Đào Tuấn
Đăng ngày: 07:33 16-03-2012
Tuần trước, một dự thảo thảo thông tư liên tịch về chiếc mũ bảo hiểm đã gây phản ứng dữ dội từ dư luận. Theo dự thảo này, người đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng- cụ thể là không dán tem CR- có thể sẽ bị xử phạt đến 200 nghìn đồng, như đối với người không đội mũ. Một quan chức của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sau đó trả lời báo chí, với câu nguyên văn “Thông tư còn mang tính răn đe, đào tạo, hướng dẫn cho người dân biết thông tin về mũ bảo hiểm nào là đảm bảo”.
Mũ bảo hiểm trên thị trường giờ 9 cái thì cả 10 đều có tem CR. Có điều, người dân thì chịu. Không thể biết cái nào là CR xịn, cái nào rởm. Việc phân định xịn/rởm, đáng lẽ là trách nhiệm của quản lý thị trường, của công an nay lại đổ cả lên đầu dân, mà ông Phó Cục trưởng cũng không ngại thừa nhận qua hai chữ“răn đe”- mục tiêu của một chính sách.
Trả lời báo chí, TS Vũ Thế Long, nguyên Trưởng ban nghiên cứu con người và môi trường cho rằng: “Nếu chỉ lo phạt thật nặng những người dân đội MBH kém chất lượng mà không xử phạt những cơ sở sản xuất, kinh doanh MBH là hết sức vô lý. Nó chẳng khác gì người đi xe mua phải xăng dởm khiến xe bị cháy, thay vì phạt người bán xăng rởm lại phạt người mua phải xăng rởm và bị cháy xe”.
Một “bạn đọc” thì bình luận đây là một chính sách “vô cảm” và duy ý chí, khi bản chất vấn đề là người dân phải đóng phạt cho trách nhiệm của “nhà chức trách” với phương tiện và quyền lực trong tay.
Dân "tâm phục khẩu phục” mới là lạ.
Hôm qua, cũng liên quan đến chính sách, Bộ GD và ĐT đã buộc phải có “đính chính” khi khẳng định tiếng Hoa chỉ dành cho “học sinh dân tộc Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở đang sinh sống ở Việt Nam" và chỉ là "môn học tự chọn cho học sinh có nguyện vọng". Sự “nói lại cho rõ”, chỉ 2 ngày sau khi lấy ý kiến nhân dân. Điểm tiến bộ là ít nhất Bộ GD và ĐT cũng đã công khai dự thảo một chính sách liên quan đến không chỉ quyền lợi mà còn là tâm tư của dân chúng. Và họ đã, rất nhanh chóng-“nói lại cho rõ” ngay sau phản ứng của dư luận.
Về mặt thống kê, hiện 1/5 dân số TG dùng một trong những thứ tiếng TQ làm tiếng mẹ đẻ. Học thêm một ngoại ngữ,nói như Bộ GD và ĐT, là mở thêm một thế giới. Nhưng sẽ không thể là một ngoại ngữ gây phản ứng dư luận rầm rộ đến như vậy. Rất đơn giản bởi người học là nhân dân và con em của họ.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trả lời báo chí hôm qua đã cho rằng đưa tiếng Hoa vào chương trình là thực hiện nghị định số 82 về việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số.Tuy nhiên, cũng theo phương diện thống kê, kết quả cuộc điều tra dân số và nhà ở do Tông cục Thống kê tiến hành năm 2009 cho thấy người Hoa ở Việt Nam chỉ hơn 800 ngàn người. Ít hơn các dân tộc Thái, Tày, Nùng, Mường, Khmer, chỉ ngang dân tộc Mông.
Câu hỏi “tại sao” nhất thiết phải đặt ra: Nếu là vì các dân tộc thiểu số thì tại sao không đưa tiếng Thái, tiếng Tày, tiếng Nùng, tiếng Mường, tiếng Khmer, mà lại là tiếng Hoa?!
Sự hời hợt có vẻ là điều rất dễ nhận thấy đối với dự thảo liên quan đến rất nhiều người này.
Không một chính sách nào có thể làm vừa lòng tất cả dân chúng. Nhưng không thểcó một chính sách đổ trách nhiệm lên đầu dân, đè đầu cưỡi cổ dân, không thể có một chính sách bất chấp dân chúng, hoặc sinh ra là để “răn đe” dân chúng. Bởi một chính sách không được lòng dân chúng, không thực sự vì dân sẽ nhanh chóng chết yểu ngay trên giấy.
---------------------------
Lê Dũng
Ngày 16 tháng 3 năm 2012
Ngẫm nghĩ mãi chuyện sống trong thời cơ chế như này, chuyện tử tế cứ lẫn lộn thật ảo.
Chả là sáng nay, thằng bạn đi ôtô chèn cái vạch chỗ rẽ cầu Mai động, bị giao thông tuýt còi dọa phạt sáu trăm, kì kèo nhau cuối cùng đưa hai trăm với bao ba số rồi đi. Gặp ở cafe hắn bảo : tay ấy cũng tử tế, gặp thằng khác nó không móc năm trăm thì đừng có mà trốn ký biên bản.
Tử tế - nói vậy thì hóa ra cả hai thằng đều phạm luật, rồi thằng thi hành luật bỏ qua, cầm vài trăm của thằng phạm luật đút túi là từ tế ? lầm lẫn khái niệm một cách cơ bản, đấy là tử tế kiểu hàng mã bố ạ.
Lại thêm chú em làm nhà thầu chém gió : em mới ký được gói thầu bán thiết bị y tế vốn ngân sách. Hắn hể hả bảo : mẹ kiếp, em có quan hệ với chỗ mấy anh ban quản lý nên mới vào được chứ bác. Mấy thằng đối thủ giảm giá rẻ hơn nhưng vẫn rớt, may mà em có mấy ông anh bên ban chơi cũng ...tử tế.
Lại tử tế, cùng chung tay, chung sức chung mưu đánh chén mâm cỗ của công mà các chú cho là tử tế thì chuối quá, đấy gọi là tử tế hàng mã nốt.
Thứ hàng mã có tên " tử tế' ấy nó còn đang được bày bán khắp nơi, có ở mọi ngõ ngách trong cái xã hội thời nay. Bán được viên thuốc vào bệnh viện, bán được cái viên gạch vào dự án vốn ngân sách, bán được khối bê tông, kylogam sắt vào dự án cũng phải nhờ có được cái " tử tế" đó. Không thì chỉ có rao hàng mỏi miệng, hàng có tốt cũng chỉ ngồi mà khoe.
Năm ngoái gặp ông anh làm lãnh đạo một phường bảo : chú có đứa nào học tiểu học ở Hoàn kiếm thì bảo anh, có hai xuất của anh, cho chú mày một xuất, hiệu trưởng chỗ đó cũng tử tế với anh lắm, mỗi năm hai xuất, chả năm nào bà ấy quên... ặc ! tử tế kiểu anh nói mình trộm nghĩ chả có gì khó hiểu. Quan hệ kiểu ông thò con gà bà thò chai rượu chứ cứ thử hết nhiệm kỳ của anh xem bà ta còn ''tử tế" thế thì mình bé bằng con kiến ...đực.
Tóm lại, cái tử tế thời ...cơ chế nó không đúng với nghĩa trong từ điển Tiếng Việt, nó là thứ hàng mã, thứ hàng hóa trao đổi, thứ ban phát hay thứ thể hiện quyền lực cá nhân của kẻ nắm quyền. Tử tế kiểu ấy chỉ tồn tại nơi quyền lực có được đều xuất phát từ ...cơ chế.
Chả là sáng nay, thằng bạn đi ôtô chèn cái vạch chỗ rẽ cầu Mai động, bị giao thông tuýt còi dọa phạt sáu trăm, kì kèo nhau cuối cùng đưa hai trăm với bao ba số rồi đi. Gặp ở cafe hắn bảo : tay ấy cũng tử tế, gặp thằng khác nó không móc năm trăm thì đừng có mà trốn ký biên bản.
Tử tế - nói vậy thì hóa ra cả hai thằng đều phạm luật, rồi thằng thi hành luật bỏ qua, cầm vài trăm của thằng phạm luật đút túi là từ tế ? lầm lẫn khái niệm một cách cơ bản, đấy là tử tế kiểu hàng mã bố ạ.
Lại thêm chú em làm nhà thầu chém gió : em mới ký được gói thầu bán thiết bị y tế vốn ngân sách. Hắn hể hả bảo : mẹ kiếp, em có quan hệ với chỗ mấy anh ban quản lý nên mới vào được chứ bác. Mấy thằng đối thủ giảm giá rẻ hơn nhưng vẫn rớt, may mà em có mấy ông anh bên ban chơi cũng ...tử tế.
Lại tử tế, cùng chung tay, chung sức chung mưu đánh chén mâm cỗ của công mà các chú cho là tử tế thì chuối quá, đấy gọi là tử tế hàng mã nốt.
Thứ hàng mã có tên " tử tế' ấy nó còn đang được bày bán khắp nơi, có ở mọi ngõ ngách trong cái xã hội thời nay. Bán được viên thuốc vào bệnh viện, bán được cái viên gạch vào dự án vốn ngân sách, bán được khối bê tông, kylogam sắt vào dự án cũng phải nhờ có được cái " tử tế" đó. Không thì chỉ có rao hàng mỏi miệng, hàng có tốt cũng chỉ ngồi mà khoe.
Năm ngoái gặp ông anh làm lãnh đạo một phường bảo : chú có đứa nào học tiểu học ở Hoàn kiếm thì bảo anh, có hai xuất của anh, cho chú mày một xuất, hiệu trưởng chỗ đó cũng tử tế với anh lắm, mỗi năm hai xuất, chả năm nào bà ấy quên... ặc ! tử tế kiểu anh nói mình trộm nghĩ chả có gì khó hiểu. Quan hệ kiểu ông thò con gà bà thò chai rượu chứ cứ thử hết nhiệm kỳ của anh xem bà ta còn ''tử tế" thế thì mình bé bằng con kiến ...đực.
Tóm lại, cái tử tế thời ...cơ chế nó không đúng với nghĩa trong từ điển Tiếng Việt, nó là thứ hàng mã, thứ hàng hóa trao đổi, thứ ban phát hay thứ thể hiện quyền lực cá nhân của kẻ nắm quyền. Tử tế kiểu ấy chỉ tồn tại nơi quyền lực có được đều xuất phát từ ...cơ chế.
.
.
.
No comments:
Post a Comment