Wednesday, March 7, 2012

KIỀU HỐI (Phản hồi của độc giả, Dự Doán Kinh Tế)



Posted by kastinsky 07/03/2012 6 phản hồi

LTS: Bài viết này được viết dựa trên lời hồi đáp của một độc giả trên trang web Đàn Chim Việt. Trong bài viết sau tôi xin nêu ra các vấn đề liên quan tới kiều hối và vai trò của nó với nền kinh tế CHXHCN Việt Nam hiện nay. Đặt dưới bối cảnh cuộc vận động ký thỉnh nguyện thư gửi TT Obama đang đi vào bế tắc, tôi xin chỉ ra cho người Việt hải ngoại rằng họ có một củ cà rốt để mặc cả với chính quyền Hà Nội về vấn đề nhân quyền – dân chủ lớn hơn nhiều so với GSP, TPP như TS Thắng và NS Trúc Hồ nêu trong Thỉnh nguyện thư nhân quyền. Đó chính là KIỀU HỐI.

-----------------------

Kiều hối là gì
Về cơ bản, kiều hối là tiền của người Việt lao động tại nước ngoài gửi về Việt Nam. Cụ thể hơn theo định nghĩa của IMF thì có thể chia kiều hối làm 3 loại sau: (i) tiền do người Việt Nam xuất khẩu lao động gửi về gia đình, họ hàng trong nước (ii) khoản tiền bồi thường cho người lao động hoặc lương thưởng dưới dạng tiền hoặc tương đương trả cho cá nhân làm việc ở nước ngoài; và (iii) tiền do Việt Kiều sinh sống tại các quốc gia họ tị nạn gửi về.

Tiếp theo tôi xin giới thiệu biểu đồ thống kê số liệu tiền kiều hối gửi về Việt Nam:
Nguồn: Hezmandez-Coss (2005) và IMF (2003-2007) và WB

Qua biểu đồ, chúng ta có thể thấy lượng kiều hối đổ về Việt Nam trong những năm gần đây tăng rất mạnh. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới thì năm 2011 lượng kiều hối đồ về Việt Nam đạt mức 9 tỉ USD, cao nhất từ trước đến nay (VnExpress, 2/12/2011). Hơn thế nữa, Việt Nam còn nằm trong top 20 nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới (World Bank, 2011).

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM thì kiều hối gửi về Sài Gòn đạt mức 5 tỉ USD trên tổng số 9 tỉ USD toàn quốc (Sài Gòn Đầu tư, 22/11/2011). Sài Gòn không phải là thành phố xuất khẩu lao động đi quốc tế vậy nên có thể người Việt gốc Mỹ là nhóm gửi tiền kiều hối về lớn nhất trong các nhóm gửi tiền kiều hối về Việt Nam.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ rõ ra rằng lượng tiền kiều hối về Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Mỹ chứ không phải quốc gia nào khác (Giang & Pfau, 2010)

Còn tờ USA Today dẫn số liệu được cung cấp bởi ngân hàng Wells Fargo chuyên cung cấp dịch vụ chuyển tiền kiều về các nước châu Á và Mỹ Latin cho biết mức tiền trung bình Việt Kiều gửi về Việt Nam là $1369, cao thứ 2 chỉ sau Ấn Độ (USA Today, 17/08/2010)
Tác giả nhận xét thêm là số tiền hàng tỷ USD này được đầu tư vào bất động sản, kinh doanh kiếm lời và trợ giúp thân nhân.

Vậy chúng ta có thể kết luận rằng kiều hối chủ yếu được gửi bởi người Mỹ gốc Việt, lượng kiều hối này chiếm trên 50% tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam.

Vai trò của kiều hối
Kiều hối đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế Việt Nam. Với 9 tỷ USD trong năm 2011, lượng kiều hối đã tương đương 7,4% tổng sản lượng nội địa (GDP) của Việt Nam. Ngoài ra, kiều hối còn lớn hơn nhiều so với vốn FDI và ODA được đầu tư vào Việt Nam.

Nhờ kiều hối, chính phủ Việt Nam có thêm một nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia, giảm thâm hụt ngân sách cũng như thâm hụt thương mại với nước ngoài.

Kiều hối giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Việt Nam do Việt Kiều trở về Việt Nam đầu tư nhiều kèm theo các nhu cầu ăn chơi, giải trí.

Nói qua, chúng ta đã thấy rõ kiều hối giúp sức cho nền kinh tế CSVN như thế nào. Cuối mục này, tôi xin phép trích dẫn ra nhận định về kiều hối của Đại sứ quán CSVN tại Hoa Kỳ: “Kiều hối là một nguồn lực quý giá theo nhiều nghĩa, là một kênh mang lại ngoại tệ mạnh cho đất nước mà không một kênh nào có thể sánh nổi về hiệu quả. Bởi vì, ngoại tệ thu được từ xuất khẩu tuy rất quý nhưng xuất khẩu thì phải mất chi phí để sản xuất hàng, chi phí vận chuyển mang ra nước ngoài, lại còn phải chịu thuế nhập khẩu, chịu hạn ngạch, chịu kiện bán phá giá, chi phí tiếp thị, quảng cáo…” (Vietnam Embassy in U.S, 13/10/2004)

Hiểu được tầm quan trọng của kiều hối, người Việt hải ngoại có thể nghĩ ra các biện pháp hạn chế, ngăn cản dòng kiếu hối này về Việt Nam, tiếp tục tiếp sức cho chính quyền CSVN đàn áp nhân dân trong nước. Tại sao tôi đề xuất chặn kiều hối? Bởi vì đó là vũ khí kinh tế duy nhất hiệu quả mà người Việt hải ngoại hiện có để gây áp lực lên chính quyền CSVN. Chúng ta hoàn toàn không phải phụ thuộc vào chính phủ Mỹ trợ giúp hay bất cứ thế lực ngoại bang nào giúp sức.

Chặn kiều hối là vô nhân đạo?
Tôi không nói việc chặn kiều hối gởi về nuôi gia đình, số này cần thiết và nhìn tổng quan là không đáng kể.

Trong số 1,5 triệu kiều bào tị nạn tại Mỹ, người gởi tiền về VN cao lắm cũng chỉ khoảng 1 triệu người (trừ ra trẻ em, người già, v.v…, chỉ tính người đem tiền ra gởi về).
Mỗi người cho là gởi trung bình 2000 USD/ năm thì cũng chỉ 2 tỉ USD.
Số tiền này đa số không vào tay CSVN.

Tôi nói đây là số người đem tiền về chơi bời, mua nhà, mua đất, đầu tư. Số tiền này ngoài số nuôi gia đình, do đó không cần thiết, mà chỉ vì mục đích sinh lợi, mua dâm, v.v…
Số này rất lớn, có người chủ tiệm nail gởi về hàng tháng 5000 – 7000 USD để chơi CK, mua đất, v.v… vì là tiền trốn thuế, tại Mỹ không thể bỏ ngân hàng, và giữ tiền mặt thì sợ bị cướp.

Hàng năm, cả 400 – 500 ngàn người về VN, trong đó số về thăm gia đình chỉ là số nhỏ, còn lại là chơi bời, mua dâm, làm ăn, du lịch, là chính và do đó không cần thiết.

Nói tóm, chỉ khoảng khoảng 2 tỉ USD gởi, đem vào VN là cần thiết hàng năm, số này tôi KHÔNG phản đối.

Tôi phản đối số 5-7 tỉ USD trên số này, và đây mới chính là số tiền giúp CSVN tồn tại.

Ai muốn giúp CSVN thì là việc của họ, tôi KHÔNG thèm kêu gọi ai hết, họ làm như vậy thì càng làm hại dân chủ, tự do VN, và hại chính họ.
Thiếu gì chủ tiệm nail bị thua sạch tiền trong CK VN. Hoặc bị dụ dỗ mua đất khu không điện, nước, ống cống, ngâm vốn 20 năm sau bán cũng không lấy vốn.
Một số về mang bệnh Hep B, C, HIV, xã hội, v.v…
Một số khác bị tai nạn chết, bị cưa tay cưa chân; bị lưu manh đánh trọng thương như ông nào đó từ Hòa lan về bị đánh xém chết.

Tương lai Việt Nam còn mịt mờ nếu vẫn còn số người Việt Kiều tiếp sức cho CSVN hoạt động bằng cách về Việt Nam làm ăn, chơi bời, mua dâm này.

—————————————————-

Hermandez-Coss, Raul (2005, “The Canada-Vietnam Remittance corridor: Lessons on shifting fro Informal to formal Transfer Systems”, WB
IMF (2003), “Statistical Appendix: Vietnam”, Country Report 3/382, International Monetary Fund, Washington D.C
IMF (2007), “Statistical Appendix: Vietnam”, Country Report 7/386, International Monetary Fund, Washington D.C
World Bank, Migration and Remittances Factbook 2011 2nd edition, 2011, http://siteresources.worldbank.org/INTLAC/Resources/Factbook2011-Ebook.pdf
VnExpress, WB: Việt Nam nhận được 9 tỷ USD kiều hối, 2/12/2011, http://taichinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-tai-chinh/tien-te/2011/12/wb-viet-nam-nhan-duoc-9-ty-usd-kieu-hoi-3679/
Sài Gòn Đầu tư, Khơi thông dòng vốn kiều hối, 22/11/2011, http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20111222/Khoi-thong-dong-von-kieu-hoi.aspx
Pfau Wade Donald & Giang Long Thanh, The Growing Role of International Remittances in the Vietnamese Economy: Evidence from the Vietnam (Household) Living Standard Surveys, 2010, http://ideas.repec.org/p/pra/mprapa/24945.html
USA Today, More Vietnamese abroad send money back to their homeland, 17/08/2010, http://www.usatoday.com/money/world/2010-08-18-vietnamremittances18_ST_N.htm
Đại sứ quán Việt Nam, Kiều hối, 13/10/2004, http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20041013173232

.
.
.

No comments: