Posted
on Tháng Mười Hai 11, 2015 by chumonglong
GS. Văn Như Cương, Nguồn
Kiến thức.net
Trước
tiên, hậu bối xin cáo lỗi ông, ông Phó giáo sư Văn Như Cương. Vì ông mạ lị “những
du học sinh học xong không chịu về nước”, hàm ý hoặc là phản bội hoặc là ngu dốt,
mà tôi phải viết bài này để hầu chuyện ông.
Ông
bảo bọn trẻ ngụy biện, còn tôi dùng chính biện để phản biện ông đây!
Mà
chính biện thì tranh luận bình đẳng, sòng phẳng chứ không cúi đầu cả nể hay trịch
thượng lên giọng dạy dỗ ai!
Trước
tiên, ông là nhà toán học nổi tiếng bởi mệnh đề huyền thoại “heo nuôi Văn Như
Cương” (tại
đây). Nếu chuyện ấy là có thật, thì mệnh đề ấy có thể suy ra, Văn
Như Cương là con nuôi của heo được không?
Nếu
có gì mạo phạm thì là bởi logic toán của ông chứ không phải do tôi. Người ta ca
ngợi ông vì chỉ hiểu một chiều của tính ngông, bất chấp phải ngửi
phân heo của ông, mà không nghĩ đến cái chiều ngược lại của mệnh đề.
Vì
sao tôi phải quay lại cái mệnh đề huyền thoại này? Là vì ở đó chứa đựng đầy đủ
chiếc gậy của lí luận về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội mà ông mang ra
đánh bọn trẻ về tội phản bội đất nước, chủ nghĩa cá nhân.
Cái
logic mà tôi suy luận trên chắc chắn chặt chẽ hơn mớ lập luận lú lấp của ông.
Bài phỏng vấn ông dài loẳng ngoẳng, tôi chỉ chọn 3 mẫu lập luận tiêu biểu sau
đây để hầu chuyện ông:
Lập
luận 1) :
“Những du học sinh nói lý do môi trường
làm việc, vấn đề kinh tế, lương bổng… tại Việt Nam để không về nước, đó chỉ là
sự ngụy biện cho việc họ ở lại nước ngoài. Dù sao tất cả cũng hoàn toàn vì cá
nhân của họ”.
Tôi
hỏi ông Cương: nếu ở lại nước ngoài hoàn toàn vì cá nhân của họ thì có gì sai?
Cá nhân nào không vì mưu sinh? Xưa, ông và lớp trí thức thời ông ở chung cư
nuôi heo ỉa trên đầu thiên hạ, bắt mọi người xung quanh chịu đựng mùi phân heo,
có vì cá nhân ông không? Ông vừa nghỉ hưu đã chộp lấy cơ hội mở trường tư để
thu học phí cao là vì cá nhân hay vì tập thể xã hội chủ nghĩa như ông nhân
danh?
Nếu
ông nói, trường công không đảm bảo môi trường làm việc, thu nhập thấp, nên ông
phải mở trường tư để đảm bảo môi trường làm việc, thu nhập cao hơn, để cống hiến
tốt hơn cho giáo dục, liệu ông có ngụy biện không?
Do
ông vơ cả nắm: “Dù sao tất cả cũng hoàn toàn vì cá nhân của họ”, nên tôi hỏi:
Hàng loạt những nhà khoa học từng bỏ nước Nga sang Mỹ thời Stalin, kể cả thiên
tài A. Einstein bỏ xứ sở Do Thái đi lưu vong và định cư tại Mỹ, họ có “hoàn
toàn vì cá nhân của họ” như suy luận của ông không? Và trường hợp Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn… hiện nay thì sao?
Hay
ông cho rằng, ông là nhà toán học một đời quanh quẩn trong chuồng heo nên không
hề biết đến những nhà khoa học lớn ấy?
Nói
thật, lập luận của ông không khác một thời người ta nhân danh/ mạo danh lòng
yêu nước chụp mũ “Đặng Thái Sơn phản quốc” khi nghệ sĩ thiên tài này phải mang
chiếc dương cầm đi khắp hành tinh để tìm công chúng. Ông nói tài năng thì bất
chấp môi trường, điều kiện kinh tế, tức Đặng Thái Sơn thà ở lại đất nước đánh
đàn phục vụ cho loại tai heo, tai trâu hơn là mang đàn đi đánh cho tai người?
Lập
luận 2) “Có một thực tế, không phải tất cả các du học sinh
khi học tập ở nước ngoài đều là người giỏi cả đâu. Có nhiều người khi học xong,
có bằng mang về nước nhưng lại không thể đáp ứng được công việc”.
Lập
luận này đúng, nhưng theo ông, loại du học sinh khi học xong, có bằng
mang về nước nhưng lại không đáp ứng được công việc là loại nào? Chắc
chắn là ông ám chỉ những du học sinh mà ông chụp mũ phản quốc trên kia chứ gì?
Thưa ông, đúng là loại này về nước không thể đáp ứng được công việc, vì dù họ
là nhà khoa học không giỏi cũng không thể về nước sống mòn (chữ
của Nam Cao), phải xắn quần làm công việc nuôi heo như ông chẳng hạn, thay vì ở
nước người ta có việc làm khác khá hơn!
Nhưng
còn có một loại thứ hai mà chắc cái đầu của ông cố tình không nghĩ đến. Đó là
loại con ông cháu cha, học xong không thể ở nước ngoài vì chẳng nơi nào trọng dụng
phải về nước. Và khi về nước chắc chắn cũng không thể làm được việc gì, bèn cất
nhắc lên làm lãnh đạo! Loại du học sinh này khi làm lãnh đạo sẽ theo ứng xử của
Mao, như Mao từng xem trí thức không bằng cục phân chứ không
phải biết trọng dụng hiền tài như ông tưởng đâu ông ạ!
Thế
hệ chúng ta có thể cam chịu làm cục phân, sao có thể bắt các em phải học tập và
làm theo gương của chúng ta?
Lập
luận 3) Nhắc lại lịch sử, trước đây, trong hoàn cảnh
đất nước vô cùng khó khăn, Bác Hồ đi công tác tại Pháp đã mang về nước bao trí
thức như ông Trần Đại Nghĩa và nhiều người khác. Khi đó, họ phải từ bỏ cuộc sống
hoa lệ ở Pháp về Việt Bắc sống và làm việc trong môi trường nhiều khó khăn
nhưng họ vẫn về và đóng góp tài năng cho đất nước. Khi đó, họ mà cũng suy nghĩ
về việc lợi ích cá nhân, cũng nói rằng môi trường ở Việt Nam không phù hợp cho
họ phát triển thì làm sao góp phần làm nên chiến thắng của chúng ta. Hay trong
cuộc chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, bao nhiêu thế hệ tri thức như chúng tôi đã lên đường và chiến đấu”.
Lập
luận này móc thêm cái đuôi “chúng tôi”, tức là ông, để khoe công lao của ông đối
với thời chống Mỹ, hay là để so sánh trí thức thời kháng chiến chống Pháp với
trí thức trẻ thời nay?
Tôi
không giỏi toán bằng ông, nhưng tôi tin chắc, trong toán học không có sự so
sánh hay cái phương trình nào kì dị như vậy. Trừ phi, ông muốn nói chính quyền
bây giờ cũng cầu hiền như Cụ Hồ ngày xưa, và trừ phi, ông muốn nói đất nước bây
giờ cũng “vô cùng khó khăn” như thời kháng chiến chống Pháp? Thưa ông, nếu đúng
như thế, tôi tin chắc bọn trẻ sẽ về ngay. Có nghĩa là, khi người ta làm cho đất
nước rơi vào tay ngoại bang, hay kiệt quệ như nạn đói năm Ất Dậu, bọn trẻ sẽ về
để tham gia kháng chiến như Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường… một
thời đã làm? Thưa ông, nếu có khi ấy cũng không cần phải có ai mời đâu. Tất
nhiên, lớp trẻ ấy sẽ về nước làm nhiều việc lớn hơn chứ không phải kháng chiến
xong rồi lại chấp nhận thân phận làm con nuôi của heo như ông một
thời đã làm!
Quan
trọng hơn, bọn trẻ bây giờ đã khôn ra, chúng không chịu bị vắt chanh bỏ
vỏ như các bậc tiền bối mà ông nêu gương ấy đâu!
Tóm
lại là trong toàn bài phỏng vấn của ông, quay đi quẩn lại, ông chỉ trích bọn trẻ
du học không về nước là vì chủ nghĩa cá nhân, hoặc là phản bội hoặc là ngu dốt.
Tôi khẳng định với ông: Khoa học không có biên giới, tài năng không thuộc
chủ nghĩa quốc gia hay dân tộc. Chỉ có ranh giới của sự đối xử: hoặc
trân trọng hoặc đố kị, hoặc sử dụng đúng giá trị hoặc lợi dụng, bóc lột tài
năng. Chúng ta hãy tự xếp mình vào loại nào đã rồi hãy phán xét bọn trẻ.
Ông
từng nói, việc ông phải thất tín, thất hứa với Đỗ Việt Khoa, giống như ông phải
thay đổi người tình nếu thấy không hợp, vậy sao trong trường hợp này, ông không
dám nhắc những nhà sử dụng nhân lực hãy tự trách mình, rằng họ đã ăn ở làm sao
để từng người tình (là bọn trẻ kia) phải bỏ ra đi, tức phải thất hứa, thất tín,
nếu chúng có cam kết điều gì đó?
Ta
về ta tắm ao ta…, như
tôi đã từng viết, chỉ là chuột chạy cùng sào, trong đó có tôi và
ông, chứ không phải đạo lí thủy chung, uống nước nhớ nguồn nào cả, ông Cương ạ!
Tôi
phản biện bài toán heo của ông như thế, có gì sai, mong ông chỉ giáo!
————-
Nguồn
bài phỏng vấn Văn Như Cương:
Bài
liên quan:
Xem thêm :
No comments:
Post a Comment