Monday, February 21, 2011

VIỆT NAM ĐANG CẦN MỘT CUỘC CÁCH MẠNG (Thiên Đức)


Ðây chính là câu trả lời phản biện với bài viết “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt Nam” của tác giả Kami.
Nhận định này có thể chứng minh được từ cái nhìn của giới chóp bu lãnh đạo cộng sản cho đến người dân oan thầm lặng.

I/- Nhu cầu từ giới lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam

Trước tiên, hãy nhìn vào bảng thống kê danh sách 14 người trong bộ chính trị sau đại hội đảng XI sắp theo thứ tự tuổi tác, và tính đến ngày đại hội đảng XII năm 2016 sẽ cho kết quả:
Nguồn: Báo tổ quốc

Với giả thiết rằng không có bất kỳ một biến động nào xảy ra làm thay đổi nhân sự trong bộ chính trị và theo đúng qui định tuổi hưu trí của ủy viên bộ chính trị là 65 tuổi. Ðến ngày đại hội đảng XII năm 2016, chỉ còn lại 4 tên đủ điều kiện tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa.
Con số này không đủ quá 2/3 để đảm bảo thực thi tinh thần “kế thừa và ổn định” mà đảng cọng sản đề ra trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, nhằm ngăn ngừa một sự đột biến xảy ra trong lòng đảng csvn.
Chỉ còn lại 4 người, không đủ túc số cũng như uy tín và khả năng đảm nhận những vai trò lãnh đạo trọng yếu của đảng, nhà nước, quốc hội. Những người mới lần đầu tiên được bầu vào bộ chính trị vào năm 2016 sẽ không được giao trọng trách lãnh đạo, bị hạn chế bởi quy định phải đảm trách một nhiệm kỳ trong bộ chính trị mới giữ được vai trò lãnh đạo.

Như vậy đảng csvn đang phải đối diện với nguy cơ của một cuộc khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng, toàn diện và cấp thiết. Ðể giải quyết vấn đề này, không còn sự lựa chọn nào khác, phải có một sự đột biến hay nói một cách khác là một cuộc cách mạng mọi thể thức và cơ chế ngay trong lòng đảng csvn, và mầm mống cuộc cách mạng này đã khởi đầu trong kỳ đại hội đảng XI vừa qua, điển hình thông qua 3 hạt giống đỏ sau đây:
1)- Nông Quốc Tuấn, con trai của ông Nông Ðức Mạnh cựu tổng bí thư đảng csvn, bằng một cuộc đảo chính không tiếng súng, không một sự giải thích rõ ràng, trở thành bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, theo con đường cơ cấu để trở thành ủy viên chính thức của ban chấp hành trung ương. Mà trước đó Nông Ðức Tuấn không thể nào chen chân vào được bằng con đường chính danh tại các cuộc bầu cử ở cấp địa phương.
2)- Nguyễn Thanh Nghị, con trai Nguyễn Tấn Dũng, một người chưa đủ tiêu chuẩn và đã thất bại trong cuộc bầu cử dành chiếc ghế đại biểu tham dự đại hội đảng, chỉ là một quan sát viên hay là một thành phần đại biểu “chui/lậu” tham dự đại hội đảng XI mà lại được bầu vào làm ủy viên dự khuyết ban chấp hành trung ương. Sự kiện này đã xé nát tất cả điều lệ, kỷ cương và thông lệ đại hội đảng csvn từ trước cho đến nay.
3)- Nguyễn Xuân Anh, con của Nguyễn Văn Chi, mới vào đảng 5 năm, trừ đi một năm dự bị, như vậy chỉ có bốn năm chính thức làm đảng viên. Một con người ngồi chưa mòn hết một cái quần lót ở các cuộc họp chi bộ, thế mà đã nhảy tót vào thẳng vào ban chấp hành trung ương. Ðiều này, một lần nữa chứng mình rằng chỉ một lần cơ cấu hơn cả một cuộc đời phấn đấu trong đảng.

Nhìn vào sự kiện này, một đảng viên lão làng hưu trí đã chua chát nói rằng “Thời gian vào đảng của thằng nhóc con, Nguyễn Xuân Anh trở thành ủy viên trung ương đảng còn thua thời gian tao đi “ỉa” tại các cuộc họp chi bộ gom lại”.
Ðây là một nhận định có thể là phiến diện và quá hiện thực, thế nhưng nhìn một góc cạnh nào đó thì đây chính là một cuộc nổi loạn trong lòng đảng từ trước tới nay tất cả đảng viên phải sắp hàng thăng tiến theo tiến trình lão hóa của mỗi người, thằng sau muốn tiến nhanh, thì bắt buộc phải tìm cách đốn thằng trên trước bằng mọi giá.
Ba tên Tuấn, Nghị, Anh chính là ba hình thái phá bỏ quy lệ đảng hay nói một cách khác chính xác hơn là bộ chính trị đã bật đèn xanh trong đại hội đảng XI tạo ra những ngòi nổ cho một cuộc cách mạng trong lòng đảng csvn sắp đến.
Sự phấn đấu và thành tích công hiến cho lý tưởng không còn là tiêu chuẩn thăng tiến trong đảng mà chỉ còn là dòng máu đỏ mới là tiêu chỉ để nắm vai trò lảnh đạo trong đảng. Mọi sự ăn mày quá khứ hay sự tôn vinh quá khứ hữu công trong cuộc chiến nhằm duy trì sự lảnh đạo đất nước sẽ không còn giá trị, mà thay thế vào đó là con đường độc tài được kế thừa theo dòng máu đỏ của giới chóp bu chứ không phải là của toàn đảng csvn.

II/- Ðối với đa số đảng viên cs thầm lặng

Một thực tế không ai có thể chối cãi rằng sự kiện tăng dần số đảng viên thầm lặng đã thức tỉnh và thấy rõ con đường đi lên Xã Hội Chủ Nghĩa là không tưởng, đảng csvn hiện giờ chỉ là cái vỏ hay là một cái xác chết chưa chôn, đang đợi ngày tẩm liệm. Thế nhưng chưa có ai đứng ra khai tử nó để không trở thành một kẽ “tử vì đạo” một cách vô nghĩa, hay là một kẽ cầm đèn chạy trước ô tô.
Với bao áp lực đè nặng trên vai, nhiều đảng viên cọng sản thầm lặng chưa thể nói lên chính kiến của mình một cách công khai trước bất công, xảo trá, tham nhũng và bội phản hiện nay, thế nhưng nếu có một nơi riêng tư và an toàn nào đó, họ không ngần ngại nói ra cảm nghĩ chân thật của mình là mong muốn có một sự đổi thay bằng một cuộc cách mạng ôn hòa, không đổ máu để họ sống thật với chính mình với dân tộc và quê hương. Vi Ðức Hồi lãnh án tù bởi nói lên sự thật, thể hiện của một lối thoát tích cực.
Ngoài ra có một lối thoát tiêu cực khác là đa số cán bộ đảng viên đã cho con em của mình di du học tại các nước tư bản bằng mọi giá thay vì đi du học tại thiên đường cọng sản Trung Quốc.

III/- Những nhà dân chủ, trí thức phản biện, dân oan

Tất cả đều mong muốn có một sự đổi thay chính trị tại Việt Nam bằng con đường bất bạo động, hay nói cụ thể hơn nữa là một cuộc cách mạng nếu có xảy ra chính là một nhu cầu cũng là một mơ ước để rút ngắn đoạn đường dài phải trải qua cho một tiến trình tự do, dân chủ hóa đất nước Việt Nam.
Tóm lại có thể kết luận mà không sợ sai lầm rằng Việt Nam đang có một nhu cầu bức thiết để làm một cuộc cách mạng tận gốc rễ, ngay cả chính trong lòng đảng csvn. Thế nhưng từ vị thế đứng của mỗi người sẽ thực hiện một cuộc cách mạng với nội dung và mục đích hoàn toàn khác nhau;

1)- Giới lãnh đao đảng Cộng Sản Việt Nam: đang từng bước làm một cuộc cách mạng âm thầm trong lòng đảng để đổi thay tận gốc rễ những chế định lỗi thời ràng buộc những người trong thế hệ chiến tranh đó là: tính kế thừa và ổn định, hoàn toàn trái ngước với định chế thời bình, nhất là trong thời đại thông tin không biên giới đó là: Phát triển, sáng tạo và đổi mới không ngừng. Chỉ có tuổi trẻ mới có thể có năng lực thực hiện điều này.
Mục đích duy nhất của cuộc cách mạng (?) này là cho dù đổi mới hay cách mạng như thế nào đi nữa đảng vẫn phải tiếp tục duy trì sự lảnh đạo toàn diện trên đất nước bằng đôc tài, toàn trị qua các hạt giống đỏ bất chấp mọi thủ đoạn, mọi qui ước. Như vậy mọi tiến trình cách mạng phải nằm trong bài bản và sự kiểm soát chặt chẽ của đảng.
2)- Những đối tượng còn lại trong và ngoài đảng mong muốn muốn cuộc cách mạng với mục đích lật đổ sự lãnh đạo của đảng để đem lại tư do và dân chủ cho đất nước, nơi đó mọi người có đều cơ hội thăng tiến đồng đều không phải bằng một tấm thẻ đỏ.
Hai mục tiêu của cuộc cách mạng hoàn toàn tương phản nhau, và phương cách thực hiện cũng khác nhau, thế nhưng không thể không xảy ra trong thời gian sắp tới.
Ai sẽ là người chủ động nắm được thời cơ để đạt được thắng lợi sau cùng đó mới là vấn đề đáng quan tâm.

Trở lại với tác giả Kami đã chứng minh trong bài viết “Vì sao chưa thể có một biến cố như Tunisia ở Việt Nam” bằng những lý do sau:
1. Sai lầm chung về truyền thông khi nghĩ rằng nếu có tự do thông tin là đủ và sẽ có cách mạng
2. Một cuộc cách mạng màu sắc nhằm thay đổi chế độ hiện tại ở Việt Nam chưa là nhu cầu bức thiết của đa số quần chúng
3. Công tác tổ chức xây dựng, tổ chức lực lượng nòng cốt trong nước của các tổ chức hội đoàn chính trị, tôn giáo không được chú ý coi trọng về bề rộng và bề sâu.
4.    Thiếu một Mặt trận liên minh đoàn kết dân tộc để đoàn kết và thu hút quần chúng người Việt Nam trong và ngoài nước làm trung tâm lãnh đạo.
5. Chưa phân biệt rõ nhiệm vụ và chức năng giữa truyền thông của các bên

Qua bài viết trên, tác giả Kami đã để lộ một nhược điểm là chưa thuộc nhuần nhuyễn những bài học của cuộc cách mạng ở Tunisia. Những điều tác giả Kami trình bày hoàn toàn đúng theo lý thuyết kinh điển của một cuộc cách mạng phải hội tụ bốn yếu tố chính:
- Lãnh đạo
- Tổ chức theo một lý tưởng, một lý thuyết kinh điển nào đó.
- Nhu cầu của một cuộc cách mạng
- Khối quần chúng
Thế nhưng tìm hiểu kỹ những bài học rút ra từ các cuộc cách mạng ở Tunisia và Ai Cập cho thấy hoàn toàn tương phản. Các cuộc cách mạng ở đây không thấy bóng dáng lãnh tụ, quyền lực của một tổ chức, không có lý thuyết kinh điển, cũng không ai chứng minh được là có một nhu cầu cách mạng ở các đất nước này. Chỉ thấy có một điều duy nhất là lực lượng quần chúng với sức mạnh thông tin toàn cầu đó là hệ thống internet. Như vậy có thể nói đây là một cuộc cách mạng đã cách mạng chính ngay cả trong lý thuyết kinh điển của các cuộc cách mạng từ trước tới nay.

Nếu so sánh Việt Nam và Tunisia, thì Việt Nam có đủ điều kiện làm một cuộc cách mạng hơn cả Tunisia, vì Việt Nam đã có nhu cầu để làm một cuộc cách mạng như đã chứng minh trên, có thể tập hợp quần chúng dễ dàng nhìn những hình ảnh dân oan biểu tình, dân oan tôn giáo đòi đất nhà thờ hay chùa chiền đã chứng minh điều đó.
Câu hỏi còn lại đặt ra là khi nào? như thế nào? và ai là người khởi động?

Cuộc thi 2 X là một trong những nỗ lực để đưa nhu cầu trên trở thành hiện thực, đây là con đường ngắn có thể tính toán được hoàn toàn khác hẳn với đoạn đường dài vô định đưa lý thuyết đi vào hiện thực như tác giả Kami đã trình bày.
Cuộc thi 2X sẽ được bạch hóa đúng vào ngày 30 tháng 4 năm 2011.
2X không chủ trương hòa giải, cũng không cổ xúy hận thù hay bạo lực. Ðây là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng nhằm mục đích lật đổ “Sự lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Việt Nam” một cách công khai, hợp pháp và quyết liệt nhưng không phủ định sạch trơn toàn bộ đảng viên đảng csvn.

Ðiều này có thể gây tranh cãi và có thể gây nhiều ngộ nhận với bạn đọc. Chúng ta cần phân biệt rạch ròi:
* Lật đổ “sự lãnh đạo của đảng csvn” là vấn đề chung của toàn dân tộc muốn thoát ra khỏi sự độc tài toàn trị, áp bức, bất công.
* Ba triệu sáu đảng viên cs, cũng như ba triệu người “phản động, phản bội tổ quốc(?)”tại nước ngoài là một thực tế song hành cùng đất nước không ai có thể chối bỏ hay phủ định sạch trơn. Vấn đề đảng Cộng Sản “tồn tại hay không” là vấn đề nội bộ của những đảng viên cs. Thế nhưng một khi đảng csvn đã bị toàn dân tước đi quyền lãnh đạo, không còn vị trí đứng trong lòng dân tộc, tất yếu số phận của đảng csvn đã kết thúc, có cần thiết để quan tâm bàn cãi đến một cái xác chết chưa chôn hay không?

Ðến đây có người sẽ hỏi tại sao là ngày 30/4 mà không phải ngay bây giờ hay bất cứ ngày khác?
Trong cuốn “Ðỉnh cao chói lọi” của tác giả Dương Thu Hương tiết lộ rằng ông Hồ Chí Minh đã bức tử chính mình bằng cách rút dây chuyền dịch đúng vào ngày quốc khánh 2/9 để trù ẻo chế độ cộng sản sớm sụp đổ. Ðây chính là nguyên do, làm cho Lê Duẩn tức giận, tráo đổi ngày chết, biến ông Hồ Chí Minh làm con ma đói trong suốt 20 năm (xem thêm bài viết Hồ Chí Minh từng bị ba cái đói hành hạ).
Rất tiếc ngày 2/9 là ngày qui định riêng của đảng csvn theo nhu cầu chính trị, chứ không phải là ngày thực sự thay đổi toàn bộ cuộc đời dân tộc Việt Nam.
Chính ngày 30 tháng 4 mới là ngày định mệnh mà không người Việt Nam không biết, và cũng là ngày thức tỉnh toàn dân Việt Nam có cơ hội để so sánh sự tốt đẹp của hai chế độ Cộng sản Việt Nam và Tư bản tại Nam Việt Nam trước 1975.

Theo lý số, ngày 30 tháng 4 năm 2011 là ngày đưa đảng csvn lên đỉnh cao mà cũng chính là ngày khởi đầu cho suy thoái , thì đó chính là ngày khắc tinh của chế độ cộng sản Việt Nam,.
Vấn đề còn lại là các bạn đọc đã sẵn sàng đón chờ một cuộc cách mạng để đổi thay cuộc đời hay chưa, có chấp nhận dấn thân đồng hành với 2X hay không? Tương lai đang chờ ở phía trước.
Dân tộc Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối đường hầm Cộng sản chân trời sáng bắt đầu ló dạng.

© Đàn Chim Việt

----------------------------------


Bài viết tham khảo:
.
.
.

No comments: