Việt Nguyên
Wednesday, February 02, 2011
LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại Houston.
Cuối năm Canh Dần, Chủ tịch nhà nước CS Trung Quốc Hồ Cẩm Đào viếng thăm Hoa Kỳ. Một lần nữa, Đông và Tây không gặp nhau. Các cựu Tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm các nước bạn và thù theo lời yêu cầu của tân tổng thống ngược lại Chủ tịch nhà nước CS sắp hết hạn cầm quyền đi thăm Hoa Kỳ để dọn đường cho tân Hoàng Đế Tập Cận Bình năm 2012.
Cuộc họp mặt giữa TT Barack Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã thành công trên quan điểm “nhất trí không đồng ý”. Ngoài việc buôn bán 45 tỷ Mỹ kim vũ khí, phi cơ, số tiền rất nhỏ so với cán cân mậu dịch bất quân bình được TT Obama khoe sẽ đem đến 250,000 việc làm cho dân Mỹ để xoa dịu nỗi lo ngại về sự phát triển quốc phòng của Trung Cộng như phi cơ Stealth F20 thử nghiệp ngày 11//1/2011 khi ông Bộ trưởng Quốc Phòng Bob Gates đến Bắc Kinh, ông Obama và ông Hồ Cẩm đào tiếp tục cuộc nói chuyện “ông nói gà bà nói vịt”. Ông Obama nói về nhân quyền, về tư tưởng “chủ nghĩa xã hội với định hướng thị trường tự do” có hại cho nhân loại, độc ác, giết người, hàng giả hàng nhái, ăn cắp tài sản trí tuệ, ăn cắp phát minh còn ông Hồ cẩm Đào nói về luật lệ riêng biệt cho mỗi nước, nhấn mạnh “không can thiệp vào nội tình các nước” và cũng như các lãnh tụ CS khác, khi không còn cầm quyền ông HCĐ mới dám đề cập đến Dân Chủ.
Vẫn là bài bản “hợp tác” đồng nghĩa với “bất hợp tác” như giọng điệu của thủ tướng Ôn Gia Bảo trong chuyến viếng thăm vào mùa hè nhưng kỳ này đặc biệt là giọng diệu rao bán bài bản “xã hội hài hòa” của ông Hồ Cẩm Đào với chuyến viếng thăm Viện Khổng Tử ở Chicago, học viện lớn nhất thế giới.
Xã hội hài hòa ở Trung Hoa
Ông Hồ Cẩm Đào nói đúng một điều, Trung Hoa là một nước đang phát triển. Người Mỹ thường hay đánh giá cao đối thủ như họ đã đánh giá Nhật thập niên 1980. Kinh tế Trung Hoa vượt lên Nhật, đứng hàng thứ nhì trên thế giới nhưng không có nghĩa Trung Hoa là nước giầu thứ nhì trên thế giới. Tính trên lợi tức mỗi đầu người so với tổng sản lượng quốc gia, lợi tức người Trung Hoa hiện nay là 6,600 Mỹ kim chỉ đứng trên nước đang phát triển thế giới thứ ba là Namibia ở Nam Phi. Sự giầu có tập trung ở thủ đô và đô thị. Tài sản nằm trong tay cán bộ cao cấp qua các công ty quốc doanh đầu tư. Thế giới nhìn qua những sự tiến bộ về xe lửa điện chạy nhanh nhất, máy điện toán nhanh nhất, tầu ngầm nguyên tử và máy bay stealth mà không thấy những gì đảng CSTQ cố tình dấu diếm.
Cái xã hội hài hòa từ thời Giang Trạch Dân không quyến rũ được di dân, người ta chưa thấy có một phong trào di dân nào đi về hướng Trung Quốc như di dân đến Hoa Kỳ. Các thành phố tối tân được xây cất, thôn quê bị bỏ quên. Những người như ông Peter Hessler, lái xe xuyên qua Trung Hoa để tìm hiểu, đi qua các làng đang chết, thôn xóm làng mạc với những căn bản truyền thống đang chết. Những giá trị cổ truyền như “sống lương thiện” và “tin cậy lẫn nhau” không còn thấy khi dân đã đổ về thành thị. Những kế hoạch xây cất, như đập nước, đã đẩy dân ra khỏi nơi chôn nhau cắt rún, đời sống bị bật rễ, những tục lệ cổ truyền bị cấm đoán, ngay cả tục lệ quét mộ tổ tiên cũng bị đảng cấm. Người dân phải đi tìm một đời sống tinh thần, một lối thoát qua tôn giáo, Phật giáo và những đạo khác như Pháp Luân Công cho đến khi bị đảng CS đàn áp.
Cái xã hội hài hòa của một nước đang phát triển (kinh tế bằng 1/3 Hoa Kỳ) gây xáo trộn xã hội khiến đảng CSTQ lúc nào cũng sợ dân quê nổi loạn, thêm vào là những xáo trộn ngấm ngầm về tôn giáo, sắc dân và các thành phần chống đối chính trị vì nạn tham nhũng của cán bộ cộng sản.
Năm 1978 sau khi Đặng Tiểu Bình cải tổ kinh tế, Trung Hoa phải đối phó với nạn di dân trong nước lớn nhất trong lịch sử. Hơn 150 triệu người đổ về các thành phố lớn đi kiếm việc làm, 60 triệu trẻ em phải rời xa cha mẹ. Cách biệt giầu nghèo càng ngày càng tăng, không khí cạnh tranh tàn nhẫn từ trường học đến xã hội. Hàng trăm trường cao đẳng mở ra khắp nước, số người tốt nghiệp cao hơn nhu cầu kinh tế, các sinh viên có bằng cử nhân không kiếm được việc làm còn phải cạnh tranh với bằng tiến sĩ giả của cán bộ lãnh đạo. Tỷ lệ tự tử từ các công nhân, ở các hãng làm việc bị bóc lột, như hãng Foxconn làm điện thoại cho hãng Apple. Công nhân sống xa nhà, phải tiết kiệm, không vợ con, nhà nước không giúp đỡ, thiếu các tổ chức xã hội như ở Hoa Kỳ. Cơ quan truyền thông Nhà nước cố tình giấu diếm các tin xấu như mùa hè qua, nạn tự tử và giết người hàng loạt đã xẩy ra ở Bắc Kinh vì các công nhân đứng tuổi gặp khó khăn về gia đình và tài chánh. Những người bị bịnh tinh thần này đã giết các trẻ em trong các trường học, giết các chủ đất. Chánh quyền Trung cộng tự hào có biện pháp kiểm soát súng đạn không như ở Mỹ nhưng họ đã bối rối vì những kẻ sát nhân đã dùng búa, đục để giết các trẻ em. Những vụ bạo động này gây sôi nổi vì Trung Hoa có chánh sách một con nên cha mẹ xúc động hơn là những vụ tự tử ở các hãng xưởng. Năm 2010, báo y khoa có uy tín trên thế giới xuất bản ở Anh, tờ Lancet cho thấy một trên năm người ở Trung Hoa bị bịnh tâm thần. Tự tử là nguyên nhân tử vong đứng đầu trong giới trẻ. Kinh tế phát triển không đi đôi với cải tổ chính trị và xã hội đưa đến các tệ trạng vỡ nợ, ngoại tình, cờ bạc cộng với nạn thất nghiệp và chi phí y tế cao đã khiến người Trung Hoa cảm thấy cô đơn trong 1.3 tỷ người. Càng giầu gia đình càng đổ vỡ, “triệu người giầu, triệu thù hận” là một thành ngữ mới của dân Trung Hoa. Dân phải chật vật, đấu tranh với chánh quyền giữa “phát triển và làm bằng” hàng trăm ngàn căn nhà bị giải tỏa, dân bị chiếm đất, cố bám vào đất để được bồi thường hên xui may rủi như một canh bài (demolition roulette).
Xã hội hài hòa ở Trung Hoa
Ông Hồ Cẩm Đào nói đúng một điều, Trung Hoa là một nước đang phát triển. Người Mỹ thường hay đánh giá cao đối thủ như họ đã đánh giá Nhật thập niên 1980. Kinh tế Trung Hoa vượt lên Nhật, đứng hàng thứ nhì trên thế giới nhưng không có nghĩa Trung Hoa là nước giầu thứ nhì trên thế giới. Tính trên lợi tức mỗi đầu người so với tổng sản lượng quốc gia, lợi tức người Trung Hoa hiện nay là 6,600 Mỹ kim chỉ đứng trên nước đang phát triển thế giới thứ ba là Namibia ở Nam Phi. Sự giầu có tập trung ở thủ đô và đô thị. Tài sản nằm trong tay cán bộ cao cấp qua các công ty quốc doanh đầu tư. Thế giới nhìn qua những sự tiến bộ về xe lửa điện chạy nhanh nhất, máy điện toán nhanh nhất, tầu ngầm nguyên tử và máy bay stealth mà không thấy những gì đảng CSTQ cố tình dấu diếm.
Cái xã hội hài hòa từ thời Giang Trạch Dân không quyến rũ được di dân, người ta chưa thấy có một phong trào di dân nào đi về hướng Trung Quốc như di dân đến Hoa Kỳ. Các thành phố tối tân được xây cất, thôn quê bị bỏ quên. Những người như ông Peter Hessler, lái xe xuyên qua Trung Hoa để tìm hiểu, đi qua các làng đang chết, thôn xóm làng mạc với những căn bản truyền thống đang chết. Những giá trị cổ truyền như “sống lương thiện” và “tin cậy lẫn nhau” không còn thấy khi dân đã đổ về thành thị. Những kế hoạch xây cất, như đập nước, đã đẩy dân ra khỏi nơi chôn nhau cắt rún, đời sống bị bật rễ, những tục lệ cổ truyền bị cấm đoán, ngay cả tục lệ quét mộ tổ tiên cũng bị đảng cấm. Người dân phải đi tìm một đời sống tinh thần, một lối thoát qua tôn giáo, Phật giáo và những đạo khác như Pháp Luân Công cho đến khi bị đảng CS đàn áp.
Cái xã hội hài hòa của một nước đang phát triển (kinh tế bằng 1/3 Hoa Kỳ) gây xáo trộn xã hội khiến đảng CSTQ lúc nào cũng sợ dân quê nổi loạn, thêm vào là những xáo trộn ngấm ngầm về tôn giáo, sắc dân và các thành phần chống đối chính trị vì nạn tham nhũng của cán bộ cộng sản.
Năm 1978 sau khi Đặng Tiểu Bình cải tổ kinh tế, Trung Hoa phải đối phó với nạn di dân trong nước lớn nhất trong lịch sử. Hơn 150 triệu người đổ về các thành phố lớn đi kiếm việc làm, 60 triệu trẻ em phải rời xa cha mẹ. Cách biệt giầu nghèo càng ngày càng tăng, không khí cạnh tranh tàn nhẫn từ trường học đến xã hội. Hàng trăm trường cao đẳng mở ra khắp nước, số người tốt nghiệp cao hơn nhu cầu kinh tế, các sinh viên có bằng cử nhân không kiếm được việc làm còn phải cạnh tranh với bằng tiến sĩ giả của cán bộ lãnh đạo. Tỷ lệ tự tử từ các công nhân, ở các hãng làm việc bị bóc lột, như hãng Foxconn làm điện thoại cho hãng Apple. Công nhân sống xa nhà, phải tiết kiệm, không vợ con, nhà nước không giúp đỡ, thiếu các tổ chức xã hội như ở Hoa Kỳ. Cơ quan truyền thông Nhà nước cố tình giấu diếm các tin xấu như mùa hè qua, nạn tự tử và giết người hàng loạt đã xẩy ra ở Bắc Kinh vì các công nhân đứng tuổi gặp khó khăn về gia đình và tài chánh. Những người bị bịnh tinh thần này đã giết các trẻ em trong các trường học, giết các chủ đất. Chánh quyền Trung cộng tự hào có biện pháp kiểm soát súng đạn không như ở Mỹ nhưng họ đã bối rối vì những kẻ sát nhân đã dùng búa, đục để giết các trẻ em. Những vụ bạo động này gây sôi nổi vì Trung Hoa có chánh sách một con nên cha mẹ xúc động hơn là những vụ tự tử ở các hãng xưởng. Năm 2010, báo y khoa có uy tín trên thế giới xuất bản ở Anh, tờ Lancet cho thấy một trên năm người ở Trung Hoa bị bịnh tâm thần. Tự tử là nguyên nhân tử vong đứng đầu trong giới trẻ. Kinh tế phát triển không đi đôi với cải tổ chính trị và xã hội đưa đến các tệ trạng vỡ nợ, ngoại tình, cờ bạc cộng với nạn thất nghiệp và chi phí y tế cao đã khiến người Trung Hoa cảm thấy cô đơn trong 1.3 tỷ người. Càng giầu gia đình càng đổ vỡ, “triệu người giầu, triệu thù hận” là một thành ngữ mới của dân Trung Hoa. Dân phải chật vật, đấu tranh với chánh quyền giữa “phát triển và làm bằng” hàng trăm ngàn căn nhà bị giải tỏa, dân bị chiếm đất, cố bám vào đất để được bồi thường hên xui may rủi như một canh bài (demolition roulette).
Cuốn sách của Amy Chua, bán chạy trong tuần Hồ Cẩm Đào đến Mỹ ca tụng sự giáo dục của các bà mẹ Trung Hoa, bắt các trẻ học, đặt nặng giáo dục từ nhà đến trường nhưng đằng sau là những mặt trái. Các sinh viên đại học Bắc Kinh dưới sức ép của cha mẹ có khi cả tháng không ăn, chỉ uống nước, không ngủ, sợ rớt khi đi thi Anh Văn để được đi Mỹ học. Họ muốn đi khỏi nước để tránh cái “xã hội hài hòa” trong đó dân không có tiếng nói, các vấn đề quốc gia hệ trọng đã được đảng lo, dân không được quyền nghi ngờ về chánh trị, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Các sinh viên tự hỏi thường trực về vai trò của họ trong xã hội cộng sản trước đây có nhiệm vụ “giải phóng thế giới” nay thình lình thay đổi “làm tiền, bám vào đồng tiền” thiếu những giá trị tinh thần cổ điển của người Trung Hoa. Cái nền chánh trị độc tài mà không có một nhà độc tài ra mặt của đảng CSTQ, điều khiển bởi các Ủy viên Trung ương trong Bộ chính trị, đã sợ hãi trước thách đố của dân tiếp tục biện minh bằng lý lẽ “đảng đang tiếp tục phát triển kinh tế để tăng mức sống cao cho dân” trong khi không tôn trọng giá trị của con ngườI, không khác lắm xã hội hài hòa của Mao Trạch Đông với Vệ binh đỏ năm 1968.
Ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 2010, đã cảnh cáo với thế giới Mao Trạch Đông là Hitler và các nhà cầm quyền CSTQ tiếp nối con đường Mao Trạch Đông. Tiếng nói đối lập bị dập tắt. Những nhà đối kháng như Lưu Hiểu Ba bị cầm tù. Năm 1975, người phụ nữ anh hùng trẻ tuổi Giang Di Tân chống đối tư tưởng Mao bị xử tử hình; để chắc chắn cô không hô to những tiếng tự do dân chủ trước khi bị xử tử, công an đã cắt hai dây thanh quản ở cổ của cô. Những hình phạt cho những người chống đối như vậy vẫn tiếp tục dành cho tù nhân nhân quyền, những người chống đối ở Thiên An Môn và đệ tử Pháp Luân Công. Người ta đã thất vọng khi TT Barack Obama, người đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 2009, đã quá nhã nhặn với Hồ Cẩm Đào khi đề cập đến nhân quyền.
Thế giới hài hòa của Trung Cộng
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho thấy sự tự tin của các nhà lãng đạo CSTQ sau khi kinh tế Trung Quốc lên hàng thứ nhì trên thế giới cùng với sự tự hào của chủ nghĩa quốc gia, một quốc gia không thuộc khối Tây phương bước vào hàng ngũ lãnh đạo thế giới. Họ cố tình khoe thành tích về “quyền lực mềm mỏng” của kinh tế để che đậy quyền lực quân sự đang bị Hoa Kỳ và thế giới chú ý.
Trong năm 2010, Trung Cộng đã diễu võ dương oai ở Biển Đông.
Tháng 3 năm 2010, Trung Cộng tuyên bố vùng Đông Á quan trọng cho quyền lợi của Trung Cộng giống như Tây Tạng và Đài Loan, dành quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tranh dành vùng hải đảo trong đó Việt Nam, Nam Dương, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei đều có phần chủ quyền mà trong những năm qua Trung Cộng đã thành công qua việc thương thuyết và ký hiệp định không bành trướng với khối ASEAN. Hải quân Trung Cộng đi tuần trên biển bắt ngư dân và tầu đánh cá của VN. Tháng 9, 2010, tầu Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Hoa khi tầu tuần của Trung Cộng đụng độ với hai tầu của Nhật. TrungCộng áp dụng chủ nghĩa quốc gia, xúi dục dân biểu tình chống Nhật. Ở Hội nghị các nước Đông Á ở Hà Nội ngày 29 tháng 10,2010, Trung Cộng đơn phương hủy bỏ cuộc họp mặt giữa hai thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nhật Naoto Kan.
Gần hơn một thập niên, Hoa Kỳ tập trung quân đội ở A Phú Hãn và Iraq, để vùng biển Đông và Trung Đông cho Trung Cộng thao túng nay Hoa Kỳ có cơ hội trở lại vùng Thái Bình Dương qua lời kêu gọi của Nhật, Ấn Độ, Nam Hàn và ngay cả Việt Nam.
Gần hơn một thập niên, Hoa Kỳ tập trung quân đội ở A Phú Hãn và Iraq, để vùng biển Đông và Trung Đông cho Trung Cộng thao túng nay Hoa Kỳ có cơ hội trở lại vùng Thái Bình Dương qua lời kêu gọi của Nhật, Ấn Độ, Nam Hàn và ngay cả Việt Nam.
Chánh quyền Singapore lên tiếng khuyến khích Hoa Kỳ trở lại ĐNÁ, ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng. Nhật đem Hải quân về phía nam. Nhật và Nam Hàn cộng tác, hai quốc gia dân chủ theo Khổng tử thật sự, nay trở thành kẻ thù của Xã hội hài hòa, thế giới hài hòa của Trung Cộng.
Đọc lại sử, chiêu bài “xã hội hài hòa” để thay thế hai chữ Cộng sản của đảng CSTQ đến từ nhà Nguyên ở thế kỷ thứ 13. Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn chiếm vùng Bắc Trung Hoa và các nước Trung Á tạo một đế quốc kéo dài từ Hàn Quốc đến Ba Lan. Vó ngựa quân Mông Cổ biến các thành phố, các nền văn minh trên đường tơ lụa và các quốc gia Trung Á thành bình địa. Mạc Tư Khoa, Kiev, Damacus rơi vào tay Mông Cổ, 800,000 dân thành Baghdad bị giết cùng với một triệu dân Trung Hoa ở Thành Đô. Thành phố lớn nhất thế giới lúc ấy, Merv, với một triệu 500 ngàn dân bị san bằng. Quân Mông Cổ không có văn minh và không cần chủ nghĩa. Năm 1260, Hốt Tất Liệt, cháu nội của thành Cát Tư Hãn lên ngôi xưng là Đại Hãn (Khan, Hãn có nghĩa là nhà cầm quyền vạn năng) vài trăm ngàn quân Mông Cổ cai trị đế quốc từ Trung Hoa, Hàn Quốc, Tây Tạng với hơn 10 triệu dân Hán. Để trở thành người Hán, Đại Hãn dời đô Khora Khorum từ Mông Cổ về Tây Đô (Bắc Kinh bây giờ) đổi tên thành Đại Đô. Năm 1271, Đại Hãn đặt tên triều đại mới là nhà Nguyên với nguyên có nghĩa là Nguồn. “Trở về Nguồn” có nghĩa là trở về với thời đại của Khổng Tử 500 năm trước Công Nguyên. Hốt Tất Liệt làm sống lại nghi thức triều đình kiểu Khổng Tử. Ngày trước Khổng Tử san định lại Kinh Xuân Thu thì nay Đại Hãn san định lại Khổng Tử ! Để cho thấy Đại Hãn là hoàng đế là thiên tử, là con trời, buộc dân Hán phải thần phục Đại Hãn. Khổng Tử của Đại Hãn hay của Hồ Cẩm Đào khác hẳn Khổng Tử dạy chữ Nhân Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Khổng Tử dậy Quân Quân Thần Thần, Phụ Phụ Tử Tử, vua ra vua, tôi ra tôi, con ra con thì thiên hạ thái bình sống hài hòa. Khổng Tử của đời nhà Nguyên và Cộng Sản là Khổng Tử dậy dân phải tuân phục vua hoàn toàn, không được chống đối. Giống như Bình gia, pháp gia dậy Vua có quyền tuyệt đối dưới vòm trời. Dân phải tuyệt đối phục tùng triều đình để có đoàn kết và ổn định. Quân Mông Cổ thiếu chủ thuyết nay dùng chủ thuyết Khổng Tử để cai trị dân Hán. Khổng Tử dạy: “Quân tử hòa nhi bất đồng” còn CS dạy dân sống hài hòa dưới sự cai trị sắt máu. Đại Hãn tăng cường quân đội, xem Trung Hoa là Trung Quốc, cái vốn của vũ trụ, lân bang phải phục tùng thiên triều. Nam man, Bắc rợ, các nước láng giềng bị xem là vô văn hóa. Hai điều đặc biệt của nhà Nguyên giống chế độ Cộng Sản hiện nay là người giầu họ không bị đóng thuế, họ được chia đất, giữ đất, giành đất, chia nhau đất và bờ biển. Điều thứ hai là hệ thống thi cử của Khổng Tử đặt ra để người nghèo, giai cấp cùng khổ có tài học giỏi có thể thi đậu tiến thân dựa trên kiến thức Tam tự Kinh, bị Hốt Tất Liệt bãi bỏ. Đại Hãn thiết lập hệ thống mới “tiến cử”, nếu có tài có bằng cấp mà không được tiến cử vào triều thì “con vua làm vua, con sãi ở chùa quét lá đa” giống hệt hệ thống quan hệ hiện nay với hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp cử nhân không có việc làm ở Trung Hoa. Học trò không còn được đánh giá cao bằng bằng cấp mà “bằng bị”, bằng quan hệ đến từ thời nhà Nguyên.
Chủ thuyết chánh trị của Nhà Nguyên vào thế kỷ thứ 13 cũng giông CSTQ: Tự Do Mậu Dịch nhưng không tôn trọng nhân quyền. Nói hòa đồng tôn giáo, Khổng, Phật, Lão (vợ của Đại Hãn theo Thiên chúa Giáo Nestorian) và Hồi Giáo cùng Manichean nhưng khi bị chống đối nhà Nguyên diệt đạo Hồi và đốt sách Lão giáo, san bằng các đền thờ Đạo Lão.
Nhà Nguyên lập ra hệ thống kiểm soát và kiểm tra dân qua các hộ nổi tiếng không triều đại nào so sánh được cho đến đời Mao. Nổi tiếng tàn ác nhưng quân Nguyên xử tử dân Hán ít hơn thời Mao Trạch Đông.
Tàn ác với các nước lân bang nhưng quân Nguyên thất bại ở Việt Nam, quân Mông Cổ chi giỏi trên sa mạc, dở ở rừng già và trên song nước. Hưng Đạo Vương đại thắng trên sông Bạch Đằng (trường đại học Texas AM công tác với đại học Hà Nội đang làm cuộc khảo cổ tìm những chiến thuyền Mông Cổ bị đắm vì cọc nhọn trên sông). Quân Mông Cổ với 900 chiến thuyền qua Nhật và Nam Dương, khi thắng đóng hàng trăm phụ nữ trần truồng phơi hai bên hông tầu nhưng 900 chiền thuyền bị Võ sĩ đạo Nhật và sóng thần Kamikaze đánh tan tành.
Sau Hốt Tất Liệt (chết năm 1294) trong 17 năm có 12 ông vua tiếp ngôi. Nhà Nguyên sập vì Trung Hoa đã bị thiên tai, trời lạnh chưa từng thấy xẩy đến được gọi là thời kỳ băng đá (little ice age) nạn đói xẩy ra mỗi hai năm, lụt lội, dịch cào cào châu chấu phá hủy mùa màng, động đất năm 1303 giết 1/2 triệu dân Trung Hoa, dịch đậu mùa, sốt thương hàn, dịch hạch (truyền qua đến Âu Châu từ bọ chuột trên núi Mông Cổ).
Từ Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào, các lãnh tụ CSTQ luôn bị ám ảnh về “xã hội hài hòa” nhưng họ quên mất “cái hài hòa của trời đất” cho nên chế độ của họ có lẽ rồi cũng sẽ chấm dứt bằng đại nạn thiên tai như Nhà Nguyên vào thế kỷ thứ 14?
Việt Nguyên
.
.
.
No comments:
Post a Comment