20/02/2011
Từ cái chết uất hận của kỹ sư Phạm Thành Sơn tại Đà Nẵng chúng ta tưởng niệm Mohamed Bouazizi
Tarek Al-Tayyib Ibn Mohamed Bouazizi, còn được gọi là Mohamed Bouazizi, là một thanh niên 26 tuổi vào năm 2011. Anh sinh ra và lớn lên ở Sidi Bouzid, một thành phố nhỏ và cũng là thủ đô của một tiểu bang cùng tên ở phía bắc nước Tunisia. Ở Sidi Bouzid, tỷ lệ thất nghiệp lên đến 30%….
Do đó, bố anh đã tha huơng cầu thực, lao động trong ngành xây dựng ở Lybia, một nước láng giềng. Làm việc nặng nhọc, ăn uống thất thường, bố anh đã chết vì tai biến tim khi anh vừa mới lên ba. Mẹ anh tái giá với một người em của bố anh. Ông chú/bố ghẻ mới này vì hay đau ốm đã không có thu nhập đều. Là người con trai cả trong một gia đình có sáu người con, anh sớm phải bỏ học, đi làm việc kiếm thêm tiền giúp bố mẹ ngay từ lúc mới lên muời.
Anh là một người bán hàng rong. Lúc đầu, anh đẩy một chiếc xe cút kít chất đầy rau cải tươi và trái cây và chào hàng trên các đường phố Sidi Bouzid. Những năm tháng sau này, anh mua được một chiếc xe kéo tay lớn hơn và có khả năng giúp anh bán được nhiều hơn. Anh bán hàng trong sự hạch sách và đe dọa thường trực của các lực lượng công an cảnh sát thành phố. Nhiều lần, toàn bộ rau cải tươi và trái cây trên chiếc xe cút kít èo uột đã bị tịch thu. Lý do chính thức là anh đã bán hàng rong không có giấy phép. Lý do đích thực là anh đã không có tiền hối lộ các nhân viên công lực. Dù rằng, theo ông Giám Đốc Sở Quản Lý Lao Động Và Các Nghề Tự Do của thành phố, nhà nước không hề đòi hỏi phải có giấy phép mới được bán hàng rong.
Ngày 17 tháng 12 năm 2010 là một ngày định mệnh. Buổi sáng ngày đó, anh đã mua chịu rau cải và trái cây trị giá khoảng 200 USD – một số tiền lớn đối với đa số cư dân thành phố Sidi Bouzid. Anh muốn bán hết mớ rau cải và trái cây này để kiếm nhiều tiền lời hơn, trả được tiền học cho em gái, và dành dụm chút ít để từ từ thục hiện uớc mơ lớn nhất đời anh, là mua một xe thùng có thể chuyên chỡ và bán nhiều hàng hơn. Anh vừa tìm đuợc chổ đậu tốt cho xe kéo, vừa bày hàng xong, thì bà F. Hamdi, 45 tuổi, một nhân viên công lực của thành phố xuất hiện. Bà Hamdi ra lệnh tịch thu toàn bộ rau cải và trái cây của anh vì tội danh buôn bán hàng rong không giấy phép. Nói là làm, bà và hai cọng sự viên ném rau cải và trái cây trên xe kéo, và cả cái cân điện tử cũa anh, tung tóe xuống mặt đường. Nhưng làm như thế vẫn chưa đủ. Bà Hamdi còn đích thân tát vào mặt anh, khạc nước miếng vào mặt anh, và mắng nhiếc xúc phạm đến cả bố anh, một người đã quá cố. Hai vị cọng sự viên của bà có mặt tại đó cũng đã xúm lại giúp bà thẳng tay đánh đập anh. Không ai biết anh đã có thương tích trên người gì sau trận đòn hội chợ đó. Không ai biết anh đã nghĩ gì sau sự cố đầy bi thương và nhục nhã đó. Chỉ biết, trong vòng một, hay hai giờ sau,vào lúc 11:30 sáng, sau khi anh đã đến công thự nơi làm việc cũa ngài Thống Đốc bang Sidi Bouzid, sau khi anh đã đòi người ta cho anh gặp ông ta để khiếu nại, và sau khi anh đã bị đuổi ra vì không ai chịu tiếp anh, anh đã mang một thùng xăng (có nguồn nói là hai thùng nhỏ chứa dầu làm loãng sơn), tưới hết xăng trong thùng vào mình, đứng thẳng trên lề đường ngay trước cỗng chính vào công thự đó, và bật lên một ngọn lửa.
Anh chết sau 18 ngày hấp hối vì bị cháy toàn thân vào lúc 5:30 chiều thứ Ba ngày 4 tháng Giêng 2011. Theo tục lệ Hồi Giáo, anh đuợc chôn cất ngay vào ngày hôm sau. Một đám đông trên năm ngàn người tham dự cuộc tuần hành tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng tại nghĩa trang Garaat Bennour cách Sidi Bouzid mười dặm. Từ trong đám đông đó, đã vang lên tiếng hát: ”Vĩnh biệt anh, Mohamed! Chúng tôi sẽ trả thù cho anh! Hôm nay chúng tôi khóc anh. Ngày mai, chúng tôi sẽ làm cho chúng khóc, những kẽ đã hại anh chết!
”Tiếng hát đó nay đã trở thành hiện thực.
Vào ngày 13 tháng Giêng 2011, sau từng loạt từng loạt biểu tình tại thủ đô và nhiều tỉnh lớn cửa Tunisia, với sự tham gia của hàng chục ngàn người khích động bởi cái chết thương tâm của anh, ông Zine El Abidine Ben Ali, 75 tuổi, tổng thống thứ nhì của Tunisia từ năm 1987, đã đột ngột tháo chạy cùng gia đình tới Saudi Arabia. Theo nguồn tin tình báo Pháp, họ đã ra đi với 1.4 tấn vàng trị giá 45 triệu Euro được rút ra một cách bất hợp pháp từ Ngân Hàng Quốc Gia Tunisia(2). Vào ngày 15 thánh Giêng 2011, với sự hỗ trợ của Tòa Án Hiến Pháp Tunisia, ông Fouad Mebazaa, đương kim Chủ Tịch Nghị Viện, tuyên thệ nhậm chức tổng thống lâm thời. Ông ta sẽ có từ 45 đến 60 ngày để tổ chức một cuộc tổng tuyển cử bầu chọn một tỗng thống mới cho Tunisia.(3)
Zine El Abidine Ben Ali(4), thường được biết là Ben Ali, là một cựu sĩ quan trong quân đội Tunisia từ thời nước này là một thuộc địa Pháp. Ông đã tốt nghiệp các trường huấn luyện sĩ quan Saint-Cyr và Pháo Binh Chalon-sur-Marne danh tiếng của Pháp, và trường Tình Báo Quân Sự Cao Cấp của Mỹ ở bang Maryland. Ông đã từng làm Tổng Giám Đốc An Ninh Quốc Gia của Tunisia trước khi lên chức Bộ Trưởng Nội Vụ trong chính phủ Habib Bourguiba, vị tổng thống đầu tiên của Tunisia sau ngày Pháp trao trả độc lập. Từ chức vụ này, và lợi dụng thời cơ tổng thống Habib Bourguiba sức khỏe yếu kém và các nhóm Hồi Giáo cực đoan đang đe dọa cướp chính quyền, Ben Ali đã dàn dựng thành công một cuộc cách mạng không đổ máu, loại trừ được Habib Bourguiba, và bước lên ghế tổng thống. Nắm chặt bộ máy cảnh sát công an và nội vụ, ông đã “tái đắc cử” tổng thống năm lần, và liên tục cai trị với một bàn tay sắt nước Tunisia trên 24 năm. Ông đã thẳng tay đàn áp đối lập và giới hạn các tự do cơ bản của người dân. Vì kiên định trong chính sách đối ngoại thân Tây Phương chống khối cọng sản và chính sách đối nội chống Hồi Giáo cực đoan, ông đã được Tây Phương tích cực hỗ trợ về mặt chính trị đối nội cũng như đối ngoại,và viện trợ dồi dào về các mặt kinh tế, an ninh nội chính, và quân sự.
Tuy nhiên, một trong những thành tựu lớn nhất của Ben Ali cùng với đại gia đình của ông ta là đã tạo dựng đuợc một tài sản khổng lồ mà cho đến ngày hôm nay vẫn chưa ai có thể định giá chính xác được. Đài BBC đã tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn và liệt kê tài sản của Ben Ali và gia đình trong bảng tổng kết trình bày ở dưới(5) , và đã đi đến kết luận là ông ta và gia đình có khả năng kiễm soát được từ 30% đến 40% toàn bộ nền kinh tế Tunisia, một nước 10 triệu dân với Tổng Sản Lượng Quốc Gia là USD 39.561 tỷ vào năm 2009.
.
.
.
.
.
.
No comments:
Post a Comment