Monday, June 27, 2011

ASIA TIMES NHẮC ĐẾN CÔNG HÀM 1958, VIỆT NAM NÓI GÌ . . . (Vũ Thị Phương Anh)



Vũ Thị Phương Anh
Chủ nhật, ngày 26 tháng sáu năm 2011

Tờ Asia Times ngày 24/6 vừa qua có cho đăng bài viết về tình hình biển Đông với cái tựa tiếng Anh là "China runs gauntlet in South China Sea" (tạm dịch là Trung Quốc bị chỉ trích ở biển Đông). Có thể tìm thấy bài viết ấy ở đây..

Một bài viết không có gì đáng cho ta chú ý (vì luận điểm cũ kỹ, thông tin không mới), ngoại trừ đoạn có liên quan đến công hàm 1958 của cố TT PVĐ dưới đây:
Vietnam (and some other Southeast Asian countries) began to gradually colonize some islands and explore oil and gas in waters that Hanoi had previously recognized as China's sovereign territories. For instance, the People's Republic of China (PRC) issued a declaration on September 4, 1958, defining its territorial waters which encompassed the Nansha (Spratly) and Xisha (Paracel) Islands.

North Vietnam's then prime minister Pham Van Dong sent a diplomatic note to Chinese premier Zhou Enlai stating, "The Government of the Democratic Republic of Vietnam respects this decision and will give instructions to its State bodies to respect the 12-mile [19-kilometer] width of the territorial waters of China in all their relations in the maritime field with the PRC [People's Republic of China]." The diplomatic note was written on September 14 and was publicized on Vietnam's Nhan Dan newspaper on September 22, 1958.

Đáng chú ý hơn, để củng cố cho luận điệu của mình, các tác giả của bài viết còn nêu dẫn chứng về bức công hàm này trên trang "wikimedia" (thực ra là viết sai chính tả, phải là wikipedia mới đúng). Có thể tìm thấy một bản chụp của bức công hàm đó tại đây.

Nói thêm về các tác giả của bài viết. Chỉ cần nhìn tên tác giả thì ta cũng đủ thấy đây là những người Trung Quốc hoặc gốc Trung Quốc. Đặc biệt, trong hai người thì tác giả chính hiện đang là giảng viên tại ĐH Phúc Đán. Cho nên quan điểm của tác giả thể hiện quan điểm chính thống của TQ cũng là dễ hiểu thôi.

Như vậy, công hàm của cố TT Phạm Văn Đồng là một trong những lập luận chính của phía TQ. Nhưng Việt Nam dường như lại cố tình lờ đi chi tiết này trong các lập luận của mình. Tôi nghĩ, nếu cứ giữ thái độ như thế thì thế giới sẽ nghi ngờ mình có gì mờ ám ở đây, và sẽ nghiêng về phía ủng hộ Trung Quốc - trừ những quốc gia vốn đã có thiện cảm với VN và luôn ủng hộ VN, cho dù mọi việc có là gì đi nữa.

Công hàm của cố TT PVĐ cho đến nay không còn là điều gì bí mật đối với người dân trong nước nữa. Có muốn bí mật cũng không được, khi chính phía TQ đã sử dụng nó để làm lập luận chính chống lại VN. Vì vậy, thái độ đúng đắn nhất - và theo tôi là sẽ đem lại hiệu quả cao nhất - là lên tiếng chính thức về công hàm này. Người dân VN, với lòng yêu nước và sự trưởng thành của mình sẽ hiểu về lý do tại sao lúc ấy chúng ta lại có công hàm như vậy. Nó là một sản phẩm của lịch sử, của thời chiến tranh lạnh với thế giới 2 cực, và cũng là của sự ấu trĩ về tình hình thế giới của giới lãnh đạo VN ở miền Bắc vào lúc ấy.

Nếu có ai bất bình và phẫn nộ thì chắc cũng chỉ một lúc rồi cũng sẽ chấp nhận vì việc gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi. Vấn đề là thái độ hiện nay của chúng ta để giải quyết những hậu quả của công hàm ấy. Một phát biểu chính thức của đại diện cao nhất của nhà nước ta là rất cần thiết vào lúc này.

Để củng cố niềm tin của người dân, một điều rất cần trong những lúc như thế này. Vì nếu không thì sẽ rơi vào tình trạng mà blogger Thanh Chung đã viết trên entry mới nhất của mình: "Mất dân trước khi mất nước!"
----
Nhân tiện, tôi tìm thấy trang này của TQ, một diễn đàn trao đổi về Trường Sa và Hoàng Sa của VN nhưng họ xem là của họ, và trao đổi bằng tiếng Anh. Nó ở đây. Chúng ta cần hiểu xem họ nói gì để còn biết đường và có thể chủ động trong cuộc chiến thông tin sắp đến.

Ngoài ra, có một độc giả blog này có gửi cho tôi một comment rất hay, xin các bạn xem trong phần comment. Đó chính là đóng góp của dân Việt cho nhà nước trong tình hình hiện nay. Rất mong được nhà nước lắng nghe!

----------------------------------
VIỆT NAM CẦN ĐIỀU CHỈNH LẠI CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG   Trương Nhân Tuấn





.
.

.

No comments: