Thursday,
January 1, 2015
Bài
đọc liên quan:
Sàn
chứng khoán NYSE kết thúc năm 2014 với giá vàng giảm $17.10 mỗi ounce. Chốt giá
ở mức $1182.90/ounce. So với 1 năm trước vàng chỉ giảm đúng $22.60 mỗi
ounce.
Trong
khi đó, giá dầu thô chốt giá ở mức $53.71/thùng giảm hơn $40/thùng so với ngày
cuối năm 2013. Giá dầu thô giảm là do kết quả của sự ra đời kỹ thuật khai thác
dầu từ đá phiến của Hoa Kỳ. Sự cạnh tranh thị trường dầu hỏa giữa khối Ả Rập và
Hoa Kỳ đã làm giá dầu sụt giảm nhanh. Trong bối cảnh đó, sự kiện Nga chiếm
Crimea của Ukraina chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, và kinh tế Nga sụt giảm
do giá dầu xuống cũng chỉ là một sự ngẫu nhiên hợp lý.
Vì
kinh tế Mỹ phục hồi với tăng trưởng ngoài dự kiến ở mức 5%, nên chỉ tệ đồng đô
la mạnh ở mức 90.28, tăng hơn 3 điểm so với cùng ngày năm ngoái. Chính vì thế
và vì việc Mỹ và châu Âu trừng phạt Nga mà, đồng Rub Nga tiếp tục mất giá với
60.54 Rub mới ăn được 1 đô la Mỹ, so với ngày 31/12/2013 thì Rub Nga mất giá
hơn 27 điểm so với đồng đô la Mỹ - 32.8 rub ăn 1 đô la ở ngày 31/12/2013. So với
hôm qua, đồng Rub Nga tiếp tục mất thêm gần 5 giá. Nó tiên lượng rất xấu cho
kinh tế Nga năm 2015. Vì dầu sẽ tiếp tục giảm cho đến khi giá khai thác 1 thùng
dầu thô từ đá phiến không có lãi - khoảng $37/thùng. Lúc đó, các mỏ khai thác
đá phiến sẽ ngưng hoạt động, và giá dầu sẽ tăng trở lại. Nhưng liệu kinh tế nước
Nga có chịu được đến lúc đó?
Nó
cũng tiên lượng năm 2015 rất căng thẳng giữa 2 phe hắc bạch khi kinh tế Nga,
châu Âu suy thoái. Mọi việc không thể lường được là chiến tranh khu vực có thể
xảy ra hay không?
Tình
hình các cường quốc phân tranh ở biển và các vùng lãnh thổ lân bang đã dẫn đến
nhiều căng thẳng ở các khu vực: Đông Âu, Trung Đông, Bắc Phi và Đông Á. Chỉ duy
nhất ở châu Mỹ và Úc Châu là ổn định, vì những lục địa này tách rời ra khỏi cựu
lục địa nhờ những đại dương.
Cũng
vì lý do các cường quốc phân tranh mà, có giả thiết đưa ra rằng vì các cường quốc
phân tranh mà mới có các vụ rơi máy bay liên tục gần đây của các hãng hàng
không Malaysia và Indonesia. Dù là lý do gì, thì chắc chắn rằng hành khách đi
máy bay lo sợ về phương tiện an toàn nhất trong giao thông này. Và các quốc gia
Malaysia và Indonesia sẽ khó khăn để vực nền du lịch của mình.
Thật
nhỏ bé khi chúng ta ngồi trên máy bay nhìn xuống trái đất. Và những gì chúng ta
vẫn tự hào là những công trình đồ sộ mà con người làm ra trên hành tinh xanh
cũng chả là gì với tạo hóa. Chúng ta như những con kiến tần tảo kiếm ăn, và tạo
dựng so với tạo hóa. Từ thời Coperncius đến Galileo, đến Newton và đến ngày
nay, con người chỉ làm một việc đi tìm quy luật của tạo hóa, thiên nhiên nhằm
hoàn thiện cuộc sống của mình, nhưng nhiều thế hệ, hàng triệu nhà khoa học vẫn
còn rất xa so với tầm tay với đối với thiên nhiên.
Năm
nay Singapore kỷ niệm 50 năm lập quốc - 1965 - 2015. Nhờ vào địa chính trị và
có một lãnh đạo có tầm nhìn mà Singapore từ 1 rẻo đất của Malaysia thuộc địa
Anh, họ đã tách ra và biến mình trở thành 1 con rồng kinh tài Đông Á. Họ cạnh
tranh với Hong Kong trong tài chính ngân hàng. Họ cạnh tranh với Úc về môi trường
sống sạch và xanh. Họ đứng vị trí số 1 về môi trường đầu tư tốt nhất toàn cầu.
Nhưng họ còn đang khó khăn trong an sinh xã hội cho người già. Dù sao thì con rồng
Tân Gia Ba vẫn là bài học cho các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bài
học Tân Gia Ba là bài học của những nhà lãnh đạo quốc gia phải có tầm nhìn và
không vì lợi ích cá nhân. Bài học Tân Gia Ba là bài học của một quốc gia mà thượng
tầng kiến trúc là những con người vì dân vì nước, và luật pháp nghiêm minh, đi
đôi với hạ tầng cơ sở là những con người tuân thủ luật pháp và quy hoạch cho
thiên niên kỷ chứ không vì thế kỷ.
Cũng
50 năm đó, một bài học khác cho thế giới là Hàn Quốc. Hàn Quốc còn là một phép so sánh đối xứng về
mặt toán học giữa Nam Hàn và Bắc Hàn, giống như Đông Đức và Tây Đức trước đây.
Hàn Quốc đã bật dậy chỉ trong vòng chưa tới 3 thập niên. Sau khi thay đổi hiến
pháp vào năm 1987 để biến Hàn Quốc độc tài dưới sự cai quản của quân đội thành
một Hàn Quốc tự do dân chủ. Hàn Quốc và Tây Đức đã minh chứng cho thế giới thấy
rằng, giữa tư bản và cộng sản chế độ nào tốt đẹp hơn? Họ cũng minh chứng cho thấy
rằng giữa đa nguyên tản quyền và đơn nguyên tập quyền thì hình thái xã hội nào
tốt đẹp hơn.
Sau
nửa thế kỷ không nhìn mặt nhau, Hoa Kỳ và Cu Ba đã đi đến bang giao. Người dân
Cu Ba ăn mừng. Nó cũng cho thấy tư bản và cộng sản chế độ nào tốt đẹp hơn.
Nhưng trên tất cả là con người. Nếu con người làm ra những điều tốt đẹp, thì
cũng chính con người làm ra điều tệ hại nhất hành tinh.
Một
nghiên cứu về xã hội học cho thấy, chỉ cần 2% của 1 nhóm người biết đoàn kết lại,
thì nhóm ấy sẽ lãnh đạo cộng đồng còn lại. Đó là một bi kịch cũng là một điều tốt
đẹp. Bi kịch khi 2% ấy lãnh đạo cộng đồng mà không có tầm nhìn cho cộng đồng mà
chỉ vì tư lợi cá nhân. Tốt đẹp khi ngược lại.
Riêng
Việt Nam, mọi con số báo cáo đều tốt đẹp. Tăng trưởng 5.93%, nhưng nếu bỏ đi 12
tỷ đô la kiều hối thì liệu tăng trưởng kinh tế Việt có hay không? Nhất là trong
12 tỷ đô la đó có đến gần 80% là tiền từ thân nhân ở Hoa Kỳ gửi về cho gia đình
sống vật vờ trong lúc kinh tế đang suy thoái tại Việt Nam. Suốt gần 10 năm qua,
lần đầu tiên Việt Nam có suất siêu dương, và tỷ lệ lạm phát thấp nhất nhờ vào sức
mua của dân chúng giảm của một nền kinh tế đang đi xuống mà chưa thấy đáy.
Chính
trị Việt Nam cũng không khá hơn tình hình kinh tế. Nó như câu nói của một quan
chức chính phủ, chúng ta đi, mà không biết đi đâu?
Thiên,
địa, nhân cho 1 gia đình, lớn hơn cho một đất nước, lớn hơn nữa cho toàn cầu,
thì con người vẫn là yếu tố quyết định tất cả. Những Hàn Quốc, Nhật Bản địa lý
và thiên nhiên không thuận lợi, chỉ con người làm nên cường quốc. Những
Nigeria, Việt Nam, Cu Ba, Venzuela, etc đầy thuận lợi về thiên nhiên và địa lý
ưu đãi, nhưng nhược tiểu vẫn là nhược tiểu, cũng bỡi vì con người. Tất cả các
quốc gia không hoặc ít sáng tạo để biết tận dụng tài nguyên vô tận là con người,
mà chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên địa lý mà tạo hóa ban cho đều có kết cục
bi thảm.
Con
người của 2015 vẫn là con người của muôn năm cũ, nhưng chỉ mong rằng con người
của 2015 có tư duy sáng sủa hơn - như câu nói của ông Obama trong bài phát biểu vào ngày
20/11/2014: "We are strangers once, too" một lần nữa chúng ta là những
con người khác biệt. Nước Mỹ đã làm thế để vượt qua đại khủng hoảng 2008. Thế
giới cũng có thể làm thế để thay đổi những lối mòn cũ, nhằm thay đổi diện mạo
thế giới nhân bản hơn, chắc chắn rất khó, nếu không nói là không có giải pháp.
Vì đấu tranh sinh tồn, tư hữu và quyền lực vốn là bản chất của mọi loài - con
người không thoát ra được những bản chất đó để trở thành thánh nhân - thế giới
vẫn không có lối ra.
Nhưng
dù sao thì cũng cứ chúc mừng năm mới để có hy vọng mà sống!
No comments:
Post a Comment