Monday, March 26, 2012

MYANMAR GIẢI PHÓNG CHÂU Á NHƯ THẾ NÀO (Robert D. Kaplan)



Robert D. Kaplan
Nguồn: Stratfor

FitFormFunction-XCàfeVN chuyển ngữ

Việc Myanmar mở rộng tự do và bình thường hóa quan hệ với thế giới bên ngoài đang diễn ra có khả năng làm ảnh hưởng sâu sắc đến địa hình chính trị ở châu Á - và tất cả cho sự tốt lành.

Về mặt địa lý, Myanmar thống trị vịnh Bengal. Đó là nơi mà các lĩnh vực ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ phủ lên nhau. Myanmar cũng dồi dào với dầu hỏa, khí đốt tự nhiên, than đá, kẽm, đồng, gỗ, đá quý và thủy điện, cùng với một số mỏ uranium. Là phần thưởng của khu vực Ấn-Thái Bình Dương, Myanmar đã bị khóa chặt bởi chế độ độc tài trong nhiều thập niên, ngay cả lúc Trung Quốc tước dần dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hãy nghĩ rằng Myanmar như là một Afghanistan khác về tiềm năng để thay đổi một khu vực: mấu chốt là, mảnh ráp của địa hình chiến lược quan trọng bị tàn phá bởi chiến tranh và một chính phủ không hiệu quả, nếu được bình thường hóa, sẽ mở ra các tuyến đường thương mại cho mọi hướng.

Kể từ khi triều đại nhà Nguyên của Trung Hoa (dân tộc Mông Cổ) xâm lược Myanmar vào thế kỷ 13, Myanmar đã bị bao trùm bởi một Đại Trung Hoa, khi không có rào cản địa lý khó vượt qua hay những chướng ngại kiến trúc như Vạn Lý Trường Thành để tách hai vùng đất - mặc dù rặng Đọan Hoành Sơn chia biên giới hai nước. Đồng thời, trong lịch sử Myanmar đã từng là nhà của cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ - theo xã hội học là một thiểu số trung gian - đã tạo điều kiện cho Anh quốc nắm chặt Myanmar như là một phần của một Đại Ấn Độ - Anh.

Nhưng nếu tiếp tục trên con đường cải cách như mở các mối liên kết với Hoa Kỳ và các nước láng giềng, chứ không phải vẫn còn là một vùng đất có nguồn tài nguyên thiên nhiên bị Trung Quốc khai thác, Myanmar sẽ phát triển thành một trung tâm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên theo quyền lợi của riêng của họ, thống nhất các tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á tất cả vào một sinh thể liên tục. Và mặc dù ảnh hưởng của Trung Quốc tại Myanmar sẽ giảm bớt trong điều kiện tương đối, Trung Quốc vẫn sẽ được hưởng lợi vô cùng. Thật vậy, Côn Minh, tỉnh Vân Nam phía nam của Trung Quốc,sẽ trở thành thủ đô kinh tế của khu vực Đông Nam Á, nơi dòng sông và các tuyến đường sắt từ Myanmar, Lào và Việt Nam sẽ hội tụ.

Phần lớn hoạt động của cơ sở hạ tầng này đã được tiến hành. Tại Ramree đảo ngoài khơi bờ biển Tây Bắc Arakan của Myanmar,người Trung Quốc đang xây dựng đường ống dẫn dầu và khí thiên nhiên từ châu Phi, vùng Vịnh Ba Tư và vịnh Bengal qua trung tâm của Myanmar đến Côn Minh. Mục đích là để giảm bớt sự phụ thuộc của Trung Quốc trên eo biển Malacca, thông qua đó bốn phần năm số nhập khẩu dầu thô của đang đi ngang qua hiện nay. Cũng sẽ có tuyến đường sắt tốc độ cao dọc theo tuyến đường này vào khoảng năm 2015.

Ấn Độ cũng đang xây dựng một trạm thiết bị năng lượng tại Sittwe, phía bắc của Ramree, trên bờ biển của Myanmar, nơi sẽ có tiềm năng dẩn khí thiên nhiên ngoài khơi phía tây bắc thông qua Bangladesh đến vùng rộng lớn có số nhân khẩu loan như mực là Tây Bengal[,] một bang của Ấn Độ. Tuyến đường ống dẫn của Ấn Độ thực sự sẽ chia thành hai hướng, với một tuyến đường khác đề xuất ở phía bắc bao xung quanh Bangladesh. Hàng hóa thương mại sẽ theo tuyến đường cao tốc mới sắp được xây dựng cho Ấn Độ. Kolkata(*), Chittagong và Yangon cuối cùng rồi sẽ là một phần của một thế giới Ấn Độ Dương, hơn là những thành phố trong ba quốc gia riêng biệt,.

Thực tế nổi bật ở đây là việc giải phóng Myanmar, phần đông bắc của Ấn Độ cho đến nay có đất liền bao quanh, nằm ở phía bên kia của Bangladesh, cũng sẽ được mở ra bên ngoài. Đông Bắc Ấn Độ đã bị thiệt thòi vì vị thế địa lý xấu và kém phát triển, kết quả là nó đã trải qua khoảng hàng chục cuộc nổi dậy trong những thập niên gần đây. Được bảo vệ bởi đồi núi và rừng rậm, vùng đông bắc Ấn Độ bị cắt khỏi Ấn Độ cách chính xác bởi vùng Bangladesh cật lực nghèo khó ở phía tây và bởi Myanmar, về phía đông, cho đến nay là một vùng kín không phát triển. Tuy nhiên, việc mở cửa chính trị của Myanmar và phát triển kinh tế làm thay đổi địa hình chính trị thực tế này, bởi vì cả hai miền đông bắc Ấn Ðộ và Bangladesh sẽ được hưởng lợi từ đổi mới chính trị và kinh tế của Myanmar.

Với việc đói nghèo được suy giảm phần nào trong tất cả các khu vực này, áp lực trên Kolkata(*) và Tây Bengal sẽ được giảm nhẹ trong việc hấp thụ những người tị nạn kinh tế. Điều này tăng cường vô hạn cho Ấn Độ, nơi có đất giáp với các quốc gia nửa mùa trong tiểu lục địa (Pakistan, Nepalvà Bangladesh) đã làm suy yếu khả năng của họ để trù họach quyền lực chính trị và quân sự ra ngoài vào châu Á và Trung Đông. Nói rộng hơn, một Myanmar tự do hóa thu kéo Ấn Độ sâu hơn vào châu Á,để Ấn Độ có thể cân bằng cách hiệu quả đối với Trung Quốc.

Nhưng trong khi tương lai vẫy gọi với những cơ hội, hiện tại vẫn còn chưa đảm bảo. Việc chuyển đổi chính trị ở Myanmar đang chỉ bắt đầu,và nhiều thứ vẫn có thể đi sai. Vấn đề là, giống như tại Nam Tư và Iraq, địa phương tính và dân tộc tính làm chia rẻ.

Myanmar là một vương quốc rộng lớn được cấu tạo xung quanh trung tâm của thung lũng sông Irrawaddy. Ngôn từ Miến tộc dành cho thung lũng này là Myanmar, do đó cũng là tên chính thức của đất nước. Nhưng 1/3 dân số không phải là dân tộc Miến Điện, ngay cả những khu vực thuộc dân tộc thiểu số nằm rải rác ở các vùng biên giới tính ra là bảy trong số 14 bang của Myanmar. Những vùng đồi núi quanh thung lũng Irrawaddy có dân cư của tộc Chin, Kachin, Shan, Karen và Karenni, những người này cũng có quân đội riêng của họ và các lực lượng không chính quy, đã từng chiến đấu với quân đội quốc gia mà người Miến kiểm soát kể từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.

Tệ hơn nữa, những khu vực đồi núi của các sắc tộc thiểu số đông dân cư thì lại nội xẻ. Ví dụ, khu vực Shan cũng là quê hương của người Was, Lahus, Paos, Kayans và dân các bộ tộc khác. Tất cả các nhóm này là các sản phẩm của lịch sử di cư từ Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Thái Lan và Cambodia, như thế người Chin ở miền tây Myanmar hầu như không có gì chung với người Karen ở miền đông Myanmar. Cũng không có một cộng đồng ngôn ngữ và văn hóa giữa các tộc Shans và tộc người Miến Điện, ngoại trừ Phật giáo của họ. Cũng như Arakanese, người thừa kế một nền văn minh vùng ven biển chịu ảnh hưởng của Hindu Bengal, họ cảm thấy đặc biệt bị ngắt kết nối từ phần còn lại của Myanmar và so sánh hoàn cảnh của họ với những dân tộc thiểu số bị tước quyền công dân ở Trung Đông và châu Phi.

Nói cách khác, chỉ đơn giản tổ chức các cuộc bầu cử thì không đủ nếu tất cả các cuộc bầu cử mang lại sức mạnh dân tộc Miến Điện mà không thỏa hiệp với các dân tộc thiểu số. Quân đội lên nắm quyền ở Myanmar vào năm 1962 để kiểm soát các vùng biên giới dân tộc thiểu số đông dân cư xung quanh thung lũng Irrawaddy.Quân đội đã quản lý cho một nửa thế kỷ. Myanmar có vài tổ chức hoạt động mà không phải là quân sự chiếm ưu thế. Một hệ thống với quyền lực hào phóng trao cho các dân tộc thiểu số phải được xây dựng từ đầu, hội nhập hòa bình các dân tộc thiểu số bất kham đòi hỏi phải tổ chức sôi động của liên bang.

Myanmar, đó là sự thật, trở nên ít áp lực và cởi mở hơn với thế giới bên ngoài. Nhưng bên trong và chính nó không làm nên một nhà nước thể chế hoá cách khả thi. Tóm lại, để Myanmar thành công, ngay cả trong việc kiểm soát dân thường, quân đội sẽ phải đóng một vai trò quan trọng trong nhiều năm tới, bởi vì nó chủ yếu là những cán bộ biết làm thế nào để điều động.

Nhưng với nguồn tài nguyên thiên nhiên bao la của họ và dân số khá lớn 48 triệu, nếu Myanmar có thể xây dựng các tổ chức xuyên-sắc tộc trong những thập niên tới, nó có thể tiến gần thành một sức mạnh hạng trung với quyền lợi của riêng họ - một cái gì đó mà không nhất thiết phải gây tổn hại cho lợi ích của Ấn Độ và Trung Quốc, và, bằng cách này, sẽ mở ra thương mại trên toàn châu Á và thế giới Ấn Độ Dương.

(*) Xưa gọi là Calcutta

.
.
.





No comments: