Tuesday, March 27, 2012

TS NGUYỄN CHÁNH KHÊ CHƯA ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY BẰNG NƯỚC ! (Phạm Phi Anh)



Phạm Phi Anh  (Minh Cường thực hiện)
Cập nhật lúc :4:00 AM, 27/03/2012

Có ý kiến cho rằng, do máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê đã đăng ký sở hữu trí tuệ, do đó, nhà nước cần cấp kinh phí để TS Khê hoàn thiện chiếc máy. Tuy nhiên, ông Phạm Phi Anh, phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, TS Khê chưa đăng ký sở hữu trí tuệ tại Cục.

<<Làm rõ công nghệ máy phát điện chạy bằng nước>>
<<
Bí mật máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê>>
<<
“Lộ” bí mật công nghệ phát minh máy phát điện của TS Khê>>
<<
Máy phát điện chạy bằng nước của TS Khê không phải đề tài nghiên cứu khoa học>>

- Phóng viên: Xung quanh vụ phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê, có ý kiến cho rằng: “Trong khi chờ đợi cơ quan bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Mỹ và Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ còn đang xem xét bản đăng ký của Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê, Khu Công nghệ cao TP.HCM hoặc Sở KH-CN TP.HCM cần cấp kinh phí cho Tiến sĩ Nguyễn Chánh Khê để hoàn thiện công nghệ...”, ông có thể cho biết triển vọng cấp bằng sáng chế đối với máy trên?

- Ông Phạm Phi Anh, phó Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ: Trường hợp của ông Khê thì Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) đã tra cứu và đến nay ông Khê chưa đăng ký sáng chế phát điện bằng nước của mình tại Cục SHTT.

- Trả lời báo chí, TS Nguyễn Chánh Khê luôn e ngại lộ bí mật công nghệ... Liệu việc đăng ký SHTT có làm lộ bí mật công nghệ?
- Yêu cầu hàng đầu để được cấp bằng sáng chế nói riêng và SHCN nói chung (sau đây gọi là sáng chế) là tính mới. Và chỉ được coi là mới khi thông tin về sáng chế đó chưa được bộc lộ. Do đó, điều đương nhiên là các tác giả phải giữ kín sáng chế của mình. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp có đối tượng thứ hai được tiếp cận thông tin nhưng các đối tượng này cũng bắt buộc phải giữ kín thông tin cho tác giả sáng chế đó. Cụ thể những trường hợp đó là:

Thứ nhất là trường hợp có những công nghệ mà bạn tạo ra nhưng bạn lại không thạo về việc mô tả nó hay nói đúng là làm đơn đăng ký bảo hộ nên bạn phải thuê một đại diện sở hữu công nghệp để người ta có thể lập được đơn cho bạn.

Thứ hai là trường hợp bạn tạo ra một công nghệ nhưng bạn lại không có cách nào để thương mại hóa hay hiện thực hóa giải pháp công nghệ đó để thu hồi lại công sức, tiền của, thời gian mình bỏ ra nên buộc bạn phải liên kết với một ông X nào đó giúp bạn triển khai công nghệ đó và bạn cũng phải nói với người đó chi tiết về công nghệ của mình. Trong cả 2 trường hợp trên, phải ký một hợp đồng gọi là hợp đồng dịch vụ trong đó phải có những điều khoản quy định rõ là những công nghệ mà bạn đã bộc lộ cho họ thì họ không được bộc lộ cho người thứ ba.

Ngoài ra, chính cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cụ thể là Cục SHTT trước khi được phép công khai thông tin sáng chế của bạn thì những người thụ lý đơn bao gồm người nhận đơn, người phân phát đơn, người xử lý đơn cũng không được tiết lộ thông tin sáng chế của bạn mà phải giữ bí mật tuyệt đối. Cục SHTT cũng có những quy định rất cụ thể đối với nhân viên làm việc tại Cục.

- Khi bảo hộ sáng chế thì Cục SHTT sẽ công bố toàn bộ sáng chế một cách chi tiết đến mức người có trình độ trung bình trong cùng lĩnh vực có thể hiểu được.Như vậy, tác giả sáng chế liệu có bị đánh cắp công nghệ?

- Đúng thế. Trong luật SHTT có quy định rằng sáng chế sẽ công bố một cách công khai, chi tiết đến mức mà người có trình độ trung bình trong cùng lĩnh vực hoặc lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được công nghệ ấy. Việc công bố sẽ được thực hiện sau 18 tháng kể từ khi bạn nộp đơn hợp lệ tại cục SHTT và người nộp đơn cũng có quyền yêu cầu được công bố thông tin sớm hơn. Tại sao lại như vậy? Đó là, thông qua việc công bố đó bạn trở thành người được hưởng một quyền gọi là quyền nộp đơn đầu tiên, những người nào nộp sau đó sẽ không còn được quyền hưởng quyền ưu tiên đó nữa.

- Trong trường hợp sáng chế máy phát điện chạy bằng nước của TS Nguyễn Chánh Khê, TS Khê muốn giữ kín hoàn toàn công nghệ của mình. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, tính công nghệ có thể giữ kín nhưng tính khoa học thì phải công khai. Ông nghĩ sao về điều này?

- Thực ra trong luật SHTT không có các khái niệm thế nào là tính khoa học hay tính công nghệ của sáng chế mà người ta chỉ nói rằng, giải pháp ấy phải được bộc lộ công khai, chi tiết như đã nói ở trên. Việc bộc lộ thông tin đó không có nghĩa là bạn bị đánh cắp công nghệ.

Tôi lấy ví dụ, bạn biết nấu cơm, bạn công bố là để nấu cơm phải có nước, có gạo và những người đã từng nấu cơm thì sẽ biết là sẽ nấu thế nào, nhưng để cơm ngon thì vo gạo thế nào, cho bao nhiêu nước, cho bao nhiêu gạo, điều chỉnh lửa ra sao thì chỉ có bạn mới biết và cơm của bạn hoàn toàn khác, ngon hơn hẳn so với cơm của người khác. Và chúng tôi cấp sáng chế cho cơm của bạn chứ không phải là cấp sáng chế cho cơm của người khác.

Quay lại trường hợp của ông Khê, giả thiết bây giờ ông ấy đăng ký sáng chế đó vào đây mà chúng tôi nghi ngờ khả năng áp dụng thì chúng tôi hoàn toàn có quyền yêu cầu ông ấy cho biết chất mà ông ấy dùng để phát điện là chất gì cụ thể để những người khác, như tôi nói ở trên đang có cùng hướng nghiên cứu, người ta khỏi phải tốn công đi tìm chất đó nữa.

Tuy nhiên, trong sáng chế có một thuật ngữ gọi là bí quyết kỹ thuật thì bí quyết kỹ thuật. Cục SHTT không yêu cầu phải bộc lộ bí quyết kỹ thuật.

Bí quyết kỹ thuật là gì, tôi lấy một ví dụ dễ hiểu, ở nông thôn ngày trước bà con thường nấu ngó khoai nước để ăn. Khi nấu nếu khuấy bằng thanh gỗ, tre thì ăn sẽ không bị ngứa, còn khuấy bằng dao, bằng kim loại thì ăn sẽ bị ngứa. Khi đăng ký sáng chế, anh chỉ cần nói là khuấy thôi, chứ không cần nói chi tiết là dùng cái gì để khuấy và chúng tôi cũng không yêu cầu phải bộc lộ chi tiết là khuấy bằng dụng cụ gì vì đó là bí quyết công nghệ.

- Có ý kiến cho rằng, nên đăng đăng ký bảo hộ SHTT nước này chứ không nên đăng ký ở nước khác. Trường hợp TS Khê, có người cho rằng nên đăng ký ở Việt Nam thay vì một nước khác hoặc đăng ký ở nước ngoài rồi thì không cần đăng ký ở Việt Nam nữa. Ông có thể cho biết vấn đề này là thế nào?

- Về mặt nguyên tắc thì tính mới của SHCN có tính chất toàn cầu, còn bảo hộ tài sản trí tuệ thì chỉ có tính chất lãnh thổ. Nếu bạn đăng ký ở quốc gia nào thì bạn được hưởng quyền bảo hộ ở quốc gia đó.

Nếu ông Khê không đăng ký ở Việt Nam mà đăng ký ở một quốc gia khác thì sau này ở Việt Nam có một người nào đó cũng làm ra cái chất để phát điện bằng nước giống của ông Khê thì lúc đó ông Khê không được độc quyền cái đó ở Việt Nam nữa. Và cái người mà tìm ra chất đó ở Việt Nam cũng không được cấp bằng độc quyền vì công nghệ ấy thực tế đã được bộ lộ rồi. Cục SHTT Việt Nam cũng không cấp cho người đó bằng độc quyền sáng chế, nhưng cũng không ai có quyền cấm người đó sử dụng công nghệ ấy.

- Xin cảm ơn ông!

- “TS. Nguyễn Chánh Khê cho biết, sáng chế này (máy phát điện chạy bằng nước) đã được cấp bằng sáng chế tại Mỹ và hiện đang xin đăng ký cấp bằng sáng chế tại Việt Nam” (Theo báo Người Lao Động ngày 15.1).

- “Khi được hỏi “danh tánh” về loại hóa chất “thần kỳ” sử dụng trong máy phát điện bằng nước thì TS. Khê từ chối cung cấp và cho rằng “đây là bí mật công nghệ”!? “ (Khoa học Phổ thông, ngày 16.3)

Minh Cường (thực hiện)

------------------------------------------------

VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN CHẠY BẰNG NƯỚC
của TS Nguyễn Chánh Khê

Sunday, March 11, 2012
Saturday, March 10, 2012
Saturday, March 10, 2012
Friday, March 9, 2012
Friday, March 9, 2012
Friday, March 9, 2012
Thursday, March 8, 2012
Friday, March 2, 2012

.
.
.

No comments: