Trọng Nghĩa - RFI
Đăng
ngày 01-12-2015
Đúng như dự kiến, Hội đồng quản trị Quỹ Tiền
tệ Quốc tế FMI vào hôm qua 30/11/2015 đã bật đèn xanh cho việc thêm đồng nhân
dân tệ Trung Quốc - còn gọi là đồng Yuan hay đồng
Nguyên – vào giỏ tiền tệ tham khảo của IMF. Quyết định của định chế tiền
tệ đứng đầu thế giới này được coi là một sự công nhận tính chất quốc tế của đồng
Yuan Trung Quốc, được xếp ngang hàng với các ngoại tệ mạnh khác.
Theo
quyết định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF, kể từ tháng 10 năm 2016, đồng nhân
dân tệ Trung Quốc sẽ sánh vai cùng đồng Đô la Mỹ, đồng Euro Châu Âu, đồng
Bảng Anh và đồng Yen Nhật Bản trong "rổ tiền tệ" được dùng
để tính toán « quyền rút vốn đặc biệt » của Quỹ IMF (thuật ngữ tiếng
Pháp là DTS, tiếng Anh là SDR).
Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong giỏ tiền tệ tương lai, đồng nhân dân tệ sẽ chiếm 10,92%. đứng hàng thứ tư về tầm mức quan trọng. Hiện nay, đứng số một dĩ nhiên là Đô la Mỹ (41,9%), theo sau là đồng Euro (37,4%), kế đến là Bảng Anh (11,3%). Riêng đồng Yen Nhật Bản chỉ chiếm 9,4%.
Để được đưa vào giỏ tiền tệ của IMF, đồng nhân dân tệ đã phải đáp ứng một số tiêu chí, trước hết là được sử dụng như một công cụ thanh toán quốc tế, một cách thường xuyên và rộng rãi trên thị trường tiền tệ. Đây là những tiêu chí mà đồng tiền Trung Quốc chưa đạt được nhân lần xét duyệt trước đây vào năm 2010.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999 mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi cấu tạo của giỏ đồng tiền dự trữ. Lần gần đây nhất là vào năm 1999, với quyết định thu nhận đồng Euro vào giỏ để thay thế cho đồng Mark Đức và đồng Franc Pháp không còn được lưu hành.
IMF thường xem xét lại cấu trúc của giỏ tiền tệ dự trữ của mình 5 năm một lần.
Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong giỏ tiền tệ tương lai, đồng nhân dân tệ sẽ chiếm 10,92%. đứng hàng thứ tư về tầm mức quan trọng. Hiện nay, đứng số một dĩ nhiên là Đô la Mỹ (41,9%), theo sau là đồng Euro (37,4%), kế đến là Bảng Anh (11,3%). Riêng đồng Yen Nhật Bản chỉ chiếm 9,4%.
Để được đưa vào giỏ tiền tệ của IMF, đồng nhân dân tệ đã phải đáp ứng một số tiêu chí, trước hết là được sử dụng như một công cụ thanh toán quốc tế, một cách thường xuyên và rộng rãi trên thị trường tiền tệ. Đây là những tiêu chí mà đồng tiền Trung Quốc chưa đạt được nhân lần xét duyệt trước đây vào năm 2010.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1999 mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế thay đổi cấu tạo của giỏ đồng tiền dự trữ. Lần gần đây nhất là vào năm 1999, với quyết định thu nhận đồng Euro vào giỏ để thay thế cho đồng Mark Đức và đồng Franc Pháp không còn được lưu hành.
IMF thường xem xét lại cấu trúc của giỏ tiền tệ dự trữ của mình 5 năm một lần.
----------------------
BBC Tiếng Việt
1 tháng
12 2015
Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tham gia giỏ
các đồng tiền dự trữ chính của tổ chức này.
Hiện
nay chỉ có đồng đô la Mỹ, euro, yên và bảng Anh đang ở trong nhóm này.
IMF cho
biết nhân dân tệ ''đáp ứng tất cả các tiêu chí hiện nay'' và nên trở thành một
phần của giỏ các loại tiền tệ chính vào tháng 10 năm 2016.
Giám đốc
IMF Christine Lagarde nói rằng đây là "một cột mốc quan trọng trong quá
trình hội nhập của nền kinh tế Trung Quốc vào hệ thống tài chính toàn cầu".
Bà nói
thêm đó cũng là sự công nhận các tiến bộ mà nhà chức trách Trung Quốc đã đạt được
trong những năm qua trong nỗ lực cải cách hệ thống tiền tệ và tài chính của
Trung Quốc.
Đồng
nhân dân tệ sẽ tạo nên một phần của Quyền rút Vốn Đặc biệt của IMF (SDR) - một
tài sản được IMF tạo ra, đóng vai trò gần như là một loại tiền tệ.
SDR được
sử dụng cho các giao dịch giữa các ngân hàng trung ương và IMF, và được sử dụng
để quyết định các khoản vay hỗn hợp như khi Hy Lạp nhận hỗ trợ tài chính từ
IMF.
Việc
thay đổi cuối cùng được thực hiện trong giỏ tiền tệ này là vào năm 2000, khi đồng
euro thay thế đồng franc của Pháp và đồng mark của Đức.
Trung
Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ và vào năm ngoái Bắc Kinh đề
nghị để nhân dân tệ trở thành một đồng tiền dự trữ.
-------------------------
VOA Tiếng Việt
01.12.2015
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm thứ Hai đã bổ
sung đồng nhân dân tệ của Trung Quốc vào giỏ các loại tiền tệ chủ chốt toàn cầu,
một hành động sẽ mang lại vị thế mới cho nền kinh tế lớn hàng thứ hai trên thế
giới.
IMF nói
rằng đồng nhân dân tệ "đáp ứng tất cả những tiêu chí hiện thời" để được
thêm vào cùng với đồng đôla của Mỹ, đồng euro của châu Âu, đồng yen của Nhật và
đồng bảng của Anh như là một trong những loại tiền tệ thuộc Quyền Rút vốn Đặc
biệt, một tiêu chuẩn tài chính mà tổ chức thế giới này dùng để cấp vốn vay khủng
hoảng cho 188 quốc gia thành viên của mình. Hành động này bắt đầu có hiệu lực kể
từ tháng 10 năm sau.
Tổng
Giám đốc IMF Christine Lagarde cho biết quyết định này là "một cột mốc
quan trọng trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Trung Quốc vào hệ thống tài
chính toàn cầu."
Bà nói:
"Đó cũng là sự công nhận những tiến bộ mà nhà chức trách Trung Quốc đã đạt
được trong những năm qua trong việc cải cách hệ thống tiền tệ và tài chính của
Trung Quốc."
Quyền
Rút vốn Đặc biệt không phải là những loại tiền tệ được giao dịch tự do, nhưng
là một tài sản dự trữ quốc tế quan trọng. Các nhà phân tích nói rằng hành động
của IMF có thể thúc đẩy Bắc Kinh giữ đúng lời hứa của mình làm cho đồng nhân
dân tệ "có thể sử dụng được tự do" khắp thế giới, một tiêu chuẩn mà
IMF kết luận Bắc Kinh đã đáp ứng.
Đồng
nhân dân tệ sẽ có tỉ trọng 10,92 phần trăm trong giỏ các loại tiền tệ của IMF,
một cách để xác định xem loại tiền tệ nào mà các nước có thể nhận được khi họ
được IMF cấp vốn vay. Khi đồng nhân dân tệ được cho vào giỏ các loại tiền tệ, đồng
đôla sẽ vẫn giữ tỉ trọng của mình là khoảng 42%, với tỉ trọng giảm cho các đồng
euro, đồng bảng Anh và đồng yen Nhật.
Việc
thêm đồng nhân dân tệ vào giỏ tiền của IMF có thể gia tăng uy tín của nó trong
những thị trường tài chính thế giới, có thể thúc đẩy nhu cầu đối với loại tiền
tệ này và tài sản bằng đồng nhân dân tệ.
No comments:
Post a Comment