Saturday, March 17, 2012

NHỮNG THÁCH THỨC CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI ẤN ĐỘ (K. Subarahmanyam, The Indian Express)



K. Subarahmanyam,  The Indian Express

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM  -  Tài liệu tham khảo đặc biệt  -  Thứ sáu, ngày 16/3/2012
TTXVN (Niu Đêli 15/3)
Posted by basamnews on 17/03/2012

Chiến lược gia K. Subarahmanyam nổi tiếng có ảnh hưởng tới các chính sách lớn của Ấn Độ qua đời ngày 2/2. Tờ “The Indian Express mới đây đăng bài viết chưa được công bố của ông về các thách thức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ như sau:

Các thách thức chiến lược đối với Ấn Độ chủ yếu liên quan tới chính sách quốc phòng, chiến lược hạt nhân, và quản lý. Ấn Độ là nước có lực lượng quân sự lớn thứ tư thế giới và đã có 5 cuộc chiến tranh với các nước láng giềng hiện đã được vũ trang bằng vũ khí hạt nhân và có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ lại thiếu khả năng xây dựng các chính sách quốc phòng mang tính định hướng cho tương lai, chỉ xử lý được đối với các biện pháp ngắn hạn, những sai lầm của các đối thủ, và giành được ưu thế cho mình. Việc phân chia chức năng giữa bộ chỉ huy và bộ tham mưu cho phép các viên chỉ huy tập trung vào việc vạch kế hoạch và chinh sách quốc phòng, trong đó có lĩnh vực mua sắm trang thiết bị vũ khí, nguồn nhân lực, và các chính sách ngoại giao quốc phòng. Các viên chỉ huy chiên trường nắm quyền lãnh đạo, xử lý công việc hàng ngày, và huấn luyện binh sĩ. Đó là hoạt động bình thường của tất cả các lực lượng vũ trang lớn và hiện đại, song yêu cầu chỉnh sửa những khiếm khuyết này không tồn tại ở Ấn Độ.

Hiện nay việc hoạch định chính sách quốc phòng không được dự tính trước, mang tính chất ngắn hạn, và mang nặng tính đặc thù. Tình trạng sẵn sàng của các lực lượng vũ trang, sự phối hợp các hoạt động, huấn luyện và vạch kế hoạch không được quan tâm giải quyết. Mặc dù chức Tổng tham mưu trưởng được thảo luận từ nhiều năm qua, song vị trí này không phù hợp với tầm vóc và cấu trúc dân chủ của Ấn Độ; một Hội đồng tham mưu trưởng được lãnh đạo bởi một Chủ tịch Hội đồng tham mưu thì thích hợp hơn. Hội đồng An ninh quốc gia được xem là thực hiện chinh sách một cách không nhất quán và vạch chiến lược không phù hợp, quá bận rộn với các trách nhiệm hành chính. Các cơ quan tình báo được trang bị nghèo nàn trong thời gian dài, và có ít chuyên gia uyên thâm trong các lĩnh vực cần thiết cho các viện nghiên cứu.

Các lực lượng vũ trang cũng chưa hiểu thật thấu đáo về chính sách và chiến lược hạt nhân. Trong kỷ nguyên hạt nhân, vai trò của quân đội rất quan trọng: ngăn chặn chiến tranh bùng nổ bằng các loại vũ khí thích hợp có trong tay, bằng việc triển khai lực lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, các cuộc tập trận và chính sách quốc phòng. Đây là nhiệm Vụ khó khăn và khắt khe hơn nhiều so với hoạt động của quân đội thời bình ở giai đoạn thế giới chưa có vũ khí hạt nhân.

Ấn Độ là một cường quốc hạt nhân thờ ơ. Sau chiến tranh Bănglađét, Niu Đêli lựa chọn chiến lược “giảm răn đe”, song lập trường này không thể duy trì được sau năm 1979 khi cơ quan tình báo đánh giá rằng Pakixtan đã tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân. Sự răn đe hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakixtan thường được phương Tây nhìn nhận qua lăng kính Chiến tranh Lạnh, với sự hoài nghi về khả năng của học thuyết không đánh đòn hạt nhân phủ đầu của Ấn Độ và lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang. Mặc dù lo ngại của họ là lẽ tự nhiên, và Ấn Độ luôn có lập trường cho rằng sự răn đe không tỷ lệ thuận với số lượng các đầu,đạn hạt nhân mà một nước phải đương đầu. Không đánh đòn phủ đầu về bản chất là một sự răn đe trong khi đe dọa đánh đòn phủ đầu rõ ràng là hiếu chiến. Mặc dù Trung Quốc là nước đầu tiên tuyên bố chính sách không đánh đòn hạt nhân phủ đầu, song thách thức lớn nhất từ phía Trung Quốc không phải là đối đầu hạt nhân mà là việc họ bất chấp các quy tắc và luật lệ quốc tế.

Hành động như một nhà nước xét lại coi xuất khẩu khủng bố là một chính sách nhà nước, quan niệm về răn đe của Pakixtan hoàn toàn khác với quan niệm chung được chấp nhận trong cộng đồng quốc tế. Các bài học của Pakixtan từ các cuộc khủng hoảng khác nhau trong 25 năm gần đây là Ấn Độ đã bị răn đe có hiệu quả. Ngoài giai đoạn xảy ra cuộc khủng hoảng Parakram, Ấn Độ, không bao giờ bị răn đe bởi không bao giờ dự định tấn công Pakixtan. Các chính phủ kế tiếp của Ấn Độ đều tuyên bố rằng một nước Pakixtan ổn định và phồn vinh là có lợi cho Ấn Độ, song quan điểm này không bao giờ được đáp lại. Do Pakixtan có khả năng răn đe hạt nhân nên Ấn Độ buộc phải sử dụng tới các biện pháp can dự như một chiến lược duy nhất có thể chống khủng bố. Ấn Độ bị rơi vào thế bất lợi bởi Pakixtan tự xác định họ là đối thủ của Ấn Độ, và quân đội Pakixtan chống lại việc phát triển các quan hệ thương mại và xã hội với Ấn Độ. Do Pakixtan cần tới sự viện trợ của Mỹ nên Oasinhtơn có cơ hội tốt hơn trong việc tăng cường sự phụ thuộc của Ixlamabát nhằm thuyết phục họ từ bỏ sử dụng khủng bố như một công cụ chính sách nhà nước.

Thách thức về quản lý
Ý nghĩ cho rằng các tầng lớp chính trị Ấn Độ chịu giải trình trước công chúng trong các cuộc bầu cử là điều hoang đường. Trong các cuộc bầu cử ở nước này, chỉ cần nhận được sự ủng hộ của 25% cử tri là có thể thắng cử. Điếu đó dẫn tới nền chính trị có lợi cho một số bộ phận dân chúng và gây thiệt hại cho đa số. Như vậy, nền dân chủ không phải bao giờ cũng mang lại một cách công bằng hàng hoá và dịch vụ cho toàn thể dân chúng. Sự tăng trưởng không dung nạp không phải là kết quả của tiến trình toàn cầu hoá, mà là sự bảo trợ của chính trị. Các chính trị gia cũng thường có lợi ích trong việc duy trì tình trạng nghèo khó của cử tri bởi họ sẽ tốn ít tiền hơn để mua phiếu bầu. Chừng nào hệ thống bầu cử quy định ứng cử viên giành số phiếu cao nhất (không cần đa số quá bán) là người thắng cử còn tồn tại thì nạn tham nhũng, nền chính trị dựa trên cơ sở đẳng cấp, và tình trạng nhà nước mang lại hàng hoá và dịch vụ nghèo nàn cho người dân tiếp tục tồn tại, và tiến trình xoá bỏ nghèo đói và mù chữ sẽ bị tổn hại. Giải pháp đơn giản nhất là bầu cử lại nếu ứng cử viên không giành được đa số phiếu bầu, tuy nhiên việc bầu vòng hai lại là một khả năng khác.

Các quan hệ đối ngoại của Ấn Độ
Sự thay đổi của mối quan hệ Ấn -Mỹ từ các nền dân chủ lạnh nhạt với nhau thành các đối tác chiến lược đòi hỏi phải có thời gian, không được đánh giá mối quan hệ này dựa trên số lượng các vụ giao dịch thành công. Các giá trị cùng chia sẻ của hai nước: nền dân chủ, đa nguyên, sự khoan dung, công khai minh bạch, và tôn trọng quyền tự do và quyền con người – đóng vai trò quan trọng lớn hơn trong việc xây dựng một thế giới hoà bình, phồn vinh, dung nạp, an toàn và bền vững. Do vậy, cần phải đánh giá mối quan hệ này trên cơ sở tiến trình xây dựng các cơ cấu khả dĩ giúp đối phó có hiệu quả với các thách thức phải đương đầu trong thế kỷ 21. Ngoài chủ nghĩa khủng bố, các nhà nước thất bại, tội phạm có tố chức, dịch bệnh, và tình trạng phổ biến hạt nhân, hiện tồn tại các thách thức chung khác đối với toàn cầu tại các vùng biển quốc tế, không gian mạng, và không gian vũ trụ

- các vấn đề vốn không thể được giải quyết bằng cách đơn phương hay bởi các liên minh tương tự như NATO. Trong bất kỳ kỷ nguyên nào khác, sự nổi lên nhanh chóng và không thể tránh khỏi của Trung Quốc chắc chắn sẽ dẫn tới chiến tranh, song đó là điều không thể tưởng tượng được trong kỷ nguyên hạt nhân và toàn cầu hoá. Các ưu thế của Mỹ trong cạnh tranh với Trung Quốc như tình trạng dân số đang già đi và không có lợi ở Trung Quốc, chính sách nhập cư của Mỹ và văn hoá sáng tạo của nước này. Tuy nhiên, để duy trì các lợi thế của mình, Mỹ cần tăng cường phát triển quan hệ đối tác với Ấn Độ, một nước dân chủ, đa nguyên và thế tục có lực lượng dân số trẻ và sẽ sớm vượt Trung Quốc về dân số.

Đâu là lợi ích của Ấn Độ? Nếu không bị huỷ hoại bởi tình trạng quản lý kém và nạn tham nhũng hoành hành, tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao sẽ đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Khi đó, Ấn Độ có thể thiết lập sẽ tiếp tục phát triển dựa trên cơ sở nội lực của mình, song không thể vượt qua được khoảng cách quá lớn giữa Ấn Độ với Mỹ và Trung Quốc. Ấn Độ có thể hợp tác với Trung Quốc, nhưng mô hình Trung Quốc không thích hợp với một đất nước đa dạng như Ấn Độ. Suy cho cùng, Ấn Độ có thể thiết lập quan hệ đối tác với Mỹ, đất nước có số lượng lớn người gốc Ấn Độ và cùng chia sẻ những giá trị chung với Ấn Độ. Các nước khác như Nhật Bản, Đức và Pháp cũng phải đương đầu với các quan ngại như Ấn Độ. Các nhà lãnh đạo của thế giới dân chủ phải cùng nhau đương đầu với chủ nghĩa cực quyền và lực lượng Hồi giáo cực đoan, những thứ không thể chỉ đối phó bằng các biện pháp quân sự. Lần đâu tiên trong lịch sử, sự hợp tác toàn diện trong hành động của các nền dân chủ chiếm hơn một nửa dân số toàn cầu do vậy là rất cần thiết. Sự quản lý toàn cầu cần phải dựa trên các hệ thống quan hệ chiến lược song phương giữa các cường quốc dân chủ có thể giúp quản lý hơn là áp đặt các kết quả, và tạo điều kiện cho phản ứng mạnh mẽ đối với các thách thức phải đương đầu.

***

Ấn Độ Dương sẽ còn là sân sau của Ấn Độ bao lâu nữa?
Kumar Singh
The Asian Age

Trong bài viết nhan đề “Ấn Độ Dương sẽ còn là sân sau của Ấn Độ bao lâu nữa? đăng trên tờ “The Asian Age”, nhà phân tích chiến lược Ấn Độ Kumar Singh, cựu Phó Đô đốc, Tư lệnh hạm đội miền Đông Hải quân Ấn Độ bày tỏ lo ngại Ấn Độ Dương sẽ lọt vào vòng kiêm soát của Trung Quốc, đồng thời cho rằng Ấn Độ cần phải nhanh chóng hành động để tránh nguy cơ này. Nội dung bài viết như sau:

