02:25:am 25/06/11
Tệ nạn ở Cục Phòng Chống Tệ Nạn Xã hội, bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội
Tôi có một câu hỏi không gay cấn, không liên can đến vấn đề nhạy cảm cá nhân hoặc chính trị mà chỉ thuộc dạng thông thường về một vấn đề tệ nạn xã hội. Áng chừng cả hỏi và trả lời chỉ dưới 10 phút. Tôi tìm trong trang web của Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội thấy giới thiệu 4 số điện thoại:
- Ông Cục trưởng Nguyễn Văn Minh: 38 246 115
- Ông Cục phó: Lê Đức Hiền: 38 246 113
- Bà Cục phó Lê thị Hà: 39 364 249
- Bà Cục phó Đỗ thị Ninh Xuân: 39 342 033
- Ông Cục phó: Lê Đức Hiền: 38 246 113
- Bà Cục phó Lê thị Hà: 39 364 249
- Bà Cục phó Đỗ thị Ninh Xuân: 39 342 033
10 giờ 30 sáng ngày 24 tháng 6 năm 2011 tôi gọi điện thoại để hỏi. Vì nể người có chức vụ cao, tôi gọi từ số điện thoại ở dưới cùng cho bà Cục phó Đỗ thị Ninh Xuân. Đầu dây bên kia không phải tiếng phụ nữ mà là nam giới. Ông ta bảo tôi phải gọi sang số khác: 39 387 289. Gọi đến số này, nhận được câu trả lời bằng tiếng Anh mà người nghe phải tự dịch được nghĩa để hiểu là: “Tôi không sẵn sàng, đề nghị cho lưu lại số máy của quý vị để chúng tôi gọi lại sau”.
Đây không phải cơ quan đối ngoại. Sao câu trả lời không thể bằng tiếng Việt? Nếu người gọi đến không biết tiếng Anh thì sẽ ra sao?
Lần lên phía trên, tôi gọi cho bà Cục phó Lê thị Hà ở số 39 364 249. Đầu dây bên kia trả lời: “ Số máy này không có”. Hỏi 116 của Bưu điện Trung ương cũng được trả lời như vậy.
Gọi số máy 38 246 113 của ông Cục phó Lê Đức Hiền. Buổi sáng goi nhiều lần, không được; buổi chiều cũng không ai thưa máy.
Tôi đành gọi số máy còn lại cuối cùng: 38 246 115 của ông Cục trưởng Nguyễn văn Minh.
Rất mừng, đã có người thưa máy.
Tôi hỏi rất lễ phép: “ Xin cho tôi được nói với ông Minh ạ” .
Lời đáp: “ Ông là ai ?”
Tôi giật thót người. Như có ai bóp vào tim.
Một ông Cục trưởng, nếu ở các cấp học phổ thông quên chưa dạy đức dục hay công dân giáo dục thì ở các khóa đào tạo ở Nguyễn Ái Quốc hay ở trường Hành chính Quốc gia người ta cũng phải dạy cho ông những điều tối thiểu về tư cách của một viên chức chứ sao lại có thể có cái cách giao tiếp điện thoại thô lỗ, vô văn hóa thế này!
Tôi nén giận, nhỏ nhẹ: “Thưa ông tôi chỉ là một công dân thôi ạ!”.
- “Có gì thì ông cứ gửi công văn lên đây, tôi đang bận họp”
- “Thưa ông, tôi đã 77 tuổi và đã nghỉ hưu rồi ông ạ”.
-“ Vậy thì bác để lúc khác, tôi đang bận họp nhé!”
Tôi buồn quá, nghèn nghẹn ở cổ. Ngày xưa chúng tôi không đựợc học nhiều “Tư tưởng tác phong Hồ Chí Minh” như anh em cán bộ bây giờ mà nói chung không ai đến nỗi như ông Cục trưởng Nguyễn Văn Minh này và không cơ quan nào đưa người dân vào thiên la địa võng, không thể nào lần tìm được mối tiếp xúc như ở cơ quan này. Thật là đại tệ nạn ở một cơ quan chống tệ nạn xã hội.
Tôi đem chuyện này phàn nàn với mấy bạn già. Có cụ nổi giận mắng: “Cái bọn quan cách mạng bây giờ thật mất dạy. Thế hệ chúng ta rơi xương đổ máu giành chính quyền giao cho họ để họ trở nên quan liêu, hống hách, coi nhân dân không là kẻ thù thì cũng chỉ toàn những kẻ nhũng nhiễu cần tránh xa !”.
Cho nên dân oan mới nhiều đến thế, mới khổ đến thế, trong đó có cả những người từng có công lớn với cách mạng.
Đặng văn Thông
(Cựu chiến binh Điên Biên Phủ)
Khu TT BTL Lăng bác
Phường Cống Vị – Hà Nội
(Cựu chiến binh Điên Biên Phủ)
Khu TT BTL Lăng bác
Phường Cống Vị – Hà Nội
(Bài do tác giả nhờ gửi tới Đàn Chim Việt)
© Đàn Chim Việt
.
.
.
No comments:
Post a Comment