Nguyễn Xích Long
Tác giả gửi cho Dân Luận
26/12/2015
Cuộc đấu tranh của người dân Ninh Hiệp – Gia Lâm – Hà Nội
chống việc cướp đất làm trung tâm thương mại nhờ có thông tin mạng FB,
internet…. mà đã được cả nước biết đến và ủng hộ nên đã tạm thời buộc các nhóm
lợi ích phải dừng khởi công dự án trước tết nguyên đán. Có thể thấy đây là một
dấu mốc thành công ban đầu tiếp nối quá trình đấu tranh không ngừng của những
người nông dân bị cướp đất từ hang chục năm qua.
Trong suốt thời kỳ cai trị của cầm quyền CS VN đã có nhiều
cuộc đấu tranh của nông dân chống lại sự áp bức bóc lột của bọn cường hào ác bá
kiểu mới mà bây giờ được gọi là nhóm lợi ích, nhưng do trước đây hệ thống truyền
thông thông tin một chiều hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát chi phối của đảng CS
(do ban tuyên giáo chuyên trách) bưng bít giấu diếm, dối trá nên những cuộc đấu
tranh này đều bị cô lập, chia rẽ, rồi bị đàn áp tan rã. Những cuộc đấu tranh của
người dân Nghệ An, Hà Tĩnh…rồi nhiều vùng khác trong thời kỳ cải cách ruộng đất
hầu như không ai biết đến, gần đây khoảng những năm 90 thế kỷ trước các vụ rào
làng chiến đấu như ở Vân trì, Đông Anh, Hà Nội chống cướp đất làm sân golf toàn
trẻ con và ông bà già dùng súng cao su và mũi tên bằng nan hoa xe đạp đã đẩy
lùi côn an đốt cháy 3 chiếc xe thi công công trình cũng đã được người dân truyền
tai nhau nhưng cuối cùng cũng bị đàn áp giải tán. Những vụ rào làng chiến đấu ở
Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa…. cũng được truyền tai rồi bị đàn áp. Ta đều thấy
đó là các cuộc phản kháng tự phát trong giai đoạn cầm quyền CS VN đang nắm toàn
bộ hệ thống truyền thông đài báo, chế độ chuyên chính côn an trị đang áp chế
toàn bộ xã hội nên những cuộc phản kháng lẻ tẻ quy mô tổ chức địa phương làng
xã nhanh chóng bị đàn áp giải tán. Mặc dù vậy nó không hề vô ích, nó lan truyền
thành tin đồn trong xã hội để nhân dân bắt đầu hiểu ra sự thối nát, bất công,
ăn cướp của bọn cường hào ác bá nhóm lợi ích và cảnh giác hơn với các chính
sách ăn cướp. Nhờ có những cuộc phản kháng này mà người dân các nơi khác đã rút
kinh nghiệm biết cách tổ chức đấu tranh tốt hơn sau này như những vụ ở Dương Nội
– Hà Tây – Hà Nội, Văn Giang – Hưng Yên, Bình Thuận…. và hiện nay là điểm nóng
Ninh Hiệp.
Người dân Ninh Hiệp hiện nay đã có rất nhiều lợi thế so với
các cuộc đấu tranh trước đó, họ được thông tin mạng hỗ trợ, được cả nước và quốc
tế quan tâm theo dõi và ủng hộ, họ đã biết cách tổ chức tốt hơn với học sinh và
người già tham gia không cho nhà cầm quyền có lý do đàn
áp. Trong nước đã có nhiều tổ chức dân sự dân chủ sát cánh ủng hộ bằng nhiều
hình thức, hệ thống thông tin mạng và FB bùng nổ phng trào dân chủ gây áp lực lớn
lên nhà cầm quyền không cho phép chúng làm bậy bừa bãi. Các cuộc đấu tranh chống
xây dựng trung tâm thương mại kiểu ăn cướp áp đặt bất công của tiểu thương chợ
Tân Bình, An Đông (TP HCM), chợ Thành Công, Tân Ấp (Hà Nội), Chợ Đầm (Nha
Trang)…. cũng tạo tiền lệ không cho nhóm lợi ích tùy tiện cướp đất. Qua đó
chúng ta có thể hy vọng người dân Ninh Hiệp sẽ biết các tổ chức đấu tranh bền bỉ,
kiên cường, quyết liệt đến thắng lợi cuối cùng.
Chúng ta cũng thấy rằng cuộc đấu tranh của dân oan đang
ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, cả về diện rộng và chiều
sâu, đang đẩy nhà
cầm quyền và các nhóm lợi ích vào cảnh bế tắc cùng quẫn sẽ
dẫn đến chỗ tự đấu đá cắn xé nhau khi không còn các miếng mồi ngon an phận dễ
cướp nữa. Như vậy bước chuyển biến ở Ninh Hiệp chính là bước tiếp con đường đấu
tranh của những người dân oan từ hàng chục năm qua, chính là bước phát triển
đánh dấu sự trưởng thành đáng kể của phong trào dân chủ, sẽ là điểm tựa tạo đà
cho nhiều cuộc đấu tranh dân chủ khác phát triển rộng rãi khắp đất nước buộc cầm
quyền phải chấp nhận thay đổi thể chế dân chủ đa đảng cho một tương lai tươi
sang của con em các dân tộc Việt Nam.
Hà nội tháng 12 năm 2015
Nguyễn Xích Long – bút danh : Xương Rồng
--------------------------------
Tạm
ngưng dự án xây dựng khu thương mại tại Ninh Hiệp RFA 2015-12-25
Chợ
Nành căng thẳng: tiểu thương và học sinh quyết giữ chợ (Việt Nam Thời Báo) Thứ tư, 23 Tháng 12 2015 17:27
No comments:
Post a Comment