, trang này cho biết
(4)
là "nhận được một số trang tài liệu thuộc dạng “tuyệt mật” nhưng không có
điều kiện kiểm chứng... Phổ biến những thông tin này trên trang Ba Sàm, không
nhằm mục đích ủng hộ hay đứng về bất kỳ phe nhóm nào".
Về
ông Trương Tấn Sang, có tin cho rằng trước đây ông liên minh với ông Trọng, sau
đó bỏ ông Trọng, kết với ông Dũng để chia ghế trong tứ trụ, nhưng khi thấy ông
Trọng có thể thắng lại bỏ ông Dũng để kết với ông Trọng trở lại và tố chính phủ
ông Dũng tham nhũng. Blogger Kami cho rằng "các phe phái trong nội
bộ Đảng CSVN dùng truyền thông để 'đấu pháo' nhằm hạ uy tín của nhau... Đó là
những bài viết đánh thẳng vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của những đàn em ông
Trương Tấn Sang." Trang Basam lâu nay làm cho đảng CS nhức đầu vì
phê bình cả đảng và cả tứ trụ, cho nên nếu Basam là "tay chân" của một
ông hay lăng ba di bộ và sớm đầu tối đánh thì là một điều khá lạ.
Tóm
lại, TU13 tuy dài ngày nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề nhân sự trong tứ
trụ, văn kiện vẫn còn ở thời đại khủng long, những người quan sát biết chắc phe
ông Trọng bảo thủ giáo điều, nhưng vẫn chưa biết rõ phe ông Dũng sẽ như thế nào
trên mặt bằng chính trị, tuy đã biết phần nào về mặt bằng kinh tế.
Cuộc
đấu đá phản ảnh nhiều khía cạnh của đất nước, từ tranh chấp quyền lực nội bộ
cho đến vấn đề ý thức hệ, từ ngoại giao quốc phòng nên nghiêng về tây phương
hay nghiêng về TQ cho đến có nên cởi mở chính trị hay không, từ ưu tiên bảo vệ
đảng hay ưu tiên bảo vệ đất nước cho đến duy trì nguyên trạng hay tốc độ thay đổi
ra sao. Sự chiến thắng của một bên sẽ định hướng VN trước ngã ba đường.
Nhưng
để đi vào đại lộ của dân tộc thì trước tiên vẫn là làm sao thoát khỏi gông cùm
của đảng CSVN.
22.12.2015
_______________________________________
----------------------
TÀI LIỆU :
21-12-2015
*
Thông
qua danh sách ứng cử ủy viên Bộ Chính trị
Linh
Thư
21-12-2015
*
Phát biểu
của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Trung ương 13
21012-2015
No comments:
Post a Comment