Vũ Đức Khanh
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Sat, 03/03/2012 - 00:21
Khi trôi dạt trong vô định, Đảng sống nhờ vào thời gian tạm bợ
Ngày 3/2, Đảng Cộng sản Việt Nam được 82 tuổi, trong đó có thời gian 36 năm được dùng vào công cuộc cai trị Việt Nam. Chúng ta không thể biết những gì sẽ đến trong 82 năm tới. Tuy nhiên, trong tuần qua, các phái đoàn đại biểu và quan chức lãnh đạo đảng đã gặp nhau tại Hà Nội để thảo luận về những cải cách cần thiết.
Những cuộc thảo luận này sẽ tập trung vào việc kiềm chế nạn tham nhũng và những kém cỏi thiếu sót trong các đảng viên, cùng những cải tiến về nhân quyền. Tuy nhiên, bất kỳ đề nghị nghiêm túc nào về cải cách của các quan chức cao cấp đảng đã vẫn chỉ là một gợi ý. Vì những đề xuất cải cách này chỉ được hình thành nhằm đem lại lợi ích cho đảng, các thay đổi thực sự cho người dân Việt Nam vẫn tiếp tục là một hy vọng xa xôi.
Ngày nay Đảng đã đi lạc khỏi gốc rễ chủ nghĩa Mác-Lênin của mình, phát triển thành một loại chế độ độc tài nhân đạo nửa vời, những kẻ luôn dành riêng bàn tay sắt cho những nhà tranh đấu dân chủ và quyền con người, không chấp nhận nền cai trị độc đảng của chính phủ.
Tình trạng hiện tại của đảng
Cải cách kinh tế đã giúp Việt Nam phát triển thịnh vượng, nhưng những cải cách đã chẳng làm được gì nhiều trong việc mang lại các hy vọng và nguyện vọng của người dân, ngoài việc chỉ mang lại một lớp vỏ bọc cho đảng để có thể nói rằng "Tôi đã thực hiện được một cái gì đó cho Việt Nam" Cho Việt Nam? Có lẽ. Còn cho Đảng? Chắc chắn là như thế.
Bị ảnh hưởng bởi một cảm giác hoành tráng của sự thành tựu, đảng đã tìm được lý do để chỉ hành động khi thật cần thiết, để ngăn chặn cuộc chiếm giữ đường phố Hà Nội và Sài Gòn kiểu mùa xuân Ả Rập. Tính tự mãn này không chỉ bỏ qua các kế hoạch tương lai mà còn bỏ qua các nhu cầu của người dân cho đến khi tình hình trở nên quá muộn. Điều này không phải để nói rằng đảng đã không bắt mạch được nhịp đập của đất nước, nhưng để nói đến sự thiếu sẵn sàng hành động của người cộng sản nếu chưa thực sự cần thiết đã phản bội lại bất kỳ ý thức trách nhiệm nào của họ.
Vậy thì, tương lai nào mà đảng sẽ có ở Việt Nam? Tất nhiên, cần thay đổi. Thay đổi trong đảng. Thay đổi trong Hiến pháp và chính trị. Tuy nhiên, những thay đổi cần thiết này sẽ không tự xảy ra. Một ngọn lửa - trong hòa bình hay bạo lực, dù ta mong là trong hòa bình - là điều cần thiết, nhưng "một ngọn lửa" ra sao và như thế nào ? Và sau đó, những gì sẽ xảy ra cho đảng và cho Việt Nam?
Chắc chắn Việt Nam sẽ thay đổi và có khả năng sẽ phản ứng với các sức mạnh từ bên ngoài. Những sức mạnh này có thể là Trung Quốc hay Hoa Kỳ đang gây ảnh hưởng của họ ở Việt Nam, mang đến cho Việt Nam một số lợi ích, nhưng không trước khi chính phủ chịu thực hiện những thay đổi cần thiết. Chỉ cần nhìn vào cuộc tranh chấp hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông ta cũng có thể thấy được bằng chứng về điều này. Nỗi lo lắng về Trung Quốc và mong muốn có được vũ khí từ Mỹ của Việt Nam đòi hỏi Hà Nội phải thực hiện những cải cách dân chủ nghiêm túc và cải thiện tình trạng nhân quyền.
Các sức mạnh từ bên ngoài này cũng có thể đến từ áp lực thị trường. Hiện nay, Việt Nam đang bị lạm phát cao, thâm hụt thương mại và ngân sách. Tuy nhiên, cải cách về kinh tế có thể không đủ khi chúng ta nhìn thấy Việt Nam đã thay đổi về kinh tế nhưng không thay dổi về chính trị. Đó không phải là sự thay đổi thực sự mà chỉ đơn thuần là một sự chuyển hướng. Đây là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng mọi người trong khi cơ chế vẫn tiếp tục thất bại.
Thay đổi thực sự đòi hỏi một sự đổi mới hoàn toàn các tổ chức chính trị của Việt Nam, nhưng sức mạnh nào, và lực lượng nào của đảng Cộng sản có thể mang lại hành động này?
Những giới hạn của Internet
Thiếu vắng một cuộc cách mạng, đảng không chỉ đơn giản biến mất qua đêm, nhưng sẽ từ từ suy giảm theo thời gian. Do đó, có thể mất nhiều năm trước khi chúng ta đo lường được mức độ của sự tiến bộ. Hiện nay, một trong những động lực đằng sau sự cần thiết phải cải cách tại Việt Nam, chẳng hạn như các cải cách nội bộ như đang được thảo luận tại Hà Nội, chính là các tiến bộ công nghệ như Internet.
Internet cung cấp một lối thoát cho người dân Việt Nam để nói lên nỗi thất vọng của mình. Internet đã cung cấp một phương tiện cho các công dân để so sánh chính phủ của mình với những chính phủ xung quanh trên thế giới, để hiểu rõ hơn về những thành công và thất bại của họ. Internet cũng cung cấp một cơ hội cho người dân để trở thành một phần của cộng đồng toàn cầu, để trở nên đồng bộ với sự phát triển quốc tế. Việc truy cập thông tin là lớn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, tự mình Internet sẽ không thúc đẩy người dân Việt Nam đến các yêu cầu thay đổi, nếu quả là được như thế thì ta đã có thay đổi từ lâu rồi. Internet có thể bị kiểm soát, như chúng ta đã thấy ở Trung Quốc và Iran. Thông tin có thể bị sửa chữa, thao tác. Mặc dù người dân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nước Việt Nam mới, nhưng họ không phải là các diễn viên chính trong thay đổi có tính thể chế (instituting). Chắc chắn chất xúc tác cho sự thay đổi sẽ đến từ bên ngoài.
Một vỏ bọc vĩ đại màu đỏ
Thành công mà các tranh chấp trên biển Đông mang lại là đã thắp sáng được ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước trong dân chúng Việt Nam. Thế nhưng, trong khi yêu cầu được hỗ trợ vũ khí từ Mỹ, chính phủ lại vẫn cố gắng duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, khiến đã phải vừa đàn áp vừa hỗ trợ những cuộc biểu tình công khai chống lại Trung Quốc.
Kết quả là các tín hiệu rắc rối này đã khiến dân Việt Nam, những người không biết chắc là chính phủ của họ ủng hộ Trung Quốc, Mỹ hoặc chỉ đơn giản là thua cuộc, đã phải giận dữ. Hơn nữa, sự do dự này cũng đã tạo ra rạn nứt giữa các đảng viên, nhiều người trong số họ đang yêu cầu các câu hỏi tương tự như người dân. Mặc dù ra vẻ đoàn kết trước công chúng, thật cũng không khó để nhìn ra các phe phái được hình thành ra sao sau những cuộc họp kín.
Điều rõ ràng sẽ khiến Đảng Cộng sản diệt vong không phải là cuộc cách mạng nhưng chính là sự khác biệt của dư luận. Đảng không còn được thúc đẩy bởi ý thức hệ cộng sản. Với sự cai trị độc đảng của Việt Nam, đảng Cộng sản đã trở thành một cái vỏ bọc rất lớn cho những người dân có quan hệ móc nối tốt và những cá nhân khác có tham vọng chính trị. Tính thuần khiết của ý thức hệ không còn quan trọng nữa.
Do đó, các đảng viên hiện nay không có cùng suy nghĩ về một loạt các vấn đề khác nhau. Các phe phái chắc chắn sẽ hình thành khi một số đảng viên kết hợp lại xung quanh một quan điểm, và những người khác cũng kết hợp xung quanh một lập trường khác, thúc đẩy chương trình nghị sự riêng của mình chỉ để đạt được các lợi ích của họ. Những gì nổi lên sẽ là hình thức dân chủ căn bản và hạn chế trong đảng. Nếu bất kỳ phe phái này gia tăng được ảnh hưởng, họ sẽ rất có thể tách riêng và khởi sự cải cách dân chủ trên khắp nước Việt Nam.
Chất xúc tác cho thay đổi sẽ đến từ bên ngoài, nhưng các trường hợp thay đổi đầu tiên sẽ đến từ bên trong. Nó sẽ đến từ chính bản thân Đảng Cộng sản khi phải phản ứng với những vấn đề từng gây kích động người dân. Cho dù vấn đề tranh chấp ở Biển Đông này vẫn chưa rõ sẽ đi đến kết quả như thế nào, nhưng gần như chắc chắn rằng Đảng sẽ bị chia rẽ trong việc xử lý các mối quan tâm nghiêm trọng trong nước và các chính sách nước ngoài như thế nào cho hoàn thiện nhất.
Đảng Cộng sản sẽ không bị nổ tung và biến mất, nhưng sự chia rẽ sâu sắc và thiếu thống nhất trong đảng cuối cùng sẽ gây ra sự sụp đổ của chính nó, trong năm nay, năm tới hoặc có thể là trong thập kỷ tiếp theo.
Ngày 3/2, Đảng Cộng sản Việt Nam được 82 tuổi, trong đó có thời gian 36 năm được dùng vào công cuộc cai trị Việt Nam. Chúng ta không thể biết những gì sẽ đến trong 82 năm tới. Tuy nhiên, trong tuần qua, các phái đoàn đại biểu và quan chức lãnh đạo đảng đã gặp nhau tại Hà Nội để thảo luận về những cải cách cần thiết.
Những cuộc thảo luận này sẽ tập trung vào việc kiềm chế nạn tham nhũng và những kém cỏi thiếu sót trong các đảng viên, cùng những cải tiến về nhân quyền. Tuy nhiên, bất kỳ đề nghị nghiêm túc nào về cải cách của các quan chức cao cấp đảng đã vẫn chỉ là một gợi ý. Vì những đề xuất cải cách này chỉ được hình thành nhằm đem lại lợi ích cho đảng, các thay đổi thực sự cho người dân Việt Nam vẫn tiếp tục là một hy vọng xa xôi.
Ngày nay Đảng đã đi lạc khỏi gốc rễ chủ nghĩa Mác-Lênin của mình, phát triển thành một loại chế độ độc tài nhân đạo nửa vời, những kẻ luôn dành riêng bàn tay sắt cho những nhà tranh đấu dân chủ và quyền con người, không chấp nhận nền cai trị độc đảng của chính phủ.
Tình trạng hiện tại của đảng
Cải cách kinh tế đã giúp Việt Nam phát triển thịnh vượng, nhưng những cải cách đã chẳng làm được gì nhiều trong việc mang lại các hy vọng và nguyện vọng của người dân, ngoài việc chỉ mang lại một lớp vỏ bọc cho đảng để có thể nói rằng "Tôi đã thực hiện được một cái gì đó cho Việt Nam" Cho Việt Nam? Có lẽ. Còn cho Đảng? Chắc chắn là như thế.
Bị ảnh hưởng bởi một cảm giác hoành tráng của sự thành tựu, đảng đã tìm được lý do để chỉ hành động khi thật cần thiết, để ngăn chặn cuộc chiếm giữ đường phố Hà Nội và Sài Gòn kiểu mùa xuân Ả Rập. Tính tự mãn này không chỉ bỏ qua các kế hoạch tương lai mà còn bỏ qua các nhu cầu của người dân cho đến khi tình hình trở nên quá muộn. Điều này không phải để nói rằng đảng đã không bắt mạch được nhịp đập của đất nước, nhưng để nói đến sự thiếu sẵn sàng hành động của người cộng sản nếu chưa thực sự cần thiết đã phản bội lại bất kỳ ý thức trách nhiệm nào của họ.
Vậy thì, tương lai nào mà đảng sẽ có ở Việt Nam? Tất nhiên, cần thay đổi. Thay đổi trong đảng. Thay đổi trong Hiến pháp và chính trị. Tuy nhiên, những thay đổi cần thiết này sẽ không tự xảy ra. Một ngọn lửa - trong hòa bình hay bạo lực, dù ta mong là trong hòa bình - là điều cần thiết, nhưng "một ngọn lửa" ra sao và như thế nào ? Và sau đó, những gì sẽ xảy ra cho đảng và cho Việt Nam?
Chắc chắn Việt Nam sẽ thay đổi và có khả năng sẽ phản ứng với các sức mạnh từ bên ngoài. Những sức mạnh này có thể là Trung Quốc hay Hoa Kỳ đang gây ảnh hưởng của họ ở Việt Nam, mang đến cho Việt Nam một số lợi ích, nhưng không trước khi chính phủ chịu thực hiện những thay đổi cần thiết. Chỉ cần nhìn vào cuộc tranh chấp hàng hải và lãnh thổ ở Biển Đông ta cũng có thể thấy được bằng chứng về điều này. Nỗi lo lắng về Trung Quốc và mong muốn có được vũ khí từ Mỹ của Việt Nam đòi hỏi Hà Nội phải thực hiện những cải cách dân chủ nghiêm túc và cải thiện tình trạng nhân quyền.
Các sức mạnh từ bên ngoài này cũng có thể đến từ áp lực thị trường. Hiện nay, Việt Nam đang bị lạm phát cao, thâm hụt thương mại và ngân sách. Tuy nhiên, cải cách về kinh tế có thể không đủ khi chúng ta nhìn thấy Việt Nam đã thay đổi về kinh tế nhưng không thay dổi về chính trị. Đó không phải là sự thay đổi thực sự mà chỉ đơn thuần là một sự chuyển hướng. Đây là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng mọi người trong khi cơ chế vẫn tiếp tục thất bại.
Thay đổi thực sự đòi hỏi một sự đổi mới hoàn toàn các tổ chức chính trị của Việt Nam, nhưng sức mạnh nào, và lực lượng nào của đảng Cộng sản có thể mang lại hành động này?
Những giới hạn của Internet
Thiếu vắng một cuộc cách mạng, đảng không chỉ đơn giản biến mất qua đêm, nhưng sẽ từ từ suy giảm theo thời gian. Do đó, có thể mất nhiều năm trước khi chúng ta đo lường được mức độ của sự tiến bộ. Hiện nay, một trong những động lực đằng sau sự cần thiết phải cải cách tại Việt Nam, chẳng hạn như các cải cách nội bộ như đang được thảo luận tại Hà Nội, chính là các tiến bộ công nghệ như Internet.
Internet cung cấp một lối thoát cho người dân Việt Nam để nói lên nỗi thất vọng của mình. Internet đã cung cấp một phương tiện cho các công dân để so sánh chính phủ của mình với những chính phủ xung quanh trên thế giới, để hiểu rõ hơn về những thành công và thất bại của họ. Internet cũng cung cấp một cơ hội cho người dân để trở thành một phần của cộng đồng toàn cầu, để trở nên đồng bộ với sự phát triển quốc tế. Việc truy cập thông tin là lớn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, tự mình Internet sẽ không thúc đẩy người dân Việt Nam đến các yêu cầu thay đổi, nếu quả là được như thế thì ta đã có thay đổi từ lâu rồi. Internet có thể bị kiểm soát, như chúng ta đã thấy ở Trung Quốc và Iran. Thông tin có thể bị sửa chữa, thao tác. Mặc dù người dân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nước Việt Nam mới, nhưng họ không phải là các diễn viên chính trong thay đổi có tính thể chế (instituting). Chắc chắn chất xúc tác cho sự thay đổi sẽ đến từ bên ngoài.
Một vỏ bọc vĩ đại màu đỏ
Thành công mà các tranh chấp trên biển Đông mang lại là đã thắp sáng được ngọn lửa của chủ nghĩa yêu nước trong dân chúng Việt Nam. Thế nhưng, trong khi yêu cầu được hỗ trợ vũ khí từ Mỹ, chính phủ lại vẫn cố gắng duy trì quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, khiến đã phải vừa đàn áp vừa hỗ trợ những cuộc biểu tình công khai chống lại Trung Quốc.
Kết quả là các tín hiệu rắc rối này đã khiến dân Việt Nam, những người không biết chắc là chính phủ của họ ủng hộ Trung Quốc, Mỹ hoặc chỉ đơn giản là thua cuộc, đã phải giận dữ. Hơn nữa, sự do dự này cũng đã tạo ra rạn nứt giữa các đảng viên, nhiều người trong số họ đang yêu cầu các câu hỏi tương tự như người dân. Mặc dù ra vẻ đoàn kết trước công chúng, thật cũng không khó để nhìn ra các phe phái được hình thành ra sao sau những cuộc họp kín.
Điều rõ ràng sẽ khiến Đảng Cộng sản diệt vong không phải là cuộc cách mạng nhưng chính là sự khác biệt của dư luận. Đảng không còn được thúc đẩy bởi ý thức hệ cộng sản. Với sự cai trị độc đảng của Việt Nam, đảng Cộng sản đã trở thành một cái vỏ bọc rất lớn cho những người dân có quan hệ móc nối tốt và những cá nhân khác có tham vọng chính trị. Tính thuần khiết của ý thức hệ không còn quan trọng nữa.
Do đó, các đảng viên hiện nay không có cùng suy nghĩ về một loạt các vấn đề khác nhau. Các phe phái chắc chắn sẽ hình thành khi một số đảng viên kết hợp lại xung quanh một quan điểm, và những người khác cũng kết hợp xung quanh một lập trường khác, thúc đẩy chương trình nghị sự riêng của mình chỉ để đạt được các lợi ích của họ. Những gì nổi lên sẽ là hình thức dân chủ căn bản và hạn chế trong đảng. Nếu bất kỳ phe phái này gia tăng được ảnh hưởng, họ sẽ rất có thể tách riêng và khởi sự cải cách dân chủ trên khắp nước Việt Nam.
Chất xúc tác cho thay đổi sẽ đến từ bên ngoài, nhưng các trường hợp thay đổi đầu tiên sẽ đến từ bên trong. Nó sẽ đến từ chính bản thân Đảng Cộng sản khi phải phản ứng với những vấn đề từng gây kích động người dân. Cho dù vấn đề tranh chấp ở Biển Đông này vẫn chưa rõ sẽ đi đến kết quả như thế nào, nhưng gần như chắc chắn rằng Đảng sẽ bị chia rẽ trong việc xử lý các mối quan tâm nghiêm trọng trong nước và các chính sách nước ngoài như thế nào cho hoàn thiện nhất.
Đảng Cộng sản sẽ không bị nổ tung và biến mất, nhưng sự chia rẽ sâu sắc và thiếu thống nhất trong đảng cuối cùng sẽ gây ra sự sụp đổ của chính nó, trong năm nay, năm tới hoặc có thể là trong thập kỷ tiếp theo.
Vũ Đức Khanh(Asia Sentinel)
.
.
.
No comments:
Post a Comment