Tuesday, February 1, 2011

ƯỚC MƠ VỀ VIỆT NAM, NHÂN BIẾN CỐ TUNISIA - AI CẬP (Hoàng Thị Vân, SJ)

(02/01/2011)
Xuống đường chống độc tài ở Ai Cập...
Những ngày sôi động ở Tunisia, Egypt, Yemen khiến tôi cứ ước mơ về Việt Nam, ước mơ những đòi hỏi thay đổi xã hội cũng sẽ xãy ra vào ngày mai, ngày mốt. Những sinh viên học sinh sẽ xuống đường, những công nhân, nông dân sẽ nối gót và người người sẽ theo bước chân họ cùng xuống đường. Xuống đường để bày tỏ lòng khao khác một đời sống tốt đẹp hơn, một chính quyền trong sáng, công bằng và thực sự lo cho dân, vì dân chứ không vì đảng và lợi lộc cho đảng.

Sinh viên trí thức đòi tự do dân chủ, công nhân đòi hỏi công bằng, chống bất công, bốc lột sức lao động, nhân dân chống tham nhũng, chống chính quyền bao che lẫn nhau làm giàu vô lương tâm, người nông dân chống quan chức lấy đất lấy ruộng vườn. Người người cương quyết không để công an đàn áp, không để quân đội theo chính quyền hại dân, kêu gọi họ quay súng trở về với nhân dân. Kêu gọi người đảng viên có lòng với đất nước với nhân dân hãy hỗ lực tiếp tay.

Những ước mơ cứ sôi động tưởng có thể thành hiện thực khi theo dỏi tin tức hàng giờ của người dân các quốc gia bên bờ Địa trung hải đang xuống đường kêu gào thay đổi.

Tại sao không, Việt Nam ơi! Áp bức đã nhiều rồi, bất công đã nhiều rồi. Một dân tộc có tiếng cần cù, nhẫn nại, số lao động trẻ trung, sao cứ chịu bao nghèo khó, bất công… Hơn 65 năm cầm quyền, chế độ cai trị của đảng CSVN đã chứng tỏ sự bất tài, tham nhũng từ chính phủ xuống địa phương, quan lại chính quyền tiếm lợi bằng bạc triệu đô la Mỹ trong khi họ “chủ trương tăng lợi tức bình quân quốc gia lên 2.000 đô-la một năm trong năm tới” (?). Rõ ràng là sự giàu nghèo quá chênh lệch. Nước Nam Hàn chỉ cần 30 năm sau khi được có dân chủ đã phát triễn giàu mạnh, người dân tự tin ngửng mặt với thế giới. Những Samsung, Hyundai, LG đang dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, đang dần thay đổi tiếng tăm của Sony, Hitachi…của Nhật Bản.

Có phải vì chính quyền bám víu, chia nhau quyền lực, để tham nhũng vô giới hạn, làm giàu trên nỗi khổ của nhân dân, bằng những “quy hoạch” hầu tiếm ruộng tiếm vườn? Lấy tiền bỏ túi riêng, để cho hàng ngàn hàng vạn người dân phải mất nhà mất đất một cách tức tưởi? Đi thưa kiện ư? Bao nhiêu năm rồi vẫn còn đó bao dân oan, vẫn còn đó bao nỗi oan sai, đàn áp.

Có phải vì chính quyền độc tài đảng trị, như Tunisia, như Ai-Cập để cai trị nhân dân, không cho người trí thức được phép lên tiếng đóng góp cho đất nước, không cho người  trí thức được tự do bày tỏ quan điểm trên truyền thông báo chí nhà nước, không cho người sinh viên xuống đường bày tỏ lòng yêu nước? Lên tiếng ư? Bày tỏ ư? Sinh viên sẽ bị trù dập, bị đuổi học, gia đình sẽ bị sách nhiễu, người trí thức bị ngăn cách, bị dập tắc tiếng nói qua những nghị quyết được vội vã ban hành bởi chính phủ để có cớ chính thức bóp nghẹt tiếng nói của trí thức. Cuối cùng, sinh viên và trí thức chỉ có thể trút bỏ những trăn trở suy tư cho đất nước trên blogs, website “lề trái” một cách lén lút.

Có phải vì chính quyền bao che lẫn nhau, tạo “dự án” để đi xin viện trợ, đi vay nợ hầu có cớ tham nhũng? Có phải vì quan lại địa phương ăn hối lộ, móc ngoặc với tư bản làm giàu cho cá nhân mà bóc lột sức lao động và bỏ quên quyền lợi của người công nhân? Để công nhân chịu bao thiệt thòi, lương không đủ sống. Để nhân dân mang những món nợ khổng lồ mà thế hệ con cháu sẽ phải trả. Số nợ đáo hạn 26 tỷ hiện nay không có tiền trả phải xin gia hạn. Ngân khoản quốc gia thì ngày càng thâm thủng. Một đất nước mà số dự trữ chỉ đủ nhập cảng hàng hóa trong vòng 8 tuần lễ thì làm sao có triễn vọng đưa đời sống nhân dân ra khỏi mức nghèo khó?http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110121_vietnam_dollar.shtml  .

Có phải vì chính quyền muốn ngu dân bằng kiểm soát truyền thông, viễn thông, chỉ thị nhà báo viết theo lề lối đảng. Nhân dân chỉ được thông tin những điều thiếu trung thực vì phải theo chủ trương chính sách đảng, đó tức là kiểm soát món ăn tinh thần của nhân dân, đó là kiểm soát quyền tự do làm tin của người làm báo. Phản biện ư? Nhà báo “lạm dụng tự do dân chủ, thông tin làm hại nền an ninh quốc gia” cho nên bị đi tù, bị đe dọa, bị bức hại. Nhân dân có “tư tưởng phản động”, sẽ bị trù dập.

Phải thay đổi, Việt Nam ơi! Phải được quyền có cuộc sống công bằng, phải được có miếng cơm manh áo bằng sức lao động trên mảnh đất ruộng vườn của mình. Phải được quyền tự do lên tiếng nói để đóng góp cho đất nước.
Người trí thức, sinh viên học sinh ơi…Hãy vượt qua sợ hãi để đòi hỏi chính quyền trả lại quyền làm người căn bản.
Người nông dân công nhân ơi…Hãy đứng lên đòi cơm no áo ấm, đòi công bằng, chống tham nhũng bất công để bảo vệ quyền lao động.

Vì,
Không có cường quyền hay chế độ độc tài nào có khả năng hiện hữu mãi mãi. Đã có những cuộc cách mạng chấm dứt chế độ Cộng sản trị bên Đông Âu, những cuộc xuống đường do nhân dân tự phát ở Tunisia, Ai-Cập, …và có mấy triệu người Việt sống khắp nơi trên thế giới. Tất cả sẽ đứng bên nhân dân, đứng bên Việt Nam để cùng ủng hộ và bảo vệ sự đòi hỏi công bằng, nhân bản cho nhân dân và cho đất nước Việt Nam. Như hàng ngàn người dân Ai Cập trên nước Mỹ đã đồng tình xuống đường ủng hộ nhân dân họ, kêu gọi thế giới tự do hãy ủng hộ nhân dân Ai Cập, kêu gọi tổng thống độc tài hãy trao quyền lại cho người dân.

Nhưng ước mơ khẩn cấp nhất, cuộc xuống đường ngày mai của Việt Nam sẽ diễn ra êm đềm, như cuộc cách mạng nhung của Tiệp, của Ba Lan, của Tunisia….vì Việt Nam đã quá nhiều đau khổ suốt bao chục năm qua, từ chiến tranh cho tới nền đảng trị của cộng sản. Cuộc xuống đường của Việt Nam sẽ không có đổ máu, không có hận thù, người công an sẽ nhập cuộc, quân đội sẽ buông súng về với nhân dân, đảng viên CS sẽ bắt tay nhau cùng xuống đường đòi thay đổi. Cuộc xuống đường của Việt Nam sẽ là cuộc cách mạng dân tộc, để chấm dứt cái chủ nghĩa lỗi thời mà đảng CSVN đang cố bấu víu, hoang tưởng.

Khi cuộc xuống đường đã thành công, Việt Nam sẽ có dân chủ.  Bao triệu nhân tài trong và ngoài nước sẽ xây dựng lại đất nước. Việt Nam chắc chắn sẽ có ngày mai tươi đẹp. Ước mơ về Việt Nam, như thế chắc chắn sẽ thành hiện thực.

30 tháng 1, 2011
Hoàng Thị Vân, SJ.
.
.
.

No comments: