Saturday, March 17, 2012

NHẬT BẢN PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM NHẬP HẢI PHẬN (Mure Dickie & Kathrin Hille, Financial Times)



Mure Dickie & Kathrin Hille
Financial Times   16.03.2012

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ

Nhật Bản chính thức phản đối việc một chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đi vào hải phận chung quan một nhóm đảo ở biển Đông Hải do Tokyo kiểm soát và Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Sự việc xảy ra hôm thứ Sáu gần quần đảo Senkaku, vốn được Trung Quốc gọi là Điếu Ngư Đài, có nguy cơ tái phát mâu thuẫn ngoại giao giữa hai cường quốc đứng đầu châu Á và chắc chắn thổi bùng quan ngại về sự cứng rắn của Trung Quốc trong những tranh chấp về đường ranh hàng hải.

Bộ Ngoại giao Nhật đã triệu hồi đại sứ Trung Quốc đến để phản đối điều mà họ gọi là sự xâm nhập “cực kỳ nghiêm trọng” của tàu Hải giám Trung Quốc vào vùng biển Senkaku. Bộ này nói rằng chiếc tàu Trung Quốc đi vào vùng hải phận bất chấp “những cảnh cáo liên tục” từ tuần duyên Nhật.

Trong khi Bắc Kinh liên tục lập luận rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo, sự kiện hôm thứ Sáu là lần đầu tiên những chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng hải phận của hòn đảo kể từ tháng Tám năm ngoái.
Một chạm trán giữa một tàu đánh cá Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật trong khu vực này hăm 2010 đã khởi đầu cuộc tranh chấp nghiêm trọng nhất giữa Bắc Kinh và Tokyo trong nhiều năm, khiến hai bên đã đình chỉ những tiếp xúc chính thức và trao đổi thương mại.

Nhật Bản đã trao trả viên thuyền trưởng của chiếc tàu đánh cá Trung Quốc, vốn dường như đã cố tình đâm vào tàu tuần duyên, và ông đã trở về lại Trung Quốc. Tuy nhiên, một uỷ ban tái xét của cơ quan công tố dân sự Nhật đã yêu cầu mở lại vụ án xét xử viên thuyền trưởng vì những tội danh bao gồm phá hoại tài sản, và ông đã bị truy tố trong tuần này.

Sự kiện hôm thứ Sáu xảy ra trong một cuộc tuần tra của hai chiếc tàu Hải giám Trung Quốc, trong đó, với một hành động bất thường, được thông báo bởi Cục Hải dương Quốc gia, một cơ quan cấp bộ chuyên về chính sách biển.

Hai chiếc tàu này đã đến khu vực gần hòn đảo vào lúc 5 giờ sáng, giờ địa phương hôm thứ Sáu, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc thông báo trên trang mạng của mình. “Cuộc tuần tra này phản ánh quan điểm nhất quán của chính quyền về chủ quyền đối với hòn đảo Điếu Ngư Đài,” cơ quan này nói.

Sau đó, cơ quan này lại đưa ra một thông báo thứ hai nói rằng các tàu hải giám đã phát hiện một chiếc tàu tuần duyên của Nhật. Họ nói rằng các tàu Trung Quốc đã tự nhận diện mình và yêu cầu chiếc tàu Nhật tự nhận diện và thông báo vị trí của mình.

“Chiếc tàu của NHật đã không trả lời yêu cầu của chúng tôi, nó theo dõi đội hình của chúng tôi,” cơ quan này nói.
Sự tranh chấp xảy ra trong thời điểm vô cùng nhạy cảm trong khu vực đối với những dấu hiệu ngày càng cương quyết của Trung Quốc trong việc nhấn mạnh chủ quyền lãnh thổ của mình.

Một cuộc tranh luận nảy lửa cũng đang xảy ra giữa các thành phần thảo chính sách ngoại giao về Trung Quốc nên làm thế nào để cân bằng việc tuyên bố chủ quyền hàng hải và quyền lợi của mình với việc tuyên bố rằng chính sách ngoại giao của mình là giữ hoà khí với các nước láng giềng.

Một người phát ngôn bộ ngoại giao đã làm mọi người ngạc nhiên vào tháng trước khi ông nói “không một quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, đã tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ vùng biển Đông.”

Nhiều chuyên gia an ninh xem tuyên bố này như là dấu hiệu rằng Bắc Kinh đang tìm cách hướng đến một định nghĩa đối với những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của mình để được dễ hiểu hơn và được các nước láng giềng chấp nhận.

Nhưng điều này lại gây trang cãi trong nước. “Không một cơ quan hoặc cá nhân nào có thể đưa ra những quyết định về các vấn đề này,” Tra Đạo Huỳnh, một chuyên gia chủ quyền hàng hải và an ninh năng lượng tại Đại học Bắc Kinh nói.

Thiếu tướng La Nguyên, một học giả quân sự nổi tiếng với quan điểm diều hâu, cũng vừa đề xuất trong tháng này rằng Trung Quốc nên thành lập một lực lượng tuần duyên toàn diện để chịu trách nhiệm giám sát vùng biển của quốc gia. Một số các cơ quan đang cùng chịu trách nhiệm việc này. Cơ quan Hải giám Trung Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ vùng hải phận và đặc khu kinh tế liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, trong khi Cục Ngư nghiệp quản lý những tranh chấp về khai thác cá và cũng là một lực lượng bảo vệ hải phận.

Việc Bắc Kinh ứng xử trong sự kiện tuần tra Điếu Ngư Đài hôm thứ Sáu thì khác với những sự kiện khác trong hai năm qua trong đó các quốc gia láng giềng đã tố cáo các tàu Trung Quốc xâm nhập hoặc có những hành động mạnh bạo.

Trong đa số các trường hợp, các cơ quan công lực có liên quan đã im lặng và để Bắc Kinh sau đó lên tiếng qua bộ ngoại giao.

.
.
.

No comments: