BBC Tiếng Việt
1 tháng
12 2015
Ngư dân Sông Đốc trên chuyến bay từ Thái Lan
về Việt Nam cuối tháng 11/2015
Ngư
dân Sông Đốc, Cà Mau thường xuyên bị bắt ở Thái Lan nhưng nói nếu chỉ đánh bắt
hải phận trong nước thì ‘chắc lỗ’.
Mới đây
dư luận xôn xao chuyện các ngư dân Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, vất
vả mới được hồi hương sau khoảng hai tháng ngồi tù vì bị cảnh sát biển Thái Lan
bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan.
Có
thông tin họ bị đồng hương đánh đập trong trại giam ở miền Nam Thái Lan, rồi
phải nộp tiền chuộc cho phía Thái cũng như 8 triệu đồng cho Đại sứ quán Việt
Nam để mua vé máy bay và làm thủ tục về nước.
Hôm
1/12, từ Cà Mau, ông Dương Hòa Hữu, 28 tuổi, một trong chín thuyền viên bị bắt
trong vụ này, trả lời phỏng vấn của BBC: “Tôi
không biết những người khác trong đoàn thế nào nhưng bản thân tôi thì không phải
tốn tiền chuộc, chỉ tốn khoảng 12 triệu đồng mua vé máy bay và một số thủ tục
sau khi ngồi tù 55 ngày ở Thái”.
Ông Trần
Mạnh Hùng, bí thư thứ nhất phụ trách bảo hộ công dân Đại sứ quán Việt Nam tại
Thái Lan, cũng phủ nhận thông tin trên mạng xã hội và nói: “Nếu chủ tàu hoặc
thuyền trưởng có hành vi cố ý đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản
trái phép tại vùng biển nước ngoài, chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải chi trả
toàn bộ kinh phí đưa thuyền viên về nước.
Sứ quán
đề nghị bà con, ngay sau khi thân nhân bị phía Thái Lan bắt giữ, cần liên hệ với
Sở Ngoại vụ địa phương nơi cư trú để đề nghị giúp đỡ và đóng khoảng 5 triệu đồng
tiền tạm ứng vào Quỹ Bảo hộ công dân (thuộc Bộ Ngoại giao)”.
Vi
phạm hải phận
Các ngư
dân cho truyền thông trong nước hay họ biết nhiều khi vi phạm vùng biển nước
ngoài nhưng buộc phải làm để kiếm sống.
Ngư dân
Dương Hòa Hữu nói với BBC: “Tôi được biết
mỗi chuyến ra khơi dài hơn 20 ngày, chủ ghe phải chi hơn 100 triệu đồng tiền
xăng dầu và các chi phí khác, nên nếu chỉ đánh bắt tại hải phận trong nước thì
e rằng ‘chắc lỗ’ vì không đủ tôm cá.
Trong lúc nếu chuyến câu mực ở Vịnh Thái Lan
đi về suôn sẻ thì ước tính chủ ghe cũng thu về khoảng 200 triệu đồng và chia
cho mỗi thuyền viên được khoảng hơn 10 triệu đồng. Và dù biết biết mình đang vi
phạm hải phận nước khác nhưng thuyền viên không có ý kiến vì chủ ghe chở mình
đi đâu thì mình đi đó”.
Ông
cũng cho hay trong mười năm theo nghề đi ghe, đây là lần đầu tiên mình bị bắt
và có ý định giải nghệ, kiếm việc khác làm.
Trong một
diễn biến khác, hôm 30/11, báo Tuổi Trẻ tường thuật: “Tháng nào thị trấn Sông Đốc, Cà Mau cũng có người báo tin tàu cá bị nước
ngoài bắt giữ. Hung tin kéo theo bi kịch của hàng loạt gia đình cứ lặp đi lặp lại
từ năm này sang năm khác.
Tháng
Một: tám tàu, tháng Hai: một tàu, tháng Ba: chín tàu, tháng Tư: ba tàu, tháng
Năm: ba tàu, tháng Bảy: ba tàu; tháng Tám: ba tàu… Phía sau đó là hàng loạt gia đình rơi vào cảnh tán gia bại
sản, hàng loạt cảnh đời rơi vào thế ngổn ngang khi những người chồng, người cha
theo tàu ra biển rồi biền biệt tin tức”.
Báo này
dẫn lời Đại úy Nguyễn Văn Hệ, phó đồn trưởng đồn biên phòng Sông Đốc, cho hay: “Mỗi tàu khi vi phạm vùng biển nước ngoài trở về còn bị phạt hành chính
đến 50 triệu đồng vì “tự ý đưa phương tiện ra vùng biển nước ngoài hoạt động”.
Thế nhưng vẫn có tàu vi phạm”.
No comments:
Post a Comment