Sự thờ ơ của Ấn Độ trong lĩnh vực hoạch định chiến lược, tình báo, an ninh năng lượng, xây dựng cường quốc biển và an ninh quốc gia một lần nữa đã làm bộc lộ những yếu điểm của Niu Đêli qua một loạt những diễn biến gần đây.
- Ngày 7/2 tại Manđivơ xảy ra đảo chính, Tổng thống được bầu thông qua cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở quốc đảo này Mohamed Nasheet bị dí súng vào đầu buộc phải từ chức sau 3 năm cầm quyền.
- Nghiên cứu của trường Đại học Georgetown cho rằng Trung Quốc có khả năng sở hữu tới 3.000 đầu đạn hạt nhân.
- Xâyxen đề nghị cung cấp các cơ sở tiếp tế nhiên liệu cho tàu chiến Trung Quốc.
- Sau khi phong trào nổi dậy được phương Tây (NATO) hậu thuẫn lật đổ chính quyền tại đất nước giàu dầu mỏ Libi, dường như giờ đây sẽ tới lượt Iran cũng có nguồn dự trữ dầu khí dồi dào và đồng minh của nước này là Xyri.
- Sự tan băng rõ ràng trong quan hệ Ấn Độ – Pakixtan tương phản với quan hệ phức tạp và căng thẳng giữa Pakixtan với Mỹ và Ápganixtan.

Tất cả những diễn biến trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới an ninh quốc gia của Ấn Độ.
Trước hết là vấn đề Manđivơ. Cuộc đảo chính mới đây bộc lộ thất bại về tình báo và phản ứng ngoại giao – quân sự của Ấn Độ. Tới thăm quần đảo Manđivơ năm 2005 với tư cách Chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ và tiếp xúc với cảnh sát và lính bảo vệ bờ biển quốc đảo này. Họ bày tỏ lo ngại về việc đưa các giá trị dân chủ vào nước họ cũng như sự nổi lên của thế lực Hồi giáo được Pakixtan khuyến khích. Quần đảo Manđivơ có 1.191 đảo với dân số 400.000 người, trong đó người Hồi giáo chiếm đa số, và nền kinh tế nước này hoàn toàn phụ thuộc vào ngành du lịch.

Một số người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn phản đối chính sách của Chính phủ Manđivơ về phát triển du lịch, điều giải thích tại sao rượu và thịt lợn chỉ được bán tại khoảng 180 đảo du lịch biệt lập nhằm thu hút những khách du lịch giàu có (chủ yếu người phương Tây) tới quốc đảo này để thưởng thức ánh nắng Mặt Trời rực rỡ và những bãi biền tuyệt đẹp. Làm việc tại những đảo du lịch nghỉ mát này không phải người địa phương mà là những người nước ngoài được thuê từ châu Âu, Ấn Độ, Philíppin, Xri Lanca, Nêpan. Người gốc Manđivơ sống trên khoảng 300 đảo riêng biệt, trong; đó có thủ đô Malê, một đảo nhỏ dài khoảng 3 dặm. Theo tin tình báo, một số người Manđivơ tham gia các nhóm khủng bố tại vùng Casơmia, và chỉ riêng điều này cũng đã là lý do khiến Ấn Độ phải quan tâm tới việc có một chính phủ thân thiện và ôn hoà như ở Manđivơ. Hơn thế nữa, dự tính sau năm 2030, quốc đảo Manđivơ sẽ bị nhấn chìm do tình trạng nước đại dương dâng cao bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu và người nước này được cho là sẽ di cư tới bang Kêrala của Ấn Độ.

Thứ hai, vấn đề hạt nhân của Trung Quốc. Đánh giá gần đây của Mỹ về kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh vượt xa con số các phương tiện thông tin đại chúng vẫn đưa ra trước đây: 240 đơn vị đầu đạn hạt nhân. Con số thông báo của Đại học Georgetown cho thấy tình báo Ấn Độ “mù tịt” về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng như việc Ấn Độ hoàn toàn thiếu tin tức tình báo về Trung Quốc. Điều đó cũng có nghĩa là đã tới lúc Niu Đêli cần phải xem xét lại kho vũ khí hạt nhân cũng như học thuyết hạt nhân của mình.

Thứ ba, Xây Xen đề xuất cho tàu chiến Trung Quốc cập các bến cảng nước này chứng tỏ thất bại về ngoại giao và tình báo của Ấn Độ ở ngay sân sau cua mình. Với việc Trung Quốc sẽ sớm sử dụng cảng Gwada (Pakixtan), Hambantota (Xri Lanca) và các bến cảng mới ở Chittagong (Bănglađét), đều là các cơ sở do Trung Quốc cấp vốn và xây dựng, việc Ấn Độ Dương trở thành “cái hồ của Trung Quốc” chỉ còn là vấn đề thời gian và Hải quân Ấn Độ đang đánh mất chút lợi thế còn lại về công nghệ (hoạt động truyền dữ liệu và lực lượng không quân của hải quân) đối với Hải quân Trung Quốc.

Có rất ít người Ẩn Độ (thậm chí còn ít hơn nữa trong các cơ quan tình báo và quân đội) biết tiếng Trung Quốc. Bởi vậy việc dạy tiếng Trung Quốc trong các trường học phổ thông và thành lập Viện nghiên cứu quốc gia về Trung Quốc là yêu cầu bức thiết. Những nhà ngoại giao, các nhân viên tình báo và quân sự Ấn Độ được lựa chọn cần phải được học các lớp huấn luyện tại Viện nghiên cứu này. Điều đó sẽ giúp cung cấp cho lãnh đạo đất nước những thông tin tình báo tin cậy về các nỗ lực kinh tế, quân sự và ngoại giao của Trung Quốc nhằm giúp Ấn Độ có thể bảo vệ lợi ích quốc gia của mình đúng lúc và không bị bất ngờ. Điều đáng khuyến khích là Học viện hải quân Ấn Độ tại Eizimala, bang Kêrala, đã bắt đầu dạy tiếng Trung Quốc và tiếng Arập cho các học viên.

Thứ tư, sự thay đổi chế độ được NATO khuyến khích và trợ giúp. Trên thế giới có hàng chục chế độ cực quyền, song phương Tây muốn chỉ nhìn thấy sự thay đổi ở những nước nhiều dầu mỏ như Libi và Iran. Xyri có ít dầu mỏ nhưng được lựa chọn cho sự thay đổi vì những lý do địa chính trị.

Tại Xyri người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số (74%), trong khi quyền lực lại nằm trong tay người Hồi giáo dòng Shiite chiếm có 12% dân số. Giới cầm quyền Xyri rất thân thiện với Iran (nước duy nhất trên thế giới người Shiite- chiếm đa số) và có quan hệ tốt với Irắc và Apganixtan. Việc thay đổi chế độ ở Xyri là rất khó khăn do căn cứ hải quân duy nhất Tartou

của Xyri có tàu chiến của Nga, bởi vậy hải quân phương Tây sẽ không thể có được một hải cảng thân thiện dùng cho các hoạt động phục vụ cho việc thay đổi chế độ như từng xảy ra tại Libi như trường hợp hải quân Anh sử dụng cảng Benghazi. Bởi vậy, Tổng thống Assad có thể sống sót trước “làn sóng thay đổi chế độ” hiện nay.

Do Iran không có vũ khí hạt nhân như Bắc Triều Tiên, nên nước này chỉ có thể đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz. Ngoài việc khai trương máy ly tâm làm giầu urani thế hệ thứ 4 và làm giàu chất phóng xạ này tới 20%, cấm vận dầu lửa đối với 6 nước châu Âu, việc bị cáo buộc gây ra các cuộc tấn công hai ngày 13-14/2 vào các nhà ngoại giao Ixraen đã làm gia tăng khả năng xảy ra một cuộc tấn công phối hợp giữa Ixraen và Mỹ nhằm vào Iran. Bất kỳ một hành động tương tự nào như vậy cũng sẽ gây hậu quả tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu, trong đó các nước như Ấn Độ sẽ bị tác động nhiều nhất bởi lượng dự trữ dầu mỏ chiến lược của Ấn Độ chỉ đủ dùng trong 30 ngày thay vì 180 ngày theo tiêu chuẩn quốc tế. Thậm chí ngay cả trong trường hợp hải quân Mỹ dùng vũ lực giữ cho eo biển Hormuz lưu thông thì cuộc xung đột tất yếu sẽ dấn tới các cuộc tấn công bằng không quân và tên lửa hành trình của phương Tây nhằm vào các hải cảng, sân bay, các đơn vị tên lửa ven biển và các cơ sở quân sự khác cũng như “các cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân” của Iran. Cuộc xung đột sẽ kéo dài nhiều tuần, eo biển Hormuz sẽ bị đóng cửa. Vì vậy, Ấn Độ cần tăng cường nhanh lượng dự trữ dầu lửa và khí đốt tự nhiên, sớm vận hành các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Koodankulam cùng các kế hoạch tổng thể về sơ tán các công dân của mình khỏi khu vực Tây Á./.

.
.
.

No comments: