Wednesday, June 29, 2011

SỨC MẠNH QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC HIỆN NAY RA SAO ? (Bay Vút)


28/06/2011 - 15:03

Ngày 24/6, trang mạng của Tổ chức STRATFOR đã đăng bài phỏng vấn ông Nathan Hughes, Giám đốc phân tích quân sự của tổ chức này, xoay quanh sức mạnh lẫn điểm hạn chế của nền quân sự Trung Quốc.

STRATFOR cho hay những căng thẳng gia tăng ở vùng Biển Đông giữa Việt Nam, Philippines và Trung Quốc gần đây bắt nguồn từ xung đột chủ quyền vùng lãnh hải giàu tài nguyên dầu khí. Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ tránh can dự vào các xung đột chủ quyền ở Biển Đông - một động thái được Trung Quốc ví như “đang đùa với lửa”.
Những đánh giá mới nhất về sức mạnh và tiềm năng của quân đội Trung Quốc được chuyên gia Nathan Hughes thảo luận bắt đầu từ tin tức về việc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được thử nghiệm trong tuần tới và dự kiến đưa vào sử dụng vào năm tới.

Ông Nathan Hughes cho biết: Chương trình tàu sân bay của Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Quân đội Trung Quốc đã sở hữu tàu chiến Varyag trong hơn một thập niên. Varyag ban đầu được mua từ Ukraine để làm sòng bạc, ít nhất theo mục tiêu đề ra từ năm 1988”.
“Tuy nhiên cần thời gian dài mới có thể phát triển tất cả những năng lực cần thiết để điều hành một tàu sân bay hiệu quả. Đây là điều Mỹ đã thực hiện trong 100 năm qua trong khi Trung Quốc mới chỉ bắt đầu”.
“Khi tàu sân bay được đưa ra biển, chưa ai có thể chắc chắn khi nào các máy bay trên tàu này có thể cất cánh. Chúng tôi hình dung rằng vẫn còn một lượng thiết bị và mảnh vụn đáng kể trong quá trình chế tạo vẫn nằm trên sàn tàu và ‘đống phế liệu’ này có thể ra biển cùng tàu sân bay bởi cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển chỉ nhằm mục tiêu đẩy tốc độ động cơ và đảm bảo hệ thống điều khiển cơ bản của tàu hoạt động đúng hướng”.

Stratfor : Như vậy tàu sân bay Trung Quốc chỉ diễn tập trên biển chứ không có thử nghiệm vũ khí?

Nathan Hughes: “Đúng vậy. Các cuộc diễn tập thử nghiệm ban đầu của tàu sân bay chỉ để đảm bảo rằng động cơ hoạt động đúng thiết kế, đặc biệt khi nói đến mục tiêu của tàu sân bay như là đưa vào sử dụng và phục hồi hai cánh của tàu sân bay”.

Stratfor : Cho dù với việc bổ sung thêm loại phương tiện này, hải quân Trung Quốc chỉ là một bộ phận nhỏ của quân đội Trung Quốc. Hầu hết thiết bị quân sự thuộc về bộ binh và cũng chiếm nguồn ngân sách lớn hơn. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa nỗ lực ra sao để giải quyết các vấn đề nội bộ trong nước?

Nathan Hughes: Vấn đề quan trọng cần nhớ về Trung Quốc là đa số quân đội và lực lượng an ninh đều phục vụ cho việc giải quyết các vụ đụng độ trên đất liền và thực hiện các sứ mệnh an ninh trong nước.
Vai trò của hải quân và không quân mặc dù được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây vẫn chỉ là phần nhỏ. Trên thực tế, nếu kết hợp cả hải quân và không quân, hai lực lượng này vẫn ít hơn lực lượng an ninh nội bộ dưới quyền chỉ huy của Bộ Quốc phòng.
Chúng ta cũng cần chú ý rằng Trung Quốc là một nước lớn, tương đương với diện tích nước Mỹ. Tuy nhiên, dân số Trung Quốc lớn hơn dân số Mỹ khoảng một tỉ người. Hầu hết dân chúng sống trong điều kiện thấp, nhiều người vỡ mộng với việc tái cân bằng tài chính. Nhiều người sống ở các vùng tự trị và là dân tộc thiểu số. Do vậy, Trung Quốc khá vất vả trong việc kiểm soát an ninh nội bộ mặc dù người ngoài nhìn nhận rằng nước này đang hướng hoạt động quân sự ra bên ngoài.

Stratfor : Ông có thể đưa ra một vài con số được không?

Nathan Hughes: Tổng lực lượng không quân và hải quân thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa có số lượng dưới 600 ngàn quân trong khi lực lượng vũ trang nhân dân và lực lượng an ninh các cấp trong nước, bao gồm cảnh sát vùng biên, cảnh sát đường sắt, có số lượng trên 700 ngàn người. Con số này chưa tính đến lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa với 1,6 triệu quân nhân”.

Stratfor : Vậy khả năng các lực lượng này khi tác chiến nhanh ra sao?

Nathan Hughes: Lực lượng quân đội Trung Quốc hiện nay có trình độ công nghệ khá thấp. Mục tiêu chủ yếu của họ là duy trì an ninh trong nước và bảo vệ biên giới quốc gia và chiến đấu theo lối truyền thống. Do vậy, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức sâu sắc trong thời kỳ hiện đại hóa từ năm 1980 trong vấn đề áp dụng kỹ thuật, hệ thống và các loại vũ khí mới mà họ đã và đang nghiên cứu, tích hợp các phương tiện này theo một hệ thống triển khai chiến đấu hiệu quả hơn ngoài mặt trận.
Trung Quốc gần đây đã tập trung nhiều vào việc thử nghiệm hai tàu chiến và một tàu hỗ trợ trong sứ mệnh chống cướp biển ở ngoài khơi vùng biển Somalia. Mặc dù đây là một vấn đề ‘uy tín quốc gia’, song nó cũng đòi hỏi nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong việc duy trì các tàu chiến hải quân ngoài khơi, bảo trì và bổ sung các nguồn hậu cần.
Đây là những vấn đề Trung Quốc vẫn chưa quen và việc nghiên cứu các giải pháp để có thể triển khai các lực lượng lớn ở vùng biên giới Trung Quốc vẫn là một câu hỏi lớn thật sự cần có lời giải đáp.

Stratfor : Ông đánh giá thế nào về chất lượng nền tảng công nghệ mà Trung Quốc đã đầu tư?

Nathan Hughes: Tôi đã nghiên cứu nền tảng công nghệ mới nhất của Nga từ những năm 1980. Vào thời điểm bấy giờ, khi mọi việc diễn ra theo chiều hướng xấu đối với Nga, Trung Quốc là khách hàng duy nhất và lớn nhất mua công nghệ cao của Nga. Họ đã kết hợp việc mua bán công nghệ này với hoạt động gián điệp, bao gồm cả hệ thống gián điệp trên mạng, để ăn cắp thông tin công nghệ mới nhất của Liên Xô và các nước đồng minh.
Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn trong việc tập hợp các thông tin để tự xây dựng nền tảng công nghệ riêng cho họ. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là Trung Quốc vẫn còn khá mới mẻ trong lĩnh vực này trong khi công nghệ phát triển rất nhanh chóng. Trung Quốc ít có khả năng tích hợp những tiến bộ công nghệ trong chiến tranh bởi thiếu kinh nghiệm trong thực tế, để lại dấu hỏi về khả năng ứng dụng thiết bị một khi chiến tranh nổ ra.

.
.
.

No comments: