10:35:am
01/01/15
Cuộc
tranh cử tổng thống 2016 bắt đầu từ lúc nào? Có lần nghe nhà báo Dan Baltz của
tờ The Washington Post bảo “bắt đầu ngay sau ngày bầu cử tổng thống 2012 kết
thúc”, cũng có lần được nghe bà Susan Page của tờ USA Today nói với những đồng
nghiệp khác “ngay sau ngày bầu cử giữa kỳ (2014) là đến phiên cuộc đua tranh ghế
tổng thống diễn ra”, và cũng có lần nhìn thấy ông Chủ Tịch Đảng Bộ Dân Chủ New
Hampshire vừa cười vừa bảo chính trị khôn ngoan là người “sửa soạn tranh cử tổng
thống 2016 từ năm… 2000”.
Chẳng
biết ai đúng, ai sai, chỉ thấy những ngày cuối năm ở D.C. mọi người ồn ào về
chuyện những ai sẽ ra tranh cử và những người nào có hy vọng sẽ nắm chiếc chìa
khóa mở cửa Tòa Bạch Ốc. Mọi người đều biết và đồng ý với nhau là còn tới 2 năm
nữa cử tri Mỹ mới đi bầu chọn người lãnh đạo quốc gia, nhưng những cuộc thăm dò
mới được phổ biến trước Tết Dương Lịch 2015 cho thấy vẫn chưa có một chính trị
gia nào có thể qua mặt được bà Hillary Clinton.
Kết
quả cuộc thăm dò do RealClearPolitics thực hiện trong những ngày cuối năm nói rằng
số phiếu cử tri Hoa Kỳ dành cho bà Clinton lên đến 52%, so với con số 34% nói sẽ
ủng hộ ông Cựu Thống Đốc Jeb Bush hay 33% ủng hộ ông Thống Đốc Chris Christie của
tiểu bang New Jersey. Trong trường hợp ông Mitt Romney quyết định dự cuộc đua một
lần nữa, tình hình vẫn không thay đổi: ông Cựu Thống Đốc Massachusetts chỉ có
được 35% tổng số phiếu cử tri toàn quốc, tức vẫn thua bà Cựu Ngoại Trưởng
Clinton chừng 15% tổng số phiếu.
Kết
quả của AP phù hợp với cuộc thăm dò và bản phân tích do Zogby Analytics thực hiện
hàng tuần cho Tòa Bạch Ốc, trong đó viết rằng nếu cuộc bầu cử tổng thống diễn
ra ngay trong lúc này “nước Mỹ sẽ có vị nữ tổng thống đầu tiên” và nhân vật đó
không ai khác hơn, “chính là bà Hillary Clinton”.
Cho
đến tối 31 tháng Mười Hai 2014 vẫn chưa có một chính trị gia Dân Chủ hay Cộng
Hòa nào loan báo quyết định sẽ ra tranh cử tổng thống, nhưng có dự đoán cho rằng
sẽ có cả chục ứng cử viên Cộng Hòa và ít nhất 5 ứng cử viên Dân Chủ dự cuộc đua
chính trị quan trọng nhất nước Mỹ.
Ở
phía đảng Cộng Hòa, 14% cử tri cho hay họ vẫn có cảm tình với ông Mitt Romney,
ông Jeb Bush được 12% phiếu ủng hộ (đa số của lực lượng cử tri bảo thủ). Cũng
trong cuộc thăm dò, tới 20% cử tri Cộng Hòa nói chưa quyết định bò phiếu chọn
ai đại diện cho đảng trong khi tới 53% cử tri Dân Chủ cho biết người được họ ủng
hộ là bà Clinton.
Theo
nhà phân tích bầu cử Michael Driscoll, chuyện bà Clinton và ông Mitt Romney đứng
đầu danh sách là điều không gây ngạc nhiên vì “người Mỹ vẫn tiếp tục nói với
nhau là bà Cựu Ngoại Trưởng hội đủ mọi điều kiện để lãnh đạo quốc gia, dư luận
bên đảng Cộng Hòa cho rằng người có thể đánh bại bà Clitnon chính là ông Mitt
Romney và đang có một cuộc vận đồng nội bộ để ông Romney nhận lời mời tái ứng cử”.
Tin dồn chính trị ở thủ đô cho hay trước đây ông Romney đã lắc đầu, nói với những
người ủng hộ rằng ông “đã may mắn có cơ hội” và “muốn dành cơ hội đó cho người
khác”, nhưng từ cuối tháng 11 đến giờ, tin tức cho thấy hình như ông “đang suy
nghĩ lại”, tức vẫn chưa biết ông sẽ tính như thế nào.
Ông
Driscoll cũng nhắc lại “còn quá sớm” để biết chuyện gì sẽ xảy ra cho cuộc bầu cử
2016 “vì 6 năm trước đây cả thế giới đều nghĩ bà Clinton sẽ làm tổng thống, bất
ngờ có ứng cử viên Barack Obama xuất hiện và tức khắc mọi chuyện thay đổi rất
nhanh chóng”. Về trường hợp ông Romney “đừng quên hồi 2012 ông ta đã phải chống
đỡ bao nhiêu mũi dùi tấn công của các ứng cử viên cùng đảng, trải qua nhiều vất
vả trước khi trở thành người đại diện cho đảng Cộng Hòa”.
Riêng
vể chuyện này, trong một buổi hội luận được tổ chức ở Los Angeles, California,
giữa năm 2014, vợ ông Romney là bà Ann kể lại cho mọi người nghe những gian nan
cả gia đình phải gánh vác trong hơn 2 năm trời “lúc nhà tôi ra tranh cử tổng thống”,
nói thêm nếu phải làm lại lần nữa thì “tôi và các cháu sẽ lắc đầu ngay”. Vẫn
theo lời bà Ann Romney “mệt mỏi lắm, phải chấp nhận hy sinh nhiều lắm chứ không
phải là chuyện thường đâu”. Có thể chữ “mệt mỏi” bà Romney nói đó chắc chắn
cũng là điều ông Romney phải nghĩ đến khi quyết định có ra tranh cử một lần nữa
hay không.
Bất
kể cuối cùng quyết định như thế nào, có chấp nhận gian nan, mệt mỏi khi ra
tranh cử hay không, tất cả những chính trị gia đang nuôi mộng trở thành người
lãnh đạo nước Mỹ sẽ rất bận rộn trong những ngày sắp tới. Những dữ liệu về bầu
cử cho thấy càng ngày, số người ghé thăm những tiểu bang sẽ tổ chức bầu cử sơ bộ
đầu tiên càng đông. Ngay sau ngày bầu cử giữa kỳ 2006 ông Obama ghé New
Hampshire để thăm dò tình hình, lần này bầu cử giữa kỳ chưa diễn ra đã thấy Phó
Tổng Thống Joseph Biden, ông Cựu Thống Đốc Martin O’Mally (Maryland) và bà
Clinton cùng xuất hiện ở New Hampshire tham dự những cuộc thảo luận khác nhau,
sau đó lại kéo sang Iowa để ghi nhận nguyện vọng của cử tri về những vấn đề
quan trọng của đất nước.
Cũng
giống như những chính trị gia khác, ông Phó Biden và bà Clinton đều nói “chưa
quyết định” vẫn “đang suy tính”, nhưng tính từ đầu tháng 11 đến giờ, ông Biden
đã ghé qua nhiểu tiểu bang -trong đó có cả Florida và California-, bà Cliton
cũng liên tục gọi điên thoại nói chuyện với các lãnh tụ đảng bộ địa phương,
phía Cộng Hòa thì những người thân cận với ông Cựu Thống Đốc Jeb Bush cũng điện
thoại cho những nhà ủng hộ, yêu cầu “đừng gật đầu húa hẹn với ai” cho đến khi
ông Jeb Bush báo tin có ra tranh cử hay không.
NHỮNG AI CÓ THỂ RA
TRANH CỬ TỔNG THỐNG 2016?
DÂN CHỦ: dẫn đầu bảng dự đoán
vẫn là bà Hillary Clinton, nhưng Phó Tổng Thống
Joseph Biden, Cựu Thống Đốc Martin O’Mally (Maryland), Cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb (Virginia) đã bắn tiếng nói có thể sẽ dự
cuộc đua. Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders (Vermont)
và Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren (Massachusetts)
cũng được nhiều ngưởi nói tới.
CỘNG HÒA: chưa có chính trị
gia nào thật sự sáng giá, nhưng vẫn có những người được xếp trong danh sách có
nhiều triển vọng thành công tức không chỉ sẽ được đảng để cử mà còn có thể lấy
được ghế tổng thống. Trong số các chính trị gia được nhiều người tin sẽ tranh cử
gồm nhiều vị thống đốc đương nhiệm, như ông Chris
Christie (New Jersey), Bobby Jindal (Louisiana),
John Kasich (Ohio), Mike
Pence (Indiana), Rick Perry (Texas), Scott Walker (Wisconsin), một số cựu thống đốc như
ông Jeb Bush (Florida), Mike Huckabee (Arkansas). Danh sách cũng nói tới 4
vị thượng nghị sĩ đương nhiệm gồm các ông Ted Cruz (Texas),
Rand Paul (Kentucky), Rob Portman (Ohio), Marco
Rubio (Florida) vá một vị cựu thượng nghị sĩ là ông Rick Santorum (Pennsylvania). Ngoài ra còn có bà Carly Fiorina và bác sĩ nổi tiếng Ben Carson, chưa kể đến đồn đãi tin rằng ông Mitt Romney cũng sẽ tái tranh cử.
©
Nguyễn Văn Khanh
©
Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment