Tuesday, January 27, 2015

Viễn kiến chung Mỹ - Ấn cho Châu Á (BBC)






BBC
26 tháng 1 2015

Đến dự lễ Quốc khánh trọng thể bất chấp trời mưa gió ở Dehli hôm 26/1, Tổng thống Mỹ, Barack Obama muốn thúc đẩy quan hệ Hoa Kỳ với Ấn Độ và bày tỏ ủng hộ cho Thủ tướng Narendra Modi.

Hai lãnh đạo Mỹ - Ấn cũng chia sẻ viễ̉n kiến về Chính sách Hướng Đông của Dehli và ủng hộ "tự do hàng hải" ở Biển Đông cũng như vai trò của một nước Ấn Độ đang vươn lên cả ở Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Á.
Ông Obama tới Ấn Độ hôm Chủ Nhật trong chuyến viếng thăm ba ngày cho thấy Hoa Kỳ muốn thắt chặt thêm quan hệ giữa hai nước, điều khiến các quốc gia trong vùng như Pakistan và Trung Quốc rất chú ý.
Theo Thời báo Hindustan, hai ông Obama và Modi cùng nói về viễn kiến cho châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Bắc Kinh "lên gân căng thẳng ở vùng biển Nam Trung Hoa giàu tài nguyên khiến quốc tế phải chú tâm đến vùng này".

Ấn Độ vươn lên

Sau đây là một số đoạn trong Tuyên bố chung Mỹ - Ấn hôm 25/1/2015:

"Chúng tôi xác nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh hàng hải và tự do hải hành, tự do hàng không trong toàn vùng, nhất là tại Biển Nam Trung Hoa."

"...Hai lãnh đạo đồng ý phát triển các lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác, gồm cả sáng kiến của Ấn Độ kết nối với cả vùng Nam Á và Đông Nam Á."

"Ngài tổng thống và ngài thủ tướng hoan nghênh vai trò của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit - EAS) trong quá trình thúc đẩy một cơ chế an ninh cởi mở, cân bằng cho khu vực.

"Nhắc tới vòng Đối thoại ba bên Ấn - Mỹ - Nhật lần thứ sáu, tổng thống và thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác ba nước nhằm nhận diện các dự án có chung quyền lợi và mối quan tâm, cũng như việc thực hiện các dự án đó..."

"Hai lãnh đạo bày tỏ quan ngại về chương trình hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK), gồm cả hoạt động làm giàu uranium. Họ khẩn thiết đề nghị CHDCND Triều Tiên có các biện pháp giải trừ hạt nhân..."

"Tổng thống Obama nhắc lại sự ủng hộ của ông về việc để Ấn Độ có ghế thường trực trong một Hội đồng Bảo an được cải tổ tại Liên Hiệp Quốc..."

Ngoài ra, theo báo Ấn Độ, Hoa Kỳ nói sự vươn lên của Ấn Độ là phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ và giúp cho ổn định khu vực và quốc tế cũng như cho tăng trưởng trên thế giới."


Cả hai cam kết đưa vào thực hiện lời hứa "Cùng nhau đi về phía trước" (Chalein Saath Saath) từ tháng 9/2014 qua hoạt động "Nỗ lực chung vì tiến bộ cho tất cả" (Sanjha Prayaas; Sab Ka Vikaas), theo trang Hindustantimes.com.
Tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Narendra Modi thuộc đảng Dân tộc Ấn (BJP) nói hai nước ‘bắt đầu cuộc hành trình mới’ dựa trên ‘sự tin tưởng được khôi phục và sự quan tâm bền vững’.
Ông nói về Tổng thống Obama: “Chúng tôi đã xây dựng một tình bạn và do đó đã có sự cởi mở khi chúng tôi nói chuyện.”
Về phía mình, ông Obama nói hai nước "đã tuyên bố một mối quan hệ hữu nghị mới để đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới".

------------------







Tú Anh  -  RFI
Đăng ngày 27-01-2015 Sửa đổi ngày 27-01-2015 14:52

Thủ tướng Ấn N. Modi (trái) và tổng thống Mỹ, B. Obama, dự lễ duyệt binh nhân ngày Cộng Hòa, 26/01/2015.   REUTERS/Stephen Crowley

Trong một bản tuyên bố chung kết thúc chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh đạo hai nước nhận định tầm quan trọng « an ninh hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt tại biển Nam Trung Hoa » tức Biển Đông. Bắc Kinh phản ứng tức khắc kêu gọi New Delhi « đừng rơi vào bẫy » của Washington.

Trong bài diễn văn đọc ngày 27/01/2015 tại New Delhi, tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố “Hoa Kỳ hoan nghênh vai trò lớn mạnh của Ấn Độ trong vùng châu Á Thái Bình Dương, nơi mà quyền tự do lưu thông phải được duy trì. Mọi xung khắc phải được giải quyết ôn hòa, không sử dụng vũ lực ».

Lời tuyên bố này có cùng nội dung với bản tuyên bố chung công bố hôm Chủ nhật, sau những cuộc thảo luận song phương giữa lãnh đạo Mỹ và thủ tướng Ấn Narendra Modi, một nhân vật có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc hơn là các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

Theo AFP, sự kiện tổng thống Obama cùng thủ tướng Modi khẳng định quyền tự do giao thông « trên biển và trên không đặc biệt tại Biển Đông » cho thấy Hoa Kỳ kỳ vọng vào Ấn Độ đóng vai trò chủ động hơn để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tuy hai nhà lãnh đạo Mỹ-Ấn không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng trong bối cảnh Bắc Kinh đang lấn chiếm vùng biển Đông Nam Á và có ý đồ thành lập vùng nhận dạng phòng không tại đây, Hoa lục đã lập tức phản ứng.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Mỹ và Ấn Độ không nên lo xa vì « giao thông trong biển Nam Hải vẫn ổn định »« mọi tranh chấp sẽ được giải quyết song phương bằng tham khảo ý kiến ».

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc để cho báo chí của đảng nhiệm vụ công kích. Trong một bài bình luận, Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi New Delhi đừng rơi vào âm mưu của Hoa Kỳ, trong chiến lược chuyển trục, lôi kéo Ấn Độ vào liên minh bao vây Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đem lợi nhuận kinh tế ra để chiêu dụ Ân Độ với lời kêu gọi « nâng cao quan hệ chiến lược » kể cả trợ giúp, có điều kiện, trong vấn đề hạt nhân.

----------------------







No comments: