Monday, March 26, 2012

NHỮNG RẠN NỨT CỦA KHỐI CÁC QUỐC GIA BRICS (Brahma Chellaney)



Brahma Chellaney
Bài viết gốc: TheCracks in the BRICS

BS Hồ Hải dịch
Chủ nhật, ngày 25 tháng ba năm 2012

Bài viết của ông Brahma Chellaney, ông là Giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở New Delhi, là tác giả của cuốn sách “Juggernaut châu Á và Nước: chiến trường mới của châu Á.

NEW DELHI - Khi chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh hàng năm mới nhất của mình tại New Delhi vào ngày 28-29 tháng Ba, nhóm BRICS - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Hoa, và Nam Phi - vẫn còn là một khái niệm trong việc tìm kiếm một bản sắc chung và hợp tác thể chế hoá. Đó là điều không đáng ngạc nhiên, vì là những quốc gia có những hệ thống chính trị rất khác nhau, những nền kinh tế, những mục tiêu quốc gia, lại có vị trí địa lý ở những nơi khác nhau của thế giới. Tuy nhiên, năm nền kinh tế mới nổi tự hào về việc họ đã tạo ra một sáng kiến toàn cầu quan trọng đầu tiên không thuộc phương Tây.

Việc thiếu mặt bằng chung giữa các nước trong khối BRICS đã gợi cho những người hoài nghi gọi nhóm này bằng một từ viết tắt không thực tế. Tuy nhiên, với những người ủng hộ thì, nó là một sản phẩm của sự chuyển giao quyền lực đang diễn ra toàn cầu hiện nay, và có tiềm năng để phát triển thành một công cụ quan trọng trong việc hình thành kiến ​​trúc quản trị toàn cầu - là bà đỡ của một trật tự thế giới mới.

Sau hết là, các nền kinh tế trong khối BRICS có khả năng là nguồn quan trọng nhất của tăng trưởng toàn cầu trong tương lai. Họ đại diện cho hơn 1/4 diện tích của Trái đất, hơn 41% dân số, gần 25% GDP của thế giới, và gần một nửa của tất cả các nguồn dự trữ ngoại hối và vàng. BRICS, trên thực tế, cũng có thể được gọi là R-5(1), sau khi đồng tiền của các thành viên - đồng rúp (nga), real (Brazil), rupee (Ấn Độ), renminbi (nhân dân tệ của Trung Hoa), và đồng rand (Nam Phi).

Tại hội nghị thượng đỉnh New Delhi, các nhà lãnh đạo BRICS sẽ thảo luận về những sáng kiến tạo ra các tổ chức liên kết, đặc biệt là có một ngân hàng phát triển phổ biến mà có thể giúp huy động tiết kiệm giữa các nước. Hiện nay, các nước BRICS chỉ là một khối lỏng lẻo không chuẩn mực. Nếu các nhà lãnh đạo của nhóm thất bại trong việc thực hiện tiến trình thành lập một cơ cấu tổ chức, họ sẽ đi đến việc cho vay bằng tín dụng thư sẽ đưa đến bất đồng và khối này đơn thuần là một "nơi chỉ có nói" cho những quốc gia quá đa dạng, nó làm quyền lợi của họ bị chia sẻ, và không có bất kỳ một quy mô nào có thể chuyển thành một kế hoạch chung để hành động.

Năm ngoái khối 4 nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Hoa) đã trở thành BRICS với việc bổ sung của Nam Phi. Khái niệm BRIC, hình thành vào năm 2001 bởi Jim O'Neill(2) của Goldman Sachs, ông này đưa ra bao gồm bốn quốc gia ban đầu, cho đến năm 2008, khi các ngoại trưởng gặp nhau bên lề một cuộc họp ba bên Nga-Ấn Độ-Trung Hoa (RIC). Thêm vào đó, Brazil đã mở đường cho hội nghị thượng đỉnh BRIC đầu tiên trong năm 2009, một cách thú vị, nó làm nên (piggyback: peak-a-back) Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) họp tại Yekaterinburg của Nga, năm đó.

Hiệp hội đã giúp SCO
- vẫn phần lớn là các doanh nghiệp Trung-Nga - để nhận được sự công khai hơn, nhưng nó để lại các nước BRIC một không gian nhỏ để bắt đầu xây dựng một kế hoạch hành động thống nhất. Việc mở rộng tiếp theo bao gồm Nam Phi đã làm cho BRIC thành một nhóm toàn cầu, đe dọa một sáng kiến khác được đưa ra lúc ấy không thích hợp, là hình thành lập nhóm các nước IBSA (Ấn Độ, Brazil, và Nam Phi).

Đối với Brazil, Nga, Ấn Độ, và Nam Phi, nhóm BRICS đóng vai trò như một diễn đàn để nhấn mạnh sức mạnh gia tăng kinh tế của họ và giới thiệu sự xuất hiện của họ như là người chơi toàn cầu. Tuy nhiên, đối với Trung Hoa, họ không cần sự công nhận như là một cường quốc đang lên của thế giới, BRICS là một thực tế hiển nhiên - không chỉ là biểu tượng - mà là lợi ích. Kết quả là, Trung Hoa thực sự đã tạo ra cho mình thành một chiếc bóng bao trùm lên cả khối BRICS, ví dụ như, Trung Hoa đã công khai đòi hỏi để kiểm soát ngân hàng phát triển được đề xuất hình thành của nhóm - một việcđối với Ấn Độ và Nga, đặc biệt là miễn cưỡng chấp nhận.

Vào thời điểm khi Trung Hoa đang bị áp lực vì bảo hộ giá trị của đồng Nhân dân tệ để duy trì khả năng cạnh tranh xuất khẩu, các khuôn khổ BRICS cung cấp một nền tảng để mở rộng vai trò quốc tế của đồng tiền của . Là một phần của nhiệm vụ của cho một loại tiền tệ toàn cầu mà có thể cạnh tranh với đồng đô la hoặc đồng euro, một Trung Hoa giàu tiền mặt có kế hoạch mở rộng các khoản cho vay đồng nhân dân tệ cho các thành viên BRICS khác.

Cho vay và kinh doanh trong đồng Nhân dân tệ có khả năng để tăng cường vị thế quốc tế của Trung Hoa và giúp Trung Hoa lấn át các thành viên hơn nữa. Tuy nhiên, hạ thấp tiền tệ và ẩn trợ cấp xuất khẩu đã phá hoại hệ thống sản xuất ở các nước BRICS khác, đặc biệt là đối với Ấn Độ và Brazil.

Những người ủng hộ khái niệm BRICS dù sao vẫn hy vọng rằng nhóm có thể phục vụ như là một chất xúc tác cho cải cách thể chế toàn cầu. Với tình hình các thỏa thuận quốc tế còn lại hầu như đứng yên từ giữa thế kỷ XX (ngay cả như với các cường quốc kinh tế không phải của phương Tây và những thách thức kinh tế phi truyền thống đang nổi lên), thế giới cần nhiều sự góp phần hơn là kiểu như những bước đi miễn cưỡng và không mạch lạc như hiện nay. Ví dụ, sự hình thành G-20, là một ngẫu hứng thiết kế để trì hoãn việc cải cách tài chính thực sự.

Trong thực tế, các biện pháp nhún nhường thực hiện phân phối thay đổi quyền lực toàn cầu đã bị giới hạn hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế, với các nước nòng cốt có quan điểm cứng rắn trong quan hệ quốc tế - về hòa bình và an ninh - đã duy trì sự bảo thủ độc quyền của một số ít các quốc gia.

Trung Hoa không phải là quốc gia có chung tư duy với các nước khác trong BRICS khi nói đến cải cách thể chế toàn cầu. Nó là một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại (revisionist) liên quan đến kiến ​​trúc tài chính toàn cầu, nó đang đòi hỏi phải có một sửa chữa lớn đối với hệ thống Bretton Woods(3). Nhưng Trung Hoamột cường quốc mà hiện nay đối với hệ thống Liên hiệp quốc, kiên định phản đối mở rộng thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an. Trung Hoa muốn đất nước duy nhất của châu Á với một ghế thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - một lập trường mà đặt Trung Hoa xung đột với Ấn Độ.

Nếu các nước BRICS hình thành một nhóm gây áp lực trong quan hệ quốc tế, họ phải đồng ý về những gì họ tin là đạt được mục tiêu chính trị và kinh tế. Ví dụ, họ đã thống nhất chung về sự thất vọng của họ - nhưng đề xuất của họ không được đáp ứng - về tình trạng đồng USD là đồng tiền dự trữ của thế giới. Thật vậy, mối quan hệ song phương đối với họ là quan trọng nhấtmỗi nước BRICS có với Hoa Kỳ, chứ không phải là ý nguyện chung của BRICS.

Trên tất cả là, khái niệm BRICS là đại diện, là sự mong muốn của các thành viên để làm cho trật tự toàn cầu tốt hơn. Nhưng không chắc chắn liệu các thành viên của nhóm sẽ phát triển thành một nhóm thống nhất với mục tiêu và cơ chế thể chế đã được xác định. Trong những ngày tới, chúng ta có thể tìm hiểu xem cho tới bao giờ thì các nước BRICS sẽ làm được nhiều hơn một từ viết tắt dễ nhớ hay chỉ là với một việc làm vô ích như đã diễn ra trong những năm qua.

Project Syndicate 2012

Ghi chú của người dịch:

1. R-5: Theo tác giả là chữ viết tắt bằng tiếng Anh của 5 đồng tiền ở 5 nước trong nhóm BRICS như đã chua thêm trong bài viết của người dịch.

2. Jim O'Neill: là một nhà kinh tế học và là chủ tịch của Tập đoàn ngân hàng đầu tư và chứng khoán Goldman Sachs. Ông nổi tiếng với lý thuyết đưa ra khối 4 nước mới nổi BRIC hồi năm 2001 với bài viết: "The World Needs Better Economic BRICs." Sau này bài viết này đã phát triển thành một cuốn sách có tên là: "Building better global economic BRICs"

3. Hệ thống Bretton Woods: xem lại bài: Quay về hệ thống Bretton Woods.
----------------------------------------

Bài viết cùng tác giả:

Bài viết liên quan:

.
.
.

No comments